300 câu trắc nghiệm Pháp luật trong xây dựng
Với 300 câu trắc nghiệm Pháp luật trong xây dựng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát địa chất; Số liệu khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát; kiến nghị
B. Số liệu khảo sát; phân tích, Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị
C. Quy trình và phương pháp khảo sát, Số liệu giám sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát, kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị
D. Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát, số liệu khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát, kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị
-
Câu 2:
Trong công tác khảo sát xây dựng, chủ đầu tư có quyền nào sau đây?
A. Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng
B. Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện kinh nghiệm
C. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết
D. Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn khảo sát xây dựng
-
Câu 3:
Các nội dung sau, nội dung nào không phải nghĩa vụ của chủ đầu tư trong công tác khảo sát xây dựng?
A. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng
B. Cung cấp cho nhà sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác xây dựng công trình
C. Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc
D. Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật
-
Câu 4:
Trong công tác khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát có quyền nào sau đây không đúng quy định?
A. Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng
B. Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng
C. Yêu cầu đơn vị tư vấn và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của nhiệm vụ để thực hiện khảo sát xây dựng
D. Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng
-
Câu 5:
Trong công tác khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của luật khảo sat và hợp đồng giám sát xây dựng
B. Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do chủ đầu tư thực hiện
C. Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện nhiệm vụ ban đầu còn sai sót
D. Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng
-
Câu 6:
Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo các bước như sau?
A. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế theo các bước khác (nếu có)
B. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ hoàn công, thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ hoàn công, thiết kế theo các bước khác (nếu có)
C. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ cơ sở, thiết kế hai bước gồm thiết kế sơ bộ và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế theo các bước khác (nếu có)
D. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ sơ bộ, thiết kế hai bước gồm thiết kế sơ bộ và thiết kế cơ sở, thiết kế ba bước gồm thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế theo các bước khác (nếu có)
-
Câu 7:
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này
B. Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư
C. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình
D. Các câu a, b, c đúng
-
Câu 8:
Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ trong trường hợp nào sau đây?
A. Có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 150 m2 hoặc dưới 1 tầng hoặc có chiều cao dưới 10 mét
B. Có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 200 m2 hoặc dưới 2 tầng hoặc có chiều cao dưới 11 mét
C. Có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét
D. Có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 300 m2 hoặc dưới 4 tầng hoặc có chiều cao dưới 13 mét
-
Câu 9:
Trong việc thiết kế xây dựng, đơn vị nào có nghĩa vụ không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước?
A. Chủ đầu tư
B. Nhà thầu thiết kế
C. Người quyết định đầu tư
-
Câu 10:
Trong việc thiết kế xây dựng, đơn vị nào có nghĩa vụ xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
A. Chủ đầu tư
B. Nhà thầu thiết kế
C. Người quyết định đầu tư
D. Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
-
Câu 11:
Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình cần đáp mấy điều kiện:
A. 1 điều kiện
B. 2 điều kiện
C. 3 điều kiện
D. 4 điều kiện
-
Câu 12:
Trong việc thiết kế xây dựng, đơn vị nào có nghĩa vụ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng?
A. Chủ đầu tư
B. Nhà thầu thiết kế
C. Người quyết định đầu tư
D. Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
-
Câu 13:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng:
A. 4 điều kiện
B. 3 điều kiện
C. 2 điều kiện
D. 1 điều kiện
-
Câu 14:
Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
A. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng
B. Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
C. Câu a và b sai
D. Câu a và b đúng
-
Câu 15:
Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề:
A. hạng 4
B. hạng 1
C. hạng 2
D. hạng 1,2,3,4
-
Câu 16:
Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập:
A. Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề
B. Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề; Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện
C. Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện
D. Câu a và b sai
-
Câu 17:
Chứng chỉ hành nghề được phân thành:
A. 4 hạng
B. 1 hạng
C. 2 hạng
D. 3 hạng
-
Câu 18:
Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:
A. Bắt buộc phải được đào tạo qua trường lớp về xây dựng
B. Phải đăng ký kinh doanh hành nghề phù hợp theo quy định pháp luật
C. Phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp
D. Câu a, b đúng
-
Câu 19:
Thẩm quyền của Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
A. Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng 1,2,3,4
B. Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng 1,2,3
C. Không có thẩm quyền
D. Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng còn lại
-
Câu 20:
Cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam về xây dựng là:
A. Bộ xây dựng
B. Thủ tướng chính phủ
C. Chính phủ
D. Quốc hội
-
Câu 21:
Cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về xây dựng cao nhất tại Việt Nam:
A. Chính phủ
B. Thủ tướng chính phủ
C. Bộ xây dựng
D. Quốc hội
-
Câu 22:
Dịch quyền là một đối vật quyền có trên một:
A. Động sản
B. Bất động sản
C. Bất động sản và động sản
D. Nhà cửa, đất đai
-
Câu 23:
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia do:
A. Chính phủ tổ chức lập theo kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, giao Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
B. Chính phủ tổ chức lập theo kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, giao Bộ Khoa Học và Công Nghệ chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
C. Chính phủ tổ chức lập theo kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
D. Chính phủ tổ chức lập theo kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, giao Bộ Tài Chính chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
-
Câu 24:
Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nào sau đây không đúng?
A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước
B. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng
C. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng
D. Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của nhà nước
-
Câu 25:
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp Tỉnh do:
A. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
B. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất