470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản
Với hơn 470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Băng vai áp dụng kiểu băng nào?
A. Băng vòng tròn
B. Băng hồi quy
C. Băng số 8
D. Băng chữ nhân
-
Câu 2:
Trên một bệnh nhân có nhiều vết thương, nguyên tắc thay băng nào sau đây là SAI:
A. Từ trong ra ngoài
B. Từ trên xuống dưới
C. Từ cao xuống thấp
D. Từ bẩn đến sạch
-
Câu 3:
Cách đo chiều dài ống thông khi thực hiện kỹ thuật cho ăn qua ống thông dạ dày:
A. Từ dái tai đến mũi kiếm xương ức
B. Từ cánh mũi đến dái tai, từ dái tai đến mũi kiếm xương ức
C. Từ cánh mũi đến kiếm xương ức
D. Từ cánh mũi đến dái tai
-
Câu 4:
Đối với vết thương có nhiều chất nhờn, nên dùng dung dịch rửa vết thương nào?
A. Natri Clorid 0,9%
B. Oxy già
C. Cồn 70 độ
D. Thuốc tím 1/1.000 – 1/10.000
-
Câu 5:
Ống thông thường dùng để rửa dạ dày cho trẻ em là:
A. Ống Faucher
B. Ống Foley
C. Ống Tube Levin
D. Ống Nelaton
-
Câu 6:
Khi đưa canuyn và hậu môn người bệnh, nhân viên y tế cần phải:
A. Đưa chếch theo hướng rốn
B. Đưa thẳng vào hậu môn
C. Đưa chếch theo hướng cột sống
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Tiến hành cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn cho trẻ 8 tháng tuổi, phương pháp 1 người, chọn câu đúng: (1) Độ lún sâu: khoảng 4mm (2) Tần số: 60-70 lần/ phút (3) Thời gian: 15 phút (4) Vị trí: Giao giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú:
A. (1), (3) đúng
B. (2), (3) đúng
C. (1), (2), (3) đúng
D. Chỉ (4) đúng
-
Câu 8:
Loại mặt nạ nào cung cấp nồng độ oxy cao nhất?
A. Mặt nạ đơn giản
B. Mặt nạ có túi dự trữ thở lại 1 phần
C. Mặt nạ có túi dự trữ không thở lại
D. Mặt nạ Venturi
-
Câu 9:
Tư thế bệnh nhân khi đặt sonde tiểu thường ở nữ giới:
A. Nằm ngửa, 2 chân co, đùi hơi dạng
B. Nằm ngửa, 2 chân co, đùi hơi khép
C. Nằm ngửa, 2 chân duỗi, đùi hơi dạng
D. Nằm ngửa, 2 chân duỗi, đùi hơi khép
-
Câu 10:
Phương pháp rửa bàng quang liên tục sử dụng loại ống thông nào?
A. Foley 2 nhánh
B. Foley 3 nhánh
C. Nelaton
D. Tube Levin
-
Câu 11:
Khi cho người bệnh thở oxy, Nhân viên y tế nên theo dõi những gì: (1) Màu sắc da, niêm mạc (2) Tình trạng khó thở (3) Sự di động của lồng ngực (4) Nghe phổi
A. (1) đúng
B. (1), (2) đúng
C. (1), (2), (3) đúng
D. (1), (2), (3), (4) đúng
-
Câu 12:
Hiện tượng vô niệu được xác định khi khi số lượng nước tiểu:
A. < 10 ml/ giờ
B. < 20 ml/ giờ
C. < 30ml/ giờ
D. < 40 ml/ giờ
-
Câu 13:
Dung dịch thường được dùng để rửa bàng quang là:
A. Natri Clorid 0,9%
B. Povidone-Iodine 10% Xanh Methylene
C. Protargol 2%
D. Protargol 2%
-
Câu 14:
Nồng độ SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi) bao nhiêu thì được cho là thiếu oxy?
A. < 95%
B. < 90%
C. < 85%
D. < 80%
-
Câu 15:
Hút đờm đường hô hấp trên là hút ở vị trí:
A. Hút qua mũi, miệng
B. Hút qua mũi
C. Hút qua nội khí quản
D. Hút qua mở khí quản
-
Câu 16:
Các dấu hiệu của thiếu oxy gồm có:
A. Nhịp tim tăng, da niêm mạc nhợt nhạt, cánh mũi phập phồng, thở nhanh
B. Da niêm mạc nhợt nhạt, cánh mũi phập phồng, thở nhanh
C. Nhịp tim tăng, da niêm mạc nhợt nhạt, thở nhanh
D. Nhịp tim tăng, da niêm mạc nhợt nhạt, thở nhanh
-
Câu 17:
Lượng nước đưa vào mỗi lần trong quy trình rửa bàng quang là:
A. 50-100 ml
B. 200-250 ml
C. 1000-1500 ml
D. 1500-2000 ml
-
Câu 18:
Những nguyên tắc khi thực hiện liệu pháp oxy cho bệnh nhân: (1) Sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp (2) Phòng tránh nhiễm khuẩn (3) Phòng tránh cháy nổ (4) Phòng tránh làm ẩm đường hô hấp?
A. (1) đúng
B. (1), (2) đúng
C. (1), (2), (3) đúng
D. (1), (2), (3), (4) đúng
-
Câu 19:
Tổng thời gian của 1 lần hút đàm không quá:
A. 3 phút
B. 5 phút
C. 15 giây
D. 30 giây
-
Câu 20:
Để kiểm tra có khí oxy trong lòng sonde cannula hay không, nhân viên y tế: (1). Nhúng đầu ống thông thở oxy vào cốc nước thấy có bóng khí nổi lên (2). Đưa đầu ống lại gần vùng da tay nhân viên y tế để cảm nhận?
A. (1) đúng, (2) sai
B. (1) sai, (2) đúng
C. 1), (2) đều đúng
D. (1), (2) đều sai
-
Câu 21:
Trước khi thực hiện kỹ thuật hút đàm cho người bệnh, nhân viên y tế cần:
A. Cho người bệnh thở oxy 100% khoảng 2-3 phút
B. Cho người bệnh đi lại thư giãn
C. Cho người bệnh thở oxy 10% trong 1-2 phút
D. Cho người bệnh khạc đàm
-
Câu 22:
Khi có yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu cho người bệnh, người ta ưu tiên sử dụng phương pháp:
A. Lấy nước tiểu đầu dòng
B. Lấy nước tiểu giữa dòng
C. Lấy nước tiểu cuối dòng
D. Cả 3 phương pháp đều đúng
-
Câu 23:
Tai biến trong kỹ thuật đặt thông tiểu thường:
A. Hoại tử niệu đạo
B. Dò niệu đạo
C. Teo bàng quang
D. Xuất huyết bàng quang
-
Câu 24:
Áp lực khi hút đàm nhớt hệ thống trung tâm ở trẻ em là:
A. 50-75 mmHg
B. 80-95 mmHg
C. 30-35 mmHg
D. 100-125 mmHg
-
Câu 25:
Chống chỉ định đặt sonde tiểu trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Giập rách niệu đạo
B. Nhiễm khuẩn niệu đạo
C. Chấn thương niệu đạo
D. Phẫu thuật U xơ tiền liệt tuyến
-
Câu 26:
Khi thực hiện kỹ thuật hút đàm cho người bệnh, nếu đàm quá đặc có thể bơm 4-5 ml dung dịch gì trước khi hút?
A. Povidine-Iodine 10%
B. Natri Clorid 0,9%
C. Mannitol 20%
D. Gelofusine
-
Câu 27:
Khi đưa sonde tiểu vào niệu đạo ở nữ, khoảng bao nhiêu cm thì thấy nước tiểu chảy ra?
A. 1-2 cm
B. 7-9 cm
C. 4-5 cm
D. 10-15 cm
-
Câu 28:
Động mạch sử dụng để đo huyết áp chi trên là:
A. Động mạch quay
B. Động mạch trụ
C. Động mạch cánh tay
D. Động mạch quay hoặc động mạch cánh tay
-
Câu 29:
Đo dấu hiệu sống phải được tiến hành đồng thời, vừa đo huyết áp, vừa lấy mạch nhiệt, nhịp thở cùng một lúc trên một bệnh nhân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Đối với trẻ sơ sinh, tần số mạch 120 lần/phút là mạch nhanh?
A. Đúng
B. Sai