470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản
Với hơn 470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mục đích của lấy mẫu nghiệm phân: 1. Nghiên cứu sự bài tiết các chất dịch tiêu hóa 2. Kiểm tra vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột 3. Thăm dò chức năng đường tiêu hóa 4. Giúp chẩn đóan một số bệnh tòan thân của bộ phận khác: tắc mật, xơ gan...
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng. e. Chỉ 4 đúng
-
Câu 2:
Phương pháp lấy mẫu nghiệm nước tiểu tốt nhất để nuôi cấy vi khuẩn:
A. Lấy mẫu ngẫu nhiên và mẫu vô khuẩn
B. Lấy mẫu có thời gian và mẫu sạch
C. Lấy mẫu vô khuẩn và mẫu sạch
D. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và mẫu vô khuẩn
-
Câu 3:
(A) Sơ cứu gãy xương đùi phải phòng chống choáng cho nạn nhân VÌ (B) Gãy xương đùi dễ gây choáng do đau và mất máu nhiều:
A. A, B đúng; A, B có liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A, B không liên quan nhân quả
C. A đúng B sai
D. A sai, B đúng
-
Câu 4:
Điều dưỡng viên cần rửa tay: 1. Trước và sau khi săn sóc bệnh nhân 2. Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ bẩn 3. Trước khi phụ bác sĩ thực hiện các thủ thuật 4. Trước khi đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng
-
Câu 5:
Trước khi vận chuyển bệnh nhân, người điều dưỡng cần phải làm gì?
A. Thông báo cho bệnh nhân biết việc vận chuyển
B. Mang theo tư trang của bệnh nhân
C. Đem theo hộp thuốc cấp cứu
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 6:
Trong vận chuyển bệnh nhân, câu nào sau đây SAI:
A. Vận chuyển theo yêu cầu của bệnh nhân
B. Cần phải xem xét vị trí của giường
C. Cần phải kiểm tra phương tiện vận chuyển
D. Điều dưỡng tự quyết định phương tiện vận chuyển
-
Câu 7:
Qui trình băng chữ T 1. Cho bệnh nhân nằm nghiêng 2. Nâng hông bệnh nhân lên, luồn dải ngang vào trên mào chậu 3. Dải dọc kéo xuống mông qua đáy chậu, cố định vào giữa dải ngang 4. Ðánh giá sau băng từ các động tác đi, đứng, nằm của bệnh nhân
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng
-
Câu 8:
Mục đích của thay băng và rửa vết thương là: 1. Để nhận định và đánh giá tình trạng của vết thương 2. Để rửa và thấm hút dịch từ vết thương ra 3. Sử dụng thuốc tại chỗ khi cần thiết 4. Bất động vùng bị thương làm vết thương chóng lành
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng
-
Câu 9:
Tiêu chuẩn đánh giá quá trình vận chuyển bệnh nhân:
A. Sự an toàn của bệnh nhân
B. Tư thế an toàn của người vận chuyển
C. Sự tham gia của bệnh nhân
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 10:
Qui tắc vận chuyển bệnh nhân nào sau đây là SAI:
A. Phải đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân
B. Phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án mang theo khi vận chuyển
C. Phải đảm bảo an toàn cho người vận chuyển
D. Cần vận chuyển khi bệnh nhân có yêu cầu
-
Câu 11:
Hướng dẫn cho bệnh nhân cần phải rửa tay vào các thời điểm: 1. Trước khi ăn 2. Sau khi tiếp xuc vùng bẩn cơ quan sinh dục ngoài 3. Sau khi tiếp xúc với vùng hậu môn 4. Trước khi đi ngủ.
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng
-
Câu 12:
Trong phương pháp vận chuyển bệnh nhân từ giường sang cáng với 3 người, vị trí người thấp nhất đứng ở:
A. Ngang ngực bệnh nhân
B. Ngang hông bệnh nhân
C. Ngang đùi của bệnh nhân
D. Ngang gối bệnh nhân
-
Câu 13:
Trong phương pháp vận chuyển bệnh nhân từ giường sang cáng với 3 người, vị trí người cao nhất đứng ở:
A. Ngang đầu bệnh nhân
B. Ngang ngực bệnh nhân
C. Ngang hông bệnh nhân
D. Ngang đùi của bệnh nhân
-
Câu 14:
Mục đích của cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp 1. Ðể ngăn chặn sự thiếu Oxy não. 2. Ðể duy trì sự thông khí và tuần hoàn 1 cách đầy đủ. 3. Hồi sức tim phổi là một điều trị cấu cứu trong bất cứ một tình huống nào khi mà não không nhận đủ oxy 4.Bệnh nhân nên bắt đầu được hô hấp nhân tạo bởi hai thổi khí chậm, mỗi cái đạt hiệu quả làm lồng ngực căng lên.
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng
-
Câu 15:
Trong rửa tay ngoại khoa, câu nào sau đây SAI:
A. Rửa tay ngoại khoa nhằm tránh nhiễm khuẩn vết mổ
B. Người điều dưỡng phải rửa từ đỉnh ngón tay đến khuỷu tay bằng dung dịch sát khuẩn ngoại khoa
C. Thời gian rửa tay tối thiểu cho mỗi lần là 5 phút
D. Phải cởi hết các đồ nữ trang trước khi rửa tay
-
Câu 16:
Tư thế của bệnh nhân bị chấn thương cột sống khi vận chuyển bằng võng là:
A. Nằm ngữa
B. Nằm sấp, kê gối dưới ngực và đùi
C. Nằm nghiêng
D. Nằm sấp kê gối dưới cổ
-
Câu 17:
Chọn câu ĐÚNG khi vận chuyển bệnh nhân lên cầu thang:
A. Đầu lên trước, hạ thấp chân
B. Đầu lên trước, nâng cao chân
C. Chân lên trước, hạ thấp đầu
D. Chân lên trước, nâng cao đầu
-
Câu 18:
Chọn câu ĐÚNG khi vận chuyển bệnh nhân xuống cầu thang:
A. Chân xuống trước, nâng cao đầu
B. Chân xuống trước, hạ thấp đầu
C. Đầu xuống sau, nâng cao chân
D. Đầu xuống sau, hạ thấp chân
-
Câu 19:
Trong vận chuyển bệnh nhân:
A. Phải thực hiện với ít nhất hai người trở lên để đảm bảo an toàn
B. Nên tháo bỏ các ống dẫn lưu hoặc dịch chuyền để vận chuyển dễ dàng hơn
C. Không vận chuyển bệnh nhân khi bệnh nhân hôn mê
D. Chỉ vận chuyển bệnh nhân khi có chỉ định
-
Câu 20:
Qui trình thực hiện các phương pháp vận chuyển bệnh nhân:
A. Người Điều dưỡng phải biết chẩn đoán và những hạn chế của bệnh nhân
B. Người Điều dưỡng vạch kế hoạch để vận chuyển an toàn và hiệu quả nhất
C. Thực hiện kiểm tra vị trí của giường bệnh, thiết bị và dụng cụ
D. Ghi chép quá trình thực hiện và kết quả
-
Câu 21:
Nâng bệnh nhân ở tư thế nằm với 3 người giúp:
A. Đặt xe đẩy hoặc ghế ở chân giường, ở góc bên phải và khoá lại
B. Di chuyển bệnh nhân vào giữa giường tránh ngã
C. Người cao nhất, đứng ở đầu của bệnh nhân và luồn cánh tay dưới cổ và vai. Người có chiều cao kế tiếp đứng ở vùng hông, eo của bệnh nhân và đưa cả hai tay dưới bệnh nhân
D. Người thấp nhất đứng ở gối bệnh nhân và luồn hai tay dưới đùi và cẳng chân
-
Câu 22:
Động mạch nào sau đây không dùng để bắt mạch:
A. Động mạch (ÐM) Thái dương nông
B. ÐM cảnh chung
C. ÐM mạch quay
D. Động mạch chày trước
-
Câu 23:
Động mạch nào sau đây hay được dùng để bắt mạch nhất:
A. Động mạch kheo
B. ÐM cảnh chung
C. ÐM mạch quay
D. ÐM đùi
-
Câu 24:
Nồng độ đường trong dịch não tuỷ là (mg%):
A. 45 đến 70
B. 45 đến 75
C. 50 đến 70
D. 50 đến 75
-
Câu 25:
Khi nhận định về dịch não tuỷ, trị số nào sau đây không bình thường:
A. Trong suốt
B. Áp lực ở tư thế nằm cao hơn tư thế ngồi
C. Chlore 120-130 mEQ/L
D. Đường 50 đến 75 mg%
-
Câu 26:
A) Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch. VÌ (B) Áp lực này là kết quả tổng hợp của sức co bóp cơ tim, lưu lượng máu tuần hoàn và sức cản ngoại vi.
A. A, B đúng; A và có liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
-
Câu 27:
Chỉ định nào sau đây không đúng khi chọc dò dịch não tủy:
A. Trường hợp xuất huyết màng não
B. U tuỷ
C. Viêm màng não
D. Nhiễm trùng huyết
-
Câu 28:
Cách ghi bảng theo dỏi mạch, nhiệt, huyết áp:
A. Ghi rõ ngày, tháng, sáng, chiều
B. Nhịp thở, huyết áp dùng bút đỏ ghi các chỉ số vào biểu đồ
C. Nhiệt độ: đường nối dao động hai lần đo nhiệt bằng bút đỏ
D. Mạch: đường nối dao động hai lần đo mạch bằng bút xanh
-
Câu 29:
Vị trí sát khuẩn để chọc dịch não tủy thông thường ở vùng:
A. Dưới chẩm
B. Lưng
C. Thắt lưng
D. Thóp trước
-
Câu 30:
Trong việc đo các dấu hiệu sống, câu nào nào sau đây SAI:
A. Trước khi đo các dấu hiệu sống bệnh nhân phải được nằm nghỉ tại giường ít nhất là 15 phút
B. Mỗi ngày đo 2 lần sáng - chiều cách nhau 8 giờ. Trừ trường hợp đặc biệt do Bác sĩ chỉ định
C. Nếu nghi ngờ kết quả khi đo huyết áp hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng dụng cụ khác, hoặc bệnh nhân khác để đo rồi so sánh
D. Người điều dưỡng có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự lấy nhiệt và báo cáo kết quả