480 Câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư
Bộ 480 câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư, quản lý thời gian thực hiện dự án, ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có ngân lưu ròng của hai dự án như sau:
Năm 0 1
Dự án A -6000 9000
Dự án B -10.000 14.000
Với lãi suất tính toán của dự án là 20%, thì:
A. Tỷ số B/C của A lớn hơn B
B. Tỷ số B/C của B lớn hơn A
C. Bằng nhau
D. Chưa đủ thông để khẳng định.
-
Câu 2:
Có ngân lưu ròng của hai dự án như sau:
Năm 0 1
Dự án A -6000 9000
Dự án B -10.000 14.000
Với lãi suất tính toán của dự án là 10%, thì:
A. Tỷ số B/C của A lớn hơn của B
B. NPV của A nhỏ hơn của B
C. IRR của B nhỏ hơn của A
D. Tất cả các câu này đều đúng.
-
Câu 3:
Có các dòng ngân lưu sau đây của một dự án:
Năm 0 1
Ngân lưu của cả dự án -1000 1300
Ngân lưu của ngân hàng - 400 436
Ngân lưu chủ sở hữu -600 864
Lãi suất tiền vay là:
A. 8%
B. 9%
C. 10%
D. 12%
-
Câu 4:
Khi NPV của dự án bằng 0, thì đây:
A. Là dự án xấu
B. Là dự án rất xấu
C. Là dự án phải loại bỏ
D. Vẫn là dự án tốt
-
Câu 5:
Ngân lưu ròng của một dự án:
Năm 0 1 2 3 Ngân lưu ròng -1200 5000 -1400 -1000 Nếu cho một loại lãi suất tùy ý, thì:
A. Tính được IRR
B. Tính được NPV
C. Không tính được NPV
D. Tất cả các câu này đều đúng
-
Câu 6:
Công thức sau đây: \(({Q_P}) = \frac{{TFC - BD + ID + IT}}{{P - CV}}\) dùng để tính:
A. Sản lượng tại điểm hòa vốn lý thuyết
B. Sản lượng hòa vốn tiền tệ
C. Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ
D. Sản lượng tối đa của dự án
-
Câu 7:
Công thức: QMP dùng để tính:
A. Doanh thu hòa vốn lý thuyết
B. Doanh thu hòa vốn tiền tệ
C. Doanh thu hòa vốn trả nợ
D. Doanh thu thuần
-
Câu 8:
Với BD < ID + IT (BD: khấu hao TSCĐ phần vốn vay), (ID: nợ gốc phải trả trong năm) và (IT: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp). Vậy thì sản lượng hoà vốn tính theo điểm hoà vốn tiền tệ so với sản lượng hoà vốn tính theo điểm hoà vốn trả nợ, thì:
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Tuỳ theo dự án vay nợ nhiều hay ít
-
Câu 9:
Sản lượng hoà vốn tính theo điểm hoà vốn lý thyết so với sản lượng hoà vốn tính theo điểm hoà vốn tiền tệ, thì:
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Tuỳ theo dự án có doanh thu nhiều hay ít
-
Câu 10:
Phí điện thoại bàn (gồm cả: phí thuê bao và phí ngoài thuê bao) phải trả hàng tháng là:
A. Chi phí cố định
B. Chi phí biến đổi
C. Chi phí hỗn hợp
D. Chi phí cơ hội
-
Câu 11:
Ngân lưu ròng của hai dự án A và B cho trong bảng sau:
Năm 0 1 Dự án A -100 122 Dự án B -1000 1200 Với suất chiết khấu tính toán là 10%, hiện giá thuần (NPV):
A. Của dự án A là 10,9 và dự án B là 70,9
B. Của dự án A là 70,9 và dự án B là 10,9
C. Của dự án A là 90,9 và dự án B là 10,9
D. Của dự án A là 10,9 và dự án B là 90,9
-
Câu 12:
Công ty cổ phần sữa Vinamilk dự định đầu tư vào 1 trong 2 nhà máy. Đó là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan và nhà máy nước uống tinh khiết với số vốn đầu tư ban đầu mỗi nhà máy là 200 triệu đồng, từ các nguồn vốn khác nhau. Ngân lưu ròng của 2 nhà máy cho trong bảng sau:
Năm 0 1 2 3 1. Dự án cà phê hoà tan -200 50 100 100 2. Dự án nước uống tinh khiết -200 50 120 120 Với lãi suất tính toán của dự án (1) là 10%/ năm và dự án (2) là 20%/năm. Nếu dùng chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV) để chọn dự án, Công ty Vinamilk nên:
A. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà phê hòa tan
B. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước uống tinh khiết
C. Nên đầu tư xây dựng cả hai nhà máy
D. Không nên đầu tư xây dựng nhà máy nào cả
-
Câu 13:
Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) dự định đầu tư vào 2 dự án sản xuất bánh ngọt và kẹo trái cây. Cả 2 nhà máy đều có số vốn đầu tư ban đầu là 600 triệu đồng. Ngân lưu ròng của hai dự án như sau:
Năm 0 1 2 3 4 1. Dự án bánh ngọt -600 100 300 300 100 2. Dự án kẹo trái cây -600 100 100 300 300 Với suất chiết khấu là 10% và dùng chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV) để thẩm định dự án, theo bạn công ty Bibica nên đầu tư:
A. Nhà máy bánh ngọt
B. Nhà máy kẹo trái cây
C. Cả 2 nhà máy
D. Không nên đầu tư vào nhà máy nào cả
-
Câu 14:
Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 20% và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 15%. Tỷ lệ vốn vay/ vốn chủ sở hữu là 40:60. Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp (WACC) là:
A. 15%
B. 18%
C. 13%
D. 17%
-
Câu 15:
Dự án đầu tư vay vốn càng nhiều, thì:
A. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp càng nhiều
B. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp càng ít
C. Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
D. Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Câu 16:
Đầu tư cho giáo dục là gì?
A. Đầu tư chiều sâu
B. Đầu tư sinh lợi
C. Đầu tư phát triển
D. Đầu tư xây dựng
-
Câu 17:
Công thức tính nào trên bảng tính EXCEL có cộng với đại lượng CF0:
A. IRR
B. NPV
C. B/C
D. TPP
-
Câu 18:
Tính NPV trên bảng tính EXCEL chỉ cần có:
A. Dòng ngân lưu ròng
B. Dòng ngân lưu ròng và lãi suất tính toán
C. Lãi suất tính toán và vốn đầu tư
D. Dòng ngân lưu ròng và thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Câu 19:
Tính IRR trên bảng tính EXCEL chỉ cần:
A. Một thông tin duy nhất là dòng ngân lưu ròng
B. Hai thông tin là dòng ngân lưu ròng và lãi suất tính toán
C. Hai thông tin là lãi suất tính toán và vốn đầu tư
D. Hai thông tin là dòng ngân lưu ròng và thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Câu 20:
Số liệu trong năm của hai dự án A, B như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của dự án B ít hơn của dự án A là:
A. 56 triệu đồng
B. 5,6 triệu đồng
C. 65 triệu đồng
D. 6,5 triệu đồng
-
Câu 21:
Khi IRR > lãi suất tính toán, thì suất sinh lời của vốn đầu tư dự án:
A. Bằng lãi suất tính toán
B. Lớn hơn lãi suất tính toán
C. Nhỏ hơn lãi suất tính toán
D. Bằng 0
-
Câu 22:
Dòng ngân lưu ròng của một báo cáo ngân lưu dự án không đổi dấu, thì:
A. Không tính được NPV
B. Vẫn tính được NPV
C. Vẫn tính được IRR
D. Không tính được tỷ số B/C
-
Câu 23:
Ngân lưu ròng của loại dự án sau đây đổi dấu nhiều lần:
A. Đầu tư một năm thu lợi nhiều năm
B. Đầu tư hai năm thu lợi nhiều năm
C. Vừa đầu tư vừa thu lợi mà phần thu lợi có khi nhỏ hơn phần đầu tư
D. Vừa đầu tư vừa thu lợi mà phần thu lợi luôn luôn lớn hơn phần đầu tư (trừ năm thứ nhất)
-
Câu 24:
Ngân lưu ròng của hai dự án loại trừ nhau như sau:
Lãi suất tính toán là 8%
Năm 0 1 2 3 4 5 Dự án A -1000 1120 Dự án B -1000 0 0 0 0 1607
A. Chọn dự án A nếu căn cứ vào NPV
B. Chọn dự án B nếu căn cứ vào IRR
C. Loại dự án A nếu căn cứ vào IRR
D. Chọn dự án B nếu căn cứ vào NPV
-
Câu 25:
Ngân lưu ròng của một dự án như sau:
Năm 0 1 2 3 Ngân lưu ròng -500 300 400 200 Với lãi suất tính toán là 10% thì chênh lệch giữa giá trị tương lai của dòng thu và giá trị tương lai của dòng chi là:
A. 300,3
B. 275,3
C. 337,5
D. 400,7
-
Câu 26:
Giá trị tương lai của dòng vào so với giá trị tương lai của dòng ra với lãi suất tính toán là IRR của ngân lưu ròng một dự án, thì:
A. Bằng nhau
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn
D. Không xác định được
-
Câu 27:
Khi NPV của dự án bằng 0, thì:
A. Dự án không mang lại cho đồng vốn một suất sinh lời nào cả
B. Dự án mang lại một suất sinh lời i bằng IRR
C. Dự án mang lại một suất sinh lời i nhỏ hơn IRR
D. Dự án mang lại một suất sinh lời i lớn hơn IRR
-
Câu 28:
Số liệu trong năm của hai dự án A, B như sau:
Lãi suất vay thực tế của dự án B, là:
A. 10%
B. 27%
C. 7,2%
D. 72%
-
Câu 29:
Doanh nghiệp B mua một máy xay xát gạo với giá là 1 tỷ 2 trăm triệu đồng. Máy này được sử dụng trong 4 năm. Sau 4 năm sử dụng máy được bán thanh lý với giá là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm với lượng sản phẩm của năm 1,2,3,4 theo tỷ lệ 1 ;1,2 ;1,3 và 1,5. Mức khấu hao của năm:
A. Thứ nhất là 180 triệu đồng
B. Thứ hai là 240 triệu đồng
C. Thứ ba là 250 triệu đồng
D. Thứ tư là 290 triệu đồng
-
Câu 30:
GANTT là:
A. Tên của một nhà bác học
B. Một phương pháp sơ đồ
C. Một công cụ quản lý thời gian
D. Tất cả đều đúng