480 Câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư
Bộ 480 câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư, quản lý thời gian thực hiện dự án, ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dự án A có thời gian thi công 2 năm, thời gian khai thác là 30 năm, thời gian thanh lý là 1 năm. Vòng đời của dự án A là:
A. 33 năm
B. 32 năm
C. 31 năm
D. 30 năm
-
Câu 2:
Chỉ tiêu Mức tạo ngoại tệ cho đất nước được tính cho loại dự án:
A. Sản xuất sản phẩm để thay thế sản phẩm ngoại nhập
B. Sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế cho nguyên liệu ngoại nhập
C. Sản xuất sản phẩm để xuất khẩu
D. Sản xuất sản phẩm để bán trong nước
-
Câu 3:
Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và mội trường của dự án, có thể sử dụng các loại đơn vị tính toán sau đây:
A. Tiền tệ
B. Hiện vật
C. Lao động
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 4:
Tính toán chỉ tiêu Việc làm và thu nhập của người lao động trong dự án khả thi, là nội dung của:
A. Phân tích tổ chức quản lý và nhân sự
B. Phân tích tài chính
C. Phân tích kinh tế – xã hội
D. Phân tích thị trường
-
Câu 5:
Chỉ tiêu “Vốn tự có/ Vốn vay” trong phân tích độ an toàn về tài chính của dự án khả thi, phản ánh:
A. Khả năng trả nợ
B. Hiệu quả sử dụng vốn
C. Cơ cấu nguồn vốn
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 6:
Chỉ tiêu “ Vốn tự có/ Tổng số nợ” trong phân tích độ an toàn về tài chính của dự án khả thi, phản ánh:
A. Hiệu quả sử dụng vốn
B. Cơ cấu nguồn vốn
C. Khả năng trả nợ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 7:
Giá bán sản phẩm nói chung và giá bán sản phẩm dự án nói riêng, do:
A. Giá thành sản xuất sản phẩm đó quyết định
B. Quan hệ cung cầu trên thị trường về loại sản phẩm đó quyết định
C. Người mua quyết định
D. Người bán quyết định
-
Câu 8:
Nguồn cung về sản phẩm đường kính ở Việt Nam có thể là từ:
A. Cây mía
B. Củ cải đường
C. Quả thốt nốt
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 9:
Chỉ tiêu “ Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư “ trong phân tích độ an toàn về tài chính của dự án khả thi, phản ánh:
A. Khả năng trả nợ
B. Cơ cấu nguồn vốn
C. Hiệu quả sử dụng vốn
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 10:
Các phát biểu sau đây phát biểu là phát biểu đúng:
A. Lao động gián tiếp của dự án lấy theo tỷ lệ % của lao động phục vụ
B. Lao động phục vụ của dự án lấy theo tỷ lệ % của lao động gián tiếp
C. Lao động trực tiếp và phục vụ của dự án lấy theo tỷ lệ % của lao động gián tiếp
D. Lao động gián tiếp và phục vụ của dự án lấy theo tỷ lệ % của lao động trực tiếp
-
Câu 11:
Công thức sau đây được dùng để xác định nhu cầu lao động:
\(T = \sum {\frac{{{Q_i}}}{{{W_i}}}} \)
Với Qi là khối lượng sản phẩm (công việc) thứ i đã hoàn thành và Wi năng suất lao động của loại sản phẩm (công việc) thứ i.
Trong đó T là:
A. Tổng số lao động (nói chung) của dự án
B. Lao động trực tiếp
C. Lao động gián tiếp
D. Lao động phục vụ
-
Câu 12:
Dự án sản xuất 2 loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất trong một năm như sau:
- Sản phẩm A sản xuất 400 tấn
- Sản phẩm B sản xuất 100 tấn
Định mức thời gian sản xuất dự kiến, sản phẩm A: 75 ngày công/tấn, sản phẩm B: 150 ngày công/sản phẩm. Mỗi lao động bình quân trong một năm làm việc 300 ngày công. Số lao động gián tiếp lấy bằng 8% và lao động phục vụ lấy bằng 12% lao động trực tiếp. Tổng nhu cầu lao động của dự án là:
A. 200
B. 180
C. 160
D. 140
-
Câu 13:
Lập bảng cân đối kế toán trong dự án đầu tư, với mục đích chính là:
A. Biết lời, lỗ của dự án
B. Biết tổng mức đầu tư của dự án
C. Biết được cơ cấu nguồn vốn
D. Biết được tổng chi phí sản xuất kinh doanh của dự án
-
Câu 14:
Khấu hao tài sản cố định trong dự án đầu tư là khoản chi phí mà doanh nghiệp:
A. Phải chi bằng tiền mặt
B. Không phải chi bằng tiền mặt
C. Có khi phải chi bằng tiền mặt có khi không phải chi bằng tiền mặt
D. Dùng để thanh lý tài sản cố định
-
Câu 15:
Chi phí cơ hội trong dự án, được:
A. Cộng vào dòng ngân lưu vào
B. Cộng vào dòng ngân lưu ra
C. Trừ khỏi dòng ngân lưu ra
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 16:
Chi phí cơ hội của dự án là một khoản chi, mà:
A. Phải chi bằng tiền mặt
B. Không phải chi bằng tiền mặt
C. Có khi phải chi có khi không phải chi
D. Đây là một khoản thu
-
Câu 17:
Dòng chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo ngân lưu của dự án lập theo phương pháp trực tiếp được lấy từ:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
C. Bảng lưu chuyển tiền tệ
D. Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính
-
Câu 18:
Trong bảng dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, có:
A. Dòng vốn đầu tư ban đầu của dự án và khấu hao
B. Không có cả dòng vốn đầu tư ban đầu của dự án và khấu hao
C. Không có dòng vốn đầu tư ban đầu của dự án nhưng có khấu hao
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 19:
Nhược điểm của việc lập báo cáo ngân lưu dự án bằng phương pháp gián tiếp là:
A. Không sử dụng được để tính NPV
B. Không sử dụng được để tính IRR
C. Không sử dụng được để tính B/C
D. Không sử dụng được để tính Tpp
-
Câu 20:
Báo cáo ngân lưu của dự án được lập theo phương pháp:
A. Trực tiếp và Gián tiếp
B. Nội suy và Ngoại suy
C. Gián tiếp và Ngoại suy
D. Trực tiếp và nội suy
-
Câu 21:
Báo cáo ngân lưu của dự án gồm các thành phần:
A. Dòng ngân lưu vào
B. Dòng ngân lưu ra
C. Dòng ngân lưu ròng
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 22:
Phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án bằng cách điều chỉnh dòng lợi nhuận ròng của báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là phương pháp:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Trung gian
D. Gần đúng
-
Câu 23:
Phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án theo các khoản tiền mặt thực thu, thực chi là phương pháp:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Trung gian
D. Nội suy
-
Câu 24:
Trong phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án bằng cách điều chỉnh dòng lợi nhuận ròng của báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, thì khấu hao tài sản cố định:
A. Được cộng vào dòng lợi nhuận sau thuế
B. Được trừ khỏi dòng lợi nhuận sau thuế
C. Được nhân với dòng lợi nhuận sau thuế
D. Được chia cho dòng lợi nhuận sau thuế
-
Câu 25:
Để thuận lợi cho việc tính toán, báo cáo ngân lưu của dự án thường quy ước tất cả dòng tiền về lúc:
A. Đầu năm
B. Giữa năm
C. Cuối năm
D. Thời điểm tuỳ ý
-
Câu 26:
Có 2 dự án làm đường giao thông tương tự nhau. Đường 1 là đường cũ, đường 2 tương tự đường 1 và chuẩn bị khởi công. Số liệu về chi phí xây dựng cho trong bảng:
Công việc Chi phí công việc của con đường 1
(Triệu đồng)Thừa số các công việc của con đường 1 Chi phí công việc gốc của đường 2
(Triệu đồng)1.Công tác chuẩn bị
2.Hệ thống thoát nước
3.Móng đường
4.Nền đường
5.Mặt đường
Tổng mức đầu tư450
600
1200
1500
750
45000,3
0,4
0,8
1,0
0,52000 Nếu áp dụng phương pháp ước lượng thừa số để xác định tổng mức đầu tư. Thì tổng mức đầu tư của đường 2 sẽ là:
A. 3000 triệu đồng
B. 4000 triệu đồng
C. 5000 triệu đồng
D. 6000 triệu đồng
-
Câu 27:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2008
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2008
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2008
-
Câu 28:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên làm gì?
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008, 2 dây chuyền ở năm 2009, 1 dây chuyền ở năm 2010
B. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008, 3 dây chuyền ở năm 2009
C. Mua 2 dây chuyền ở năm 2008, 1 dây chuyền ở năm 2009, 1 dây chuyền ở năm 2010
D. Mua 3 dây chuyền ở năm 2008, 1 dây chuyền ở năm 2009
-
Câu 29:
Chọn đáp án đúng: Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2009
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2009
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2009
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2009
-
Câu 30:
Đáp án nào đúng: Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2010
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2010
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2010
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2010