535 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán tài chính
Bộ 535 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán tài chính có đáp án giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán và Tài chính có thêm tài liệu học tập cũng như ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tài khoản dùng để phản ánh:
A. Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo hiện vật
B. Sự biến động của từng loại tài sản dưới thước đo hiện vật
C. Sự biến động của từng loại nguồn vốn dưới thước đo bằng tiền
D. Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo bằng tiền
-
Câu 2:
Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản tài sản:
A. Số dư đầu kỳ bên Có
B. Số phát sinh tăng bên Nợ
C. Số phát sinh giảm bên Nợ
D. Số dư cuối kỳ bên Có
-
Câu 3:
Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản nguồn vốn:
A. Số dư đầu kỳ bên Có
B. Số phát sinh tăng bên Nợ
C. Số phát sinh giảm bên Có
D. Số dư cuối kỳ bên Nợ
-
Câu 4:
Định khoản giản đơn là định khoản:
A. Có liên quan đến 1 tài khoản
B. Có liên quan đến 2 tài khoản
C. Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản
D. Ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản
-
Câu 5:
Định khoản phức tạp là định khoản:
A. Có liên quan đến 1 tài khoản
B. Có liên quan đến 2 tài khoản
C. Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản
D. Có liên quan từ 3 tài khoản trở lên
-
Câu 6:
Kế toán tổng hợp là kế toán:
A. Phản ánh chi tiết từng đối tượng kế toán
B. Ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản cấp 1
C. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền
D. Các nội dung trên
-
Câu 7:
Kế toán chi tiết là:
A. Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết từng đối tượng kế toán
B. Phản ánh trên tài khoản cấp 2 và sổ chi tiết
C. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền
D. Các nội dung trên
-
Câu 8:
Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, kế toán lập:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng cân đối tài khoản
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Các nội dung trên
-
Câu 9:
Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản với các sổ chi tiết liên quan, kế toán lập:
A. Bảng cân đối kế toán
B. Bảng cân đối tài khoản
C. Bảng tổng hợp chi tiết
D. Các nội dung trên
-
Câu 10:
Nguyên tắc ghi sổ kép không áp dụng đối với các tài khoản nào sau đây:
A. Các tài khoản tài sản, nguồn vốn
B. Các tài khoản doanh thu, chi phí
C. Các tài khoản ngoài bảng
D. Câu a và b
-
Câu 11:
Trong các công việc sau, công việc nào có thể xảy ra sai phạm liên quan đến tiền:
A. Tuyển dụng nhân sự
B. Tổ chức hội nghị khách hàng, họp cơ quan
C. Tính và thanh toán lương cho nhân viên
D. Kiểm nghiệm hàng mua về
-
Câu 12:
Khi rủi ro kiểm soát đối với tiền mặt được đánh giá là tối đa, KTV cần:
A. Tăng cường các thử nghiệm kiểm soát
B. Mở rộng phạm vi các thử nghiệm cơ bản
C. Kiểm kê tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ
D. Tăng cường thực hiện thủ tục phân tích
-
Câu 13:
Thủ tục gửi thư xin xác nhận của ngân hàng về số dư TK TGNH vào thời điểm khoá sổ là thủ tục kiểm toán nhằm thoả mãn mục tiêu kiểm toán?
A. Hiện hữu
B. Đánh giá
C. Trình bày và thuyết minh
D. Chính xác
-
Câu 14:
Thủ tục kiểm soát nào sau đây nhằm ngăn chặn gian lận về thu tiền bán hàng?
A. Một người vừa bán hàng vừa thu tiền
B. Niêm yết giá bán trên hàng hóa
C. Lắp đặt Camera giám sát
D. Phân công một nhân viên bán hàng và một nhân viên khác thu tiền
-
Câu 15:
Khi chứng kiến kiểm kê tiền mặt tồn quỹ, kiểm toán viên cần tiến hành đồng thời tất cả các quỹ trong cùng một thời gian nhằm ngăn ngừa:
A. Sự biển thủ tiền của thủ quỹ
B. Sự thiếu hụt tiền so với sổ kế toán
C. Sự hoán chuyển tiền từ quỹ này sang quỹ khác
D. Sử dụng tiền vào mục đích các nhân
-
Câu 16:
Cho biết thủ tục phân tích thực hiện khi kiểm toán tiền?
A. So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường
B. Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt
C. Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng
D. Đọc lướt Sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường
-
Câu 17:
Các yêu cầu kiểm soát nội bộ đối với tiền là:
A. Thu đủ
B. Chi đúng
C. Duy trì số dư tồn quỹ hợp lý
D. Thu đủ, chi đúng, duy trì số dư tồn quỹ hợp lý
-
Câu 18:
Mục đích của thủ tục kiểm tra việc khóa số các nghiệp vụ thu, chi tiền là:
A. Đảm bảo các nghiệp vụ thu - chi tiền phát sinh được ghi nhận đúng kỳ
B. Đảm bảo số dư tiền mặt và tiền gửi là có thật
C. Đảm bảo các nghiệp vụ thu chi tiền bằng ngoại tệ được ghi nhận theo tỷ giá thích hợp
D. Đảm bảo tiền có được phân loại và thuyết minh đúng quy định trên thuyết minh BCTC
-
Câu 19:
Mục tiêu kiểm toán Quyền và nghĩa vụ đối với tiền được hiểu là:
A. Số dư các khoản tiền trên BCTC là có thật
B. Đơn vị có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền được ghi nhận
C. Số liệu chi tiết của tài khoản tiền khớp đúng với số dư trên Sổ cái
D. Các phép tính liên quan đến tài khoản tiền đều chính xác về mặt số học
-
Câu 20:
Thủ tục gửi thư xác nhận tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ khi kiểm toán tiền được thực hiện bởi:
A. Kiểm toán viên
B. Kế toán trưởng của khách hàng kiểm toán
C. Giám đốc khách hàng kiểm toán
D. Kế toán thanh toán của khách hàng hàng kiểm toán
-
Câu 21:
Thủ tục gửi thư xác nhận ngân hàng được gửi đến:
A. Ngân hàng nào mà khách hàng kiểm toán có số dư lớn
B. Ngân hàng nào mà khách hàng thường xuyên giao dịch
C. Ngân hàng mà khách hàng kiểm toán mới mở tài khoản trong năm thực hiện kiểm toán
D. Tất cả các ngân hàng mà đơn vị có giao dịch
-
Câu 22:
Khi kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X8, KTV Hùng phụ trách khoản muc kiểm toán tiền đã phát hiện sai phạm sau: - Phí chuyển tiền chưa được ghi nhận trong sổ kế toán tháng 10, 11, 12 là 4.500.000 đồng Ảnh hưởng của sai phạm này tới BCTC (thuế suất thuế TNDN là 20%) là:
A. Số dư Tiền gửi ngân hàng bị giảm 4.500.000 đồng
B. Số dư Tiền gửi ngân hàng bị giảm 3.600.000 đồng
C. Số dư Tiền gửi ngân hàng bị tăng 4.500.000 đồng
D. Số dư Tiền gửi ngân hàng bị tăng 3.600.000 đồng
-
Câu 23:
Khi kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018, KTV Hùng phụ trách khoản mục kiểm toán tiền đã phát hiện sai phạm sau: - Phí chuyển tiền chưa được ghi nhận trong sổ kế toán tháng 10, 11, 12 là 4.5 triệu đồng Giả sử sai phạm này là trọng yếu, bút toán điều chỉnh cần thiết đối với sai phạm trên là:
A. Nợ TK 635: 4,5 triệu đồng/ Có TK 111: 4,5 triệu đồng
B. Nợ TK 421: 3,6 triệu đồng, Nợ TK 3334: 0,9 triệu đồng/ Có TK 112:4,5 triệu đồng
C. Nợ TK 112: 4,5 triệu đồng/ Có TK 421: 3,6 triệu đồng, Có TK 3334: 0,9 triệu đồng
D. Nợ TK 421: 4,5 triệu đồng/ Có TK 112: 4,5 triệu đồng
-
Câu 24:
Rủi ro nào dưới đây KHÔNG phải là rủi ro đối với số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng:
A. Có sự khác biệt giữa số dư tiền gửi ngân hàng và sổ kế toán tiền gửi ngân hàng
B. Số dư tiền mặt bị trình bày bỏ sót
C. Bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng được thực hiện bởi người không bảo quản tài sản tiền
D. Số dư tiền gửi ngân hàng không thuộc quyền sở hữu đối với khách hàng kiểm toán
-
Câu 25:
Khi kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X8, KTV Hùng phụ trách khoản muc Gểm toán tiền đã phát hiện sai phạm sau: - Phí chuyển tiền chưa được ghi nhận trong sổ kế toán tháng 10, 11, 12 là 4.500.000 đồng Sai phạm này ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán nào?
A. Hiện hữu
B. Đầy đủ
C. Đánh giá
D. Trình bày và thuyết minh