660 câu trắc nghiệm Lịch sử Đảng
Với 660 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng được tracnghiem.net chia sẻ nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung tài liệu bao gồm các câu hỏi về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mỹ đã đưa quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam khi nào?
A. 1965
B. 1966
C. 1963
D. 1964
-
Câu 2:
Quốc hội khoá mấy đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Khoá 6
B. Khoá 7
C. Khoá 8
D. Khoá 9
-
Câu 3:
Từ năm 1945 đến nay nhân dân ta đã tham gia bầu cử bao nhiêu khoá Quốc hội?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
-
Câu 4:
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký khi nào?
A. Ngày 20 - 7 - 1954
B. Ngày 22 - 12 - 1954
C. Ngày 27 - 2 - 1973
D. Ngày 27 - 1 - 1973
-
Câu 5:
Quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ trong bao nhiêu ngày đêm và từ ngày nào đến này nào?
A. 10 ngày đêm từ 15 đến 25 tháng 10 năm 1970
B. 11 ngày đêm từ 16 đến 26 tháng 11năm 1971
C. 12 ngày đêm từ 17 đến 29 tháng 12 năm 1972
D. 12 ngày đêm từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972
-
Câu 6:
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?
A. Ngày 20 - 12 - 1960
B. Ngày 21 - 12 - 1960
C. Ngày 20 - 12 - 1961
D. Ngày 21 - 12 - 1961
-
Câu 7:
Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được thông qua tại đại hội nào?
A. Đại hội II
B. Đại hội III
C. Đại hội IV
D. Đại hội V
-
Câu 8:
Hội nghị nào của Đảng mở đường cho phong trào "Đồng khởi” ở miền Nam năm 1960?
A. Hội nghị Trung ương 12 - Khoá II của Đảng (3 - 1957)
B. Hội nghị Trung ương 13 - Khoá II của Đảng (12 - 1957)
C. Hội nghị Trung ương 14 - Khoá II của Đảng (11 - 1958)
D. Hội nghị Trung ương 15 - Khoá II của Đảng (1 - 1959)
-
Câu 9:
Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam được thông qua tại Hội nghị TƯ, Đại hội nào?
A. Đại hội II
B. Hội nghị TƯ 15 khoá II
C. Đại hội III
D. Hội nghị TƯ 15 khoá III
-
Câu 10:
Quân ta vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày nào?
A. Ngày 10 - 10 - 1954
B. Ngày 10 - 10 - 1955
C. Ngày 10 - 10 - 1956
D. Ngày 1 - 10 - 1954
-
Câu 11:
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) nước Pháp đã phải thay đổi bao nhiêu cao uỷ Pháp ở Đông Dương?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 12:
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) quân đội Pháp ở Đông Dương đã mấy lần thay đổi Tổng chỉ huy?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 13:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài bao nhiêu năm?
A. 7 năm
B. 8 năm
C. 9 năm
D. 10 năm
-
Câu 14:
Giải pháp ký kết hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21 - 7 - 1954) đã thể hiện rằng:
A. Tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch là chênh lệch lớn
B. Việt Nam là một nước nhỏ, lại phải đương đầu với các nước đế quốc xâm lược lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp
C. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của Việt Nam là lâu dài, gian khổ, quanh co, giành thắng lợi từng bước là vấn đề có tính chất quy luật
D. Cả hai phương án B và C
-
Câu 15:
Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương đã quy định:
A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, Campuchia
B. Pháp rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam và sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7 - 1956
C. Pháp tuyên bố công nhận Việt Nam là một nước tự do
D. Cả hai phương án A và B
-
Câu 16:
Ngày 8 - 5 - 1954, Hội nghị Giơnevơ bàn về chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương khai mạc và kết thúc ngày:
A. Ngày 19 - 7 - 1954
B. Ngày 20 - 7 - 1954
C. Ngày 21 - 7 - 1954
D. Ngày 22 - 7 - 1954
-
Câu 17:
Ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương đã diễn ra tại:
A. Pari
B. Giơnevơ
C. Postdam
D. New York
-
Câu 18:
Nêu một số nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam:
A. Nhân dân Việt Nam giàu truyền thống yêu nước; được sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Có lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, có chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân và hậu phương kháng chiến vững chắc
C. Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 19:
Đối với cách mạng thế giới, thắng lợi của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ đã:
A. Góp phần làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thực dân kiểu cũ trên thế giới
B. Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên đấu tranh giành độc lập
C. Lần đầu tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh, đó là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và XHCN trên toàn thế giới
D. Cả ba phương án trên
-
Câu 20:
Đối với cách mạng Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là:
A. Thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt của quân dân Việt Nam với thực dân Pháp
B. Chiến công đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX
C. Thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt gần 1 thế kỷ ách thống trị của thực dân Pháp, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang xây dựng XHCN và giành độc lập, thống nhất hoàn toàn
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 21:
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta giành nhiều thắng lợi to lớn. Kết quả đã:
A. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, trong đó có viên tổng chỉ huy Đờ Catxtơri
B. Thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất của địch ở Điện Biên Phủ
C. Thủ tiêu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh và bắt sống toàn bộ quân địch
D. Cả hai phương án A và B
-
Câu 22:
Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” trong chiến dịch Điện Biên Phủ được trao cho đơn vị nào?
A. Đại đoàn 308
B. Đại đoàn 312
C. Đại đoàn 316
D. Đại đoàn 320.
-
Câu 23:
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 54
B. 55
C. 56
D. 59
-
Câu 24:
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra trong ba đợt và trong khoảng thời gian nào:
A. Từ 6 - 12 - 1953 đến 25 - 1 - 1954
B. Từ 25 - 11 - 1953 đến 15 - 3 - 1954
C. Từ 15 - 3 - 1954 đến 21 - 7 - 1954
D. Từ 13 - 3 - 1954 đến 7 - 5 - 1954
-
Câu 25:
Trên cơ sở theo dõi tình hình địch ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi để thực hiện phương châm:
A. Đánh nhanh, thắng nhanh
B. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh
C. Đánh chắc, tiến chắc
D. Cơ động, chủ động, linh hoạt
-
Câu 26:
Ai đã được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch Điện Biên Phủ
A. Hoàng Văn Thái
B. Văn Tiến Dũng
C. Phạm Văn Đồng
D. Võ Nguyên Giáp
-
Câu 27:
Ngay sau khi quyết định chọn chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến, chiến lược, ban đầu TW Đảng đã xác định phương châm:
A. Đánh chắc, tiến chắc
B. Đánh nhanh, thắng nhanh
C. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh
D. Tất cả các phướng đều sai
-
Câu 28:
Bộ Chính trị đã thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào:
A. Ngày 20 - 11 - 1953
B. Ngày 3 - 12 - 1953
C. Ngày 6 - 12 - 1953
D. Ngày 25 - 1 - 1954
-
Câu 29:
Nava đã đưa tổng số binh lực lên Điện Biên Phủ lúc cao nhất là 16.200 quân; bố trí thành 3 phân khu, 49 cứ điểm. Mục đích là nhằm biến Điện Biên Phủ thành:
A. Một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
B. Một nơi tập trung đông nhất khối quân chủ lực
C. Căn cứ quân sự phòng thủ Đông Dương
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 30:
Ngày 20 - 11 - 1953, giữa lúc quân ta tiến quân lên Tây Bắc, Nava vội vàng phân tán lực lượng cho quân nhảy dù, tập trung một khối chủ lực mạnh ở:
A. Lai Châu
B. Điện Biên Phủ
C. Thượng Lào
D. Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia