660 câu trắc nghiệm Lịch sử Đảng
Với 660 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng được tracnghiem.net chia sẻ nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung tài liệu bao gồm các câu hỏi về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tìm nguyên nhân sâu xa và bao quát dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội (1976 – 1996)?
A. Do áp dụng cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp
B. Do sai lầm về chủ trương chính sách, chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện
C. Do bố trí cơ cấu kinh tế, đầu tư thiên về phát triển công nghiệp nặng
D. Do sai lầm trong cải tạo các thành phần kinh tế
-
Câu 2:
Chọn đáp án đúng về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam.
B. Sự kết hợp giữa phong trào công nhân Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân quốc tế
C. Sự kết hợp giữa phong trào yêu nước, phong trào nông dân và chủ nghĩa Mác - lênin
D. Sự kết hợp giữa phong trào công nhân Việt Nam, phong trào trí thức yêu nước và học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn
-
Câu 3:
Thực tế “xé rào” nào dưới đây đã tạo cơ sở trực tiếp cho sự ra đời chủ trương “khoán 100” và “Khoán 10” trong nông nghiệp?
A. Khoán hộ ở Vĩnh Phúc (1966)
B. Thành phố Hồ Chí Minh chạy gạo phá cơ chế giá thu mua lương thực lỗi thời của nhà nước
C. An Giang đem hàng công nghiệp bán theo giá chợ, rồi lấy tiền đó mua lúa của nông dân cũng theo giá chợ
D. Dệt Thành công lách kẽ hở của chính sách để tự cân đối sản xuất theo theo quy luật của kinh tế thị trường
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn được:
A. Chương trình lương thực thực phẩm
B. Chương trình công nghệ thông tin
C. Chương trình hàng tiêu dùng
D. Chương trình hàng xuất khẩu
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây đánh giá đầy đủ nhất về bản chất của toàn cầu hoá kinh tế:
A. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, chứa đựng nhiều mâu thuẫn
B. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực
C. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực
D. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây nói về thách thức đối với các quốc gia chậm phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế:
A. Mở rộng được thị trường xuất khẩu
B. Tiếp nhận được những công nghệ và kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại
C. Được đối xử công bằng hơn trên thị trường quốc tế
D. Sự yếu thế trong cạnh tranh trên cả 3 phương diện: quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm
-
Câu 7:
Những câu sau đây đánh giá về thực trạng đổi mới thể chế chính trị ở nước ta. Tìm đánh giá sai:
A. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh t
B. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ
C. Cải cách hành chính chậm đổi mới
D. Đổi mới thể chế chính trị đã phù hợp hoàn toàn với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
-
Câu 8:
Tìm nội dung không thuộc về “Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng”?
A. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào năng suất của các yếu tố tổng hợp
B. Tăng trưởng dựa đồng thời vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước
C. Tăng trưởng dựa vào nội lực đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
D. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu sử dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nhân công rẻ
-
Câu 9:
Các nội dung dưới đây thuộc về đường lối đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1930 – 1945. Nội dung nào quan trọng nhất?
A. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc
B. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công nông
C. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
D. Chọn đúng thời cơ
-
Câu 10:
Tìm luận điểm không đúng với nhận thức và chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn trước đổi mới?
A. Đánh giá chủ quan về chủ nghĩa xã hội, cho rằng chủ nghĩa xã hội là vô địch
B. Nhìn thế giới như một vũ đài đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc
C. Nhận thức chủ quan, phiến diện về chủ nghĩa tư bản: cho rằng chế độ tư bản “đang trong cơn hấp hối”
D. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
-
Câu 11:
Tìm nội dung không thuộc về đặc trưng của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng?
A. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào năng lực sáng tạo và ứng dụng khoa học – công nghệ
B. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ vào việc tăng vốn, lao động
C. Tăng trưởng chủ yếu nhờ vào xuất khẩu các sản phẩm thô
D. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 12:
Tìm nội dung không thuộc về chủ trương Khoán 10 của Bộ chính trị năm 1988?
A. Hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ
B. Hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức một cách ồ ạt, cưỡng ép nông dân vào hợp tác xã
C. Thu hoạch vượt khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán
D. Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý về kinh tế
-
Câu 13:
Tìm nhận thức không đúng so với tư duy đối ngoại của thời kỳ đổi mới (sau 1986)?
A. Nhìn thế giới như một vũ đài đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc
B. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
C. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cây của các nước trong cộng động quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ động và tích cực Hội nhập quốc tế
-
Câu 14:
Đại hội VI (1986) đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Tìm bài học bị viết sai?
A. Trong hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc
B. Mọi chính sách phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo
C. Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới
D. Phải xây dựng đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền
-
Câu 15:
Tìm nội dung bị viết sai về nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1976 – 1996 ở nước ta?
A. Trong bố trí cơ cấu đầu tư không tính đến điều kiện và khả năng thực tế
B. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch, mệnh lệnh và chỉ tiêu..
C. Địch phá hoại bằng hải lục, không quân
D. Không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần
-
Câu 16:
Chỉ ra nguyên nhân khách quan khiến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giảm dần trong những năm gần đây?
A. Thiếu sự liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi nông sản hàng hóa
B. Nền kinh tế nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, qui mô nhỏ, lạc hậu
C. Tác động kép từ biến đổi khí hậu toàn cầu
D. Nông sản Việt nam đứng ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu
-
Câu 17:
Tìm đáp án không đúng với quan niệm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta?
A. Nền kinh tế được đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với từng giai đoạn của đất nước
B. Nền kinh tế thị trường hội nhập với các nước xã hội chủ nghĩa
C. Nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường
D. Nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh:
A. Vạch ra đường lối của cách mạng Việt Nam là: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
B. Nhiệm vụ cách mạng bao gồm cả 2 nội dung: Dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống để quốc
C. Đảng có chủ trương tập hợp giai cấp công nhân, nông dân và phân hóa, lôi kéo các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội về phía cách mạng
D. Cương lĩnh khẳng định lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, thông qua chính Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Câu 19:
Nhận thức nào dưới đây của Luận Cương chính trị 10/1930 là cơ sở dẫn tới các nhận thức hạn chế khác:
A. Không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và tay sai của chúng
B. Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà còn nặng về cách mạng ruộng đất
C. Chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc
D. Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai
-
Câu 20:
Hạn chế nào dưới đây của Luận Cương chính trị 10/1930 trái với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên?
A. Không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa
B. Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà còn nặng về cách mạng ruộng đất
C. Chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc
D. Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai
-
Câu 21:
Tìm nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước đổi mới?
A. Coi kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không phải là thành tựu của văn minh chung nhân loại
B. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
C. Đã thừa nhận có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
D. Gắn nền kinh tế thị trường của nước ta với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Câu 22:
Tìm đáp án sai khi xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong đường lối đối ngoại giai đoạn trước đổi mới?
A. Do chịu nhiều ảnh hưởng các quan điểm quốc tế của Liên Xô
B. Do tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi sau giải phóng miền Nam
C. Do phân tích đúng và kịp thời tình hình thế giới
D. Do không nhận thức được xu thế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn, chạy đua phát triển kinh tế của các nước trên thế giới
-
Câu 23:
Tìm đáp án giải thích đúng với quan niệm về độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại của Đảng ta?
A. Đối ngoại độc lập, tự chủ là tăng cường ngoại giao nhân dân
B. Đối ngoại độc lập là không phụ thuộc vào đường lối đối ngoại của các nước khác, tự chủ là không để đường lối đối ngoại của nước khác chi phối đường lối đối ngoại của nước mình
C. Đối ngoại độc lập, tự chủ là không đối đầu, không gây chiến tranh
D. Đối ngoại độc lập, tự chủ là triển khai hoạt động đối ngoại trên nhiều mặt, nhiều phương diện, thiết lập quan hệ với nhiều nhóm nước, nhiều quốc gia, khu vực
-
Câu 24:
Tìm đáp án giải thích đúng với quan niệm về đa dạng hóa, đa phương hóa trong đường lối đối ngoại của Đảng ta?
A. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại là không đối đầu, không gây chiến tranh
B. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại là đưa ra những quyết định về đường lối, chính sách không rơi vàothế bị động
C. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại là triển khai hoạt động đối ngoại trên nhiều mặt, nhiều phương diện, thiết lập quan hệ với nhiều nhóm nước, nhiều quốc gia, khu vực
D. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại là không phụ thuộc vào đường lối đối ngoại của các nước khác, không để đường lối đối ngoại của nước khác chi phối đường lối đối ngoại của nước mình
-
Câu 25:
Tìm đáp án đúng giải thích với quan niệm về đường lối đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển mà Đại hội XII nêu ra?
A. Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển là không đối đầu, không gây chiến tranh mà là tăng cường hợp tác, cùng nhau xây dựng, cùng nhau phát triển
B. Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác là không phụ thuộc vào đường lối đối ngoại của các nước khác, không để đường lối đối ngoại của nước khác chi phối đường lối đối ngoại của nước mình
C. Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác là đưa ra những quyết định về đường lối, chính sách không rơi vàothế bị động
D. Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác là triển khai hoạt động đối ngoại trên nhiều mặt, nhiều phương diện, thiết lập quan hệ với nhiều nhóm nước, nhiều quốc gia, khu vực
-
Câu 26:
Tìm đáp án viết đầy đủ nhất về chủ trương hội nhập toàn diện của Đảng ta?
A. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”
B. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”
C. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế’
D. “Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác mọi lĩnh vực”
-
Câu 27:
Tìm luận điểm giải thích đúng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
A. Nhà nước đóng vai trò xây dựng và hoàn thiện thể chế để định hướng, quản lý nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
B. Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong kinh doanh, tạo ra của cải cho xã hội
C. Nhà nước đóng vai trò giải quyết phân bổ các nguồn lực kinh tế
D. Nhà nước đóng vài trò cấp phát, xin - cho.
-
Câu 28:
Tìm nguyên nhân chủ quan cơ bản nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước đổi mới:
A. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn quá yếu
B. Sử dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp
C. Viện trợ của nước ngoài bị giảm
D. Thiên tai liên miên
-
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây là đổi mới quan trọng nhất trong các chủ trương chính sách của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986):
A. Lần đầu tiên, chính sách xã hội và mối tương quan của nó với chính sách kinh tế được đặt đúng tầm
B. Ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng
C. Chính sách đối ngoại dựa chủ yếu vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
D. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây xác định những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
A. Là nền kinh tế hiện vật
B. Là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
C. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước
D. Là nền kinh tế quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp