Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động
Với hơn 270 câu trắc nghiệm Đại cương Y học lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khả năng xâm nhập của chất độc qua da phụ thuộc vào: (tìm một ý kiến sai)?
A. Độ ẩm của da
B. Sắc tố của daơ thể
C. Thời tiết
D. Vị trí da trên bộ phận của cơ thể
-
Câu 2:
Loại chất độc nào sau đây xâm nhập vào cơ thể qua đường da: (tìm ý kiến sai)
A. Thuốc trừ sâu gốc photpho hữu cơ
B. Thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ
C. Các dung môi có chứa clo
D. Acetat chì
-
Câu 3:
Các yếu tố tác hại nào sau đây là yếu tố sinh học:
A. Cường độ lao động nặng, thời vụ khẩn trương, tư thế gò bó
B. Bức xạ siêu cao tần
C. Hóa chất trừ sâu, diệt cỏ
D. Nấm mốc
-
Câu 4:
Bệnh nghề nghiệp nào sau đây là do yếu tố sinh học:
A. Bệnh xoắn khuẩn vàng da, viêm da do nấm
B. Bệnh sốt virus truyền từ chim và gia cầm, bệnh viêm da do cao su
C. Bệnh bụi phổi bông
D. Bệnh bụi phổi asbest
-
Câu 5:
Các bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp nào sau đây thuộc danh sách những bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:
A. Bệnh viêm gan virus và nhiễm HIV/AIDS
B. Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS
C. Bệnh lao, bệnh viêm gan virus, bệnh xoắn khuẩn vàng da
D. Bệnh dại và bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da
-
Câu 6:
Những nghề nào sau đây có thể tiếp xúc với các yếu tố sinh học:
A. Chăn nuôi, thú y, nông nghiệp, sản xuất công cụ nông nghiệp
B. Y tế, thú y, nông nghiệp, nhân viên phòng thí nghiệm hóa học
C. Thú y, chăn nuôi, nhân viên phòng thí nghiệm sinh hóa, y tế.
D. Nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu
-
Câu 7:
Bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp có đặc điểm khác với bệnh nhiễm trùng thông thường về :
A. Phương pháp chẩn đoán
B. Phương pháp điều trị
C. Biện pháp phòng bệnh
D. Nguy cơ tiếp xúc
-
Câu 8:
Bệnh lao là một bệnh nghề nghiệp , có đặc điểm là:
A. Được bảo hiểm ở nước ta nhưng không phải là bệnh nghề nghiệp ở hầu hết các nước
B. Chỉ có ở ngành y tế
C. Thường kết hợp trong bệnh bụi phổi silic
D. Khó đề phòng cho nhân viên y tế
-
Câu 9:
Tỉ lệ nhiễm lao ở cán bộ y tế và nhân viên phòng xét nghiệm:
A. Giống tỉ lệ nhiễm lao ở người bình thường
B. Cao hơn 10 lầìn so với người bình thường
C. Cao hơn 2-3 lầìn so với người bình thường
D. Cao hơn 2-3 lần khi không có phòng hộ lao động
-
Câu 10:
Bệnh lao không phải là bệnh nghề nghiệp ở:
A. Bác sĩ thú y
B. Người chăn nuôi gia súc
C. Người giết mổ súc vật
D. Thầy giáo
-
Câu 11:
Những nghề có thể nhiễm lao nghề nghiệp:
A. Bác sĩ khám bệnh nhân hoặc nhân viên thú y chăm sóc súc vật ốm
B. Người chăn nuôi, thú y, nhân viên y tế, người bán thịt, người mổ xác, người làm phòng thí nghiệm
C. Người vắt sữa
D. Người làm phòng xét nghiệm vi sinh, nhân viên y tế
-
Câu 12:
Bệnh lao bò là bệnh có nguyên nhân nghề nghiệp ở người:
A. Chỉ có thể gặp ở bò và từ bò lây sang người
B. Có thể gặp ở nhiều loài gia súc và các động vật gậm nhấm
C. Người bị nhiễm bệnh theo cơ chế giọt nước bọt khi tiếp xúc với bò
D. Bò bị lao và lây qua sữa khi vắt sữa bò
-
Câu 13:
Biện pháp dự phòng đối với lao bò là:
A. Giết súc vật có test tuberculin dương tính
B. Tránh tiếp xúc với bò
C. Điều trị kháng sinh cho bò khi phát hiện bò nhiễm lao
D. Nấu chín thịt bò bị nhiễm lao
-
Câu 14:
Bệnh viêm gan virus là một bệnh nghề nghiệp có tỉ lệ:
A. Giống tỉ lệ viêm gan virus ở người bình thường
B. Cao hơn ở nhóm tiếp xúc nghề nghiệp do không có bảo hộ lao động
C. Cao hơn 2-3 lầìn so với người bình thường
D. Cao hơn 4-7 lần so với người bình thường.
-
Câu 15:
Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp không gặp ở:
A. Bác sĩ
B. Y tá, hộ lý
C. Nữ hộ sinh
D. Bác sĩ thú y
-
Câu 16:
Biện pháp dự phòng đối với viêm gan virus B nghề nghiệp là:
A. Tiêm vaccin cho người tiếp xúc
B. Biện pháp bảo hộ lao động nghiêm ngặt
C. Tránh tiếp xúc với bệnh nhân
D. Tiêm globulin miễn dịch
-
Câu 17:
Đường lây truyền chủ yếu của bệnh sốt vàng da do xoắn khuẩn là:
A. Đường máu
B. Đường da, niêm mạc, tiêu hóa
C. Đường hô hấp
D. Đường tiêu hóa
-
Câu 18:
Nghề có ít nguy cơ tiếp xúc với xoắn khuẩn leptospira:
A. Chăn nuôi gia súc
B. Thú y
C. Thủy lợi
D. Bác sĩ và nhân viên y tế ở khoa lây
-
Câu 19:
Nghề nghiệp nào sau đây khó đề phòng được bệnh sốt vàng da do leptospira:
A. Thú y
B. Chế biến thực phẩm
C. Chăn nuôi
D. Nông nghiệp
-
Câu 20:
Nguồn truyền nhiễm thông thường của bệnh sốt do leptospira không phải là:
A. Người bệnh
B. Trâu bò
C. Ngựa
D. Chó