Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động
Với hơn 270 câu trắc nghiệm Đại cương Y học lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhóm tuổi nào sau đây không được tuyển vào làm việc tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật:
A. Dưới 15 và trên 45
B. Dưới 15 và trên 50
C. Dưới 18 và trên 45
D. Dưới 18 và trên 50
-
Câu 2:
Trong điều trị cấp cứu ở hiện trường, các trường hợp nhiễm độc nặng với lân hữu cơ cần phải tiêm ngay:
A. EDTA
B. Atropin
C. Phenobarbital
D. Pralidoxim
-
Câu 3:
Khi huỷ hoá chất bảo vệ thực vật còn thừa cần chôn sâu ít nhất ... .. .. ..., ở nơi xa nhà dân, xa nguồn nước, xa bãi chăn thả gia súc:
A. 0,3 m
B. 0,4 m
C. 0,5 m
D. 0,6 m
-
Câu 4:
Loại hóa chất bảo vệ thực vật đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở nước ta là:
A. Carbamat
B. Wofatox
C. Pyrethroid
D. Permethrin
-
Câu 5:
Người bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiết dịch kèm co thắt phế quản, khó thở..., đó là dấu chứng dạng nhiễm độc:
A. Muscarin
B. Nicotin
C. Atropin
D. Acetylcholinesteraza
-
Câu 6:
Người bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ lân hữu cơ có biểu hiện như run, co giật hoặc co cứng cơ cục bộ, yếu cơ rồi liệt cơ.., đó là dấu chứng dạng nhiễm độc:
A. Muscarin
B. Nicotin
C. Atropin
D. Acetylcholinesteraza
-
Câu 7:
Chẩn đoán sớm nhiễm độc nghề nghiệp do hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) lân hữu cơ dựa vào:
A. Dấu hiệu lâm sàng
B. Xét nghiệm phát hiện các tổn thương sinh hóa
C. Xét nghiệm đánh giá mức độ thâm nhiễm
D. Tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với HCBVTV lân hữu cơ
-
Câu 8:
Biện pháp để dự phòng cấp 1 cho người phun hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là:
A. Kho chứa HCBVTV phải xa điểm dân cư và nguồn nước
B. Không tuyển công nhân nữ .
C. Không ăn uống và hút thuốc trong khi làm việc, thay quần áo và tắm sau khi phun
D. Tổ chức khám định kỳ cho người phun thuốc
-
Câu 9:
Biện pháp để dự phòng cấp 1 cho công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là:
A. Phát hiện các biểu hiện sớm của nhiễm độc nghề nghiệp
B. Trang bị và sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động
C. Ngừng tiếp xúc khi có dấu hiệu nhiễm độc
D. Điều trị cho người bị nhiễm độc
-
Câu 10:
Biện pháp để dự phòng cấp 2 cho công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là:
A. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
B. Giáo dục cho công nhân về tác hại và biện pháp phòng nhiễm độc HCBVTV
C. Giám sát nồng độ HCBVTV tại nơi làm việc, đảm bảo không vượt quá nồng độ tối đa cho phép với từng chất
D. Phát hiện sớm nhiễm độc nhằm ngăn ngừa không để tiến triển thành thể lâm sàng
-
Câu 11:
Loại hóa chất bảo vệ thực vật tích lũy trong cơ thể, trong tổ chức mỡ và do đó dễ gây nhiễm độc mãn tính là:
A. Lân hữu cơ
B. Clor hữu cơ
C. Carbamat
D. Pyrethroid
-
Câu 12:
Loại hóa chất bảo vệ thực vật tích lũy trong cơ thể, trong tổ chức mỡ và do đó dễ gây nhiễm độc mãn tính là:
A. Lân hữu cơ
B. Clor hữu cơ
C. Carbamat
D. Pyrethroid
-
Câu 13:
Dấu hiệu co đồng tử là biểu hiện của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Nhiệt độ cao làm tăng khả năng hấp thu hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ qua da:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Hóa chất bảo vệ thực vật clor hữu cơ có thể được hấp thu vào cơ thể qua da lành?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Nhiễm độc cấp tính hóa chất bảo vệ thực vật có thể xảy ra ở các quần thể rất xa nơi sản xuất hoặc đồng ruộng do tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Đường xâm nhập của chất độc trong sản xuất vào cơ thể chủ yếu theo đường:
A. Đường hô hấp
B. Đường da
C. Đường tiêu hoá
D. Đường niêm mạc
-
Câu 18:
Chất độc thuộc nhóm kim loại nặng được đào thải chủ yếu qua đường:
A. Đường hô hấp
B. Đường thận
C. Đường da
D. Đường tiêu hóa và đường thận
-
Câu 19:
Khi vào cơ thể người chất độc có thể được chuyển hoá thành: (tìm một ý kiến sai)
A. Các chất độc có độc tính mạnh hơn
B. Các chất có độc tính yếu hơn ban đầu
C. Các chất trung hoà về mặt độc tính
D. Các chất hoà tan
-
Câu 20:
Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tác hại của chất độc trong sản xuất:
A. Tính hoà tan của chất độc
B. Tính bay hơi của chất độc
C. Nồng độ của chất độc xâm nhập vào cơ thể
D. Tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc với chất độc