Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động
Với hơn 270 câu trắc nghiệm Đại cương Y học lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bụi gây co thắt phế quản chủ yếu là:
A. Bụi có nguồn gốc động vật
B. Bụi bông
C. Bụi đá
D. Bụi kim loại
-
Câu 2:
Bụi có thể gây ung thư là:
A. Bụi sắt
B. Bụi than
C. Bụi đồng, chì
D. Bụi crôm, arsenic
-
Câu 3:
Bụi có thể gây nhiễm độc chung là:
A. Bụi sắt
B. Bụi than
C. Bụi chì
D. Bụi crôm
-
Câu 4:
Bụi có thể gây kích thích da niêm mạc, làm tổn thương hoại tử vách ngăn mũi là:
A. Bụi sắt
B. Bụi than
C. Bụi chì
D. Bụi crôm
-
Câu 5:
Bụi có kích thước < 5 micromet sẽ xâm nhập hệ hô hấp đến:
A. Phế nang
B. Phế nang và được hấp thụ
C. Phế nang, được hấp thụ và gây xơ hóa phổi
D. Mũi họng và bị giữ lại
-
Câu 6:
Bụi chì khi vào hệ hô hấp sẽ:
A. Gây phổi nhiễm bụi chì
B. Hấp thụ vào máu và gây nhiễm độc chung
C. Được thải ra và không ảnh hưởng tới hệ hô hấp
D. Gây tổn thương cho phế quản
-
Câu 7:
Một số loại bụi có thể gây cháy và nổ là do:
A. Kích thước hạt bụi nhỏ
B. Có mồi lửa ở nơi có bụi
C. Nồng độ oxy quá cao
D. Tính chất hóa học của bụi và có mồi lửa ở nơi có bụi
-
Câu 8:
Biện pháp cá nhân phòng chống bụi:
A. Ít có ý nghĩa vì chỉ có biện pháp kỹ thuật mới giải quyết vấn đề tận gốc
B. Có ý nghĩa lớn vì chưa áp dụng được các biện pháp khác
C. Có ý nghĩa lớn cho dù áp dụng được các biện pháp khác
D. Ít có ý nghĩa vì ít được áp dụng
-
Câu 9:
Chỉ có thể làm giảm tác hại của bụi trong sản xuất bằng các biện pháp:
A. Kỹ thuật
B. Y tế
C. Phòng hộ cá nhân
D. Tổng hợp toàn diện
-
Câu 10:
Khám sức khỏe khi tuyển công nhân lần đầu tiên làm việc ở nơi có bụi nhằm mục đích chính là:
A. Phát hiện người có bệnh do bụi gây ra ở hệ hô hấp
B. Phát hiện người có bệnh do bụi gây ra ở hệ hô hấp và tim mạch
C. Để bố trí nơi lao động thích hợp
D. Để phát hiện người có bệnh không được tiếp xúc với bụi
-
Câu 11:
Bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp gây ra do:
A. Loại bụi silicat Ca và Mg
B. Bụi silic dioxyt tự do
C. Bụi silic dioxyt tự do với sự hiện diện của một yếu tố gây dị ứng
D. Bụi silic dioxyt tự do với sự hiện diện của một loại vi trùng
-
Câu 12:
Công nhân làm việc trong các ngành nghề sau đây dễ mắc bệnh bụi phổi silic, ngoại trừ:
A. Khai thác mỏ than
B. Khai thác đá
C. Xi măng
D. Sản xuất gạch chịu lửa
-
Câu 13:
Biến đổi bệnh lý trong bệnh bụi phổi silic là:
A. Tổn thương xơ hóa phổi gây giảm thông khí hạn chế
B. Tổn thương xơ hóa phổi gây giảm thông khí tắc nghẽn
C. Tổn thương xơ hóa ở đỉnh phổi trong giai đoạn đầu
D. Xơ hóa khởi phát ở các phế huyết quản gốc
-
Câu 14:
Chụp X quang khi khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi silic:
A. Có giá trị chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi
B. Có giá trị chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi
C. Có giá trị theo dõi bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi
D. Để phân biệt bệnh bụi phổi với các bệnh khác
-
Câu 15:
Bụi silic khi xâm nhập vào phế nang:
A. Bị các đại thực bào tiêu hủy
B. Bị các đại thực bào tiêu hủy một phần
C. Bị các đại thực bào khu trú lại và đào thải ra ngoài trong một thời gian dài
D. Các đại thực bào đến ăn nhưng chính các đại thực bào bị tổn thương
-
Câu 16:
Hiện nay người mắc bệnh bụi phổi silic:
A. Có thể điều trị lành được nếu phát hiện sớm
B. Có thể khỏi bệnh nếu ngừng tiếp xúc với bụi và điều trị tích cực
C. Không thể khỏi bệnh dù được điều trị và ngừng tiếp xúc với bụi
D. Bệnh tiến triển nặng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với bụi
-
Câu 17:
Bệnh bụi phổi silic thường gặp ở công nhân các ngành sản xuất:
A. Khai thác than, khai thác đá, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
B. Xi măng
C. Nông nghiệp, lâm nghiệp
D. Hàn xì
-
Câu 18:
Bệnh bụi phổi asbest thường gặp ở công nhân các ngành sản xuất:
A. Vật liệu xây dựng, các nhà máy hóa chất trừ sâu
B. Vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt, gạch chịu lửa, vật liệu cách âm
C. Xi măng, vôi, bóng đèn điện
D. Nông nghiệp, lâm nghiệp
-
Câu 19:
Tác hại do bụi asbest gây ra là:
A. Ung thư
B. Lao phổi
C. Xơ hoá phổi
D. Xơ hoá phổi và ung thư trung biểu mô màng phổi, màng bụng
-
Câu 20:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh bụi phổi asbest:
A. Sớm với các dấu hiệu ho khó thở tức ngực
B. Sớm với các dấu hiệu cơ năng điễn hình
C. Rất muộn với dấu hiệu ho và khái huyết
D. Rất muộn với các dấu hiệu cơ năng không điển hình.