320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho công thức sau: Chì acetat 1g Amoni clorid 1g Lưu huỳnh kết tủa 2g Ethnol 70% 10g Glycerin 10g Nước vừa đủ 100ml Hỗn dịch trên có thể điều chế bằng phương pháp nào thích hợp:
A. Phân tán cơ học
B. Phương pháp ngưng kết
C. Kết hợp phương pháp phân tán và ngưng kết
D. Thuốc bột hoặc cốm để pha hỗn dịch
-
Câu 2:
Hỗn dịch thô có kích thước tiểu phân chất rắn:
A. > 0,01μm
B. > 0,1 μm
C. > 1 μm
D. > 0,01 mm
-
Câu 3:
Thuốc nhỏ mắt hydrocortisone thường được bào chế dưới dạng:
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ dịch
D. Thuốc mỡ tra mắt
-
Câu 4:
Cho công thức sau: Cồn kép opi benzoic20g Siro đơn 20g Nước cất vừa đủ 100ml Hỗn dịch trên có thể điều chế bằng phương pháp nào thích hợp:
A. Phân tán cơ học
B. Ngưng kết bằng phản ứng hóa học
C. Ngưng kết do thay đổi dung môi
D. Kết hợp phương pháp phân tán và ngưng kết
-
Câu 5:
Cho công thức sau: Kẽm sulfat dược dụng 40g Kali sulfur hóa 40g Nước cất vừa đủ 1000ml Hỗn dịch trên có thể điều chế bằng phƣơng pháp nào thích hợp:
A. Phân tán cơ học
B. Ngưng kết bằng phản ứng hóa học
C. Ngưng kết do thay đổi dung môi
D. Kết hợp phương pháp phân tán và ngưng kết
-
Câu 6:
Cho công thức sau: Kẽm sulfat dược dụng 40g Kali sulfur hóa 40g Nước cất vừa đủ 1000ml Hoạt chất chính trong công thức trên là:
A. Kẽm sulfat dược dụng
B. Kali sulfur hóa
C. Kẽm sulfur hóa
D. Kali sulfat
-
Câu 7:
Những hiện tượng biến đổi của hỗn dịch trong quá trình bảo quản, NGOẠI TRỪ:
A. Sự đóng bánh
B. Sự hình thành tinh thể
C. Sự không kết bông
D. Sự lên bông
-
Câu 8:
Thành phần bắt buộc của hỗn dịch:
A. Dược chất, chất dẫn
B. Dược chất, chất dẫn, chất gây thấm
C. Dược chất, chất gây thấm, chất bảo quản
D. Dược chất, chất gây thấm, chất ổn định
-
Câu 9:
Khi dược chất là long não (camphor), chất dẫn là nƣớc cất, phương pháp tốt nhất để tạo hỗn dịch mịn là:
A. Nghiền long não cho mịn với cồn cao độ
B. Phương pháp phân tán cơ học
C. Phương pháp ngưng kết do phản ứng hóa học
D. Phương pháp ngưng kết do thay đổi dung môi
-
Câu 10:
Hỗn dịch tiêm thường có ưu điểm:
A. Không gây kích ứng nơi tiêm
B. Cho tác dụng nhanh
C. Thời gian tác dụng dài hơn so với dạng dung dịch
D. Cho tác dụng tại chỗ vì dược chất không khuếch tán được
-
Câu 11:
Trong quá trình bảo quản, hỗn dịch bị đóng bánh là do, NGOẠI TRỪ:
A. Hệ không kết bông
B. Nồng độ chất điện giải quá cao
C. Có sự hình thành tinh thể
D. Tác nhân gây treo không đủ hoặc kém hiệu quả
-
Câu 12:
Để khắc phục hiện tượng đóng bánh trong hỗn dịch, ta cần:
A. Thêm tác nhân gây kết bông
B. Tăng lượng hoặc thay thế tác nhân gây treo
C. A và B đều
D. A và B đều sai
-
Câu 13:
Nguyên nhân do ảnh hưởng của chất điện giải thường dẫn đến hiện tượng nào trong hỗn dịch, NGOẠI TRỪ:
A. Đóng bánh
B. Hệ không kết bông
C. Khó phân tán lại
D. Hình thành tinh thể
-
Câu 14:
Các thiết bị được sử dụng để làm giảm kích thước của tiểu phân kết tụ sau khi điều chế hỗn dịch:
A. Máy đồng nhất hóa
B. Máy siêu âm
C. Máy xay keo
D. Máy lắc
-
Câu 15:
Trong đa số trường hợp, để giúp cho nhũ tương hình thành và có độ bền vững nhất định, cần sử dụng:
A. Chất gây thấm
B. Chất ổn định
C. Chất bảo quản
D. Chất nhũ hóa
-
Câu 16:
Để nhận biệt kiểu nhũ tương, có thể xác định bằng các phương pháp:
A. Pha loãng
B. Nhuộm màu
C. Đo độ dẫn điện
D. Tất cả đều
-
Câu 17:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương được đề cập trong hệ thức Strokes là:
A. Độ nhớt của hệ phân tán
B. Chênh lệch tỉ trọng giữa 2 pha
C. Kích thước tiểu phân
D. Tất cả đều
-
Câu 18:
Nhũ tƣơng là một hệ gồm:
A. Chất lỏng hòa tan trong một chất lỏng
B. Chất rắn hòa tan trong một chất lỏng
C. Chất lỏng phân tán đều trong một chất lỏng khác dưới dạng hạt nhỏ
D. Chất rắn phân tán đều trong một chất lỏng dưới dạng hạt nhỏ
-
Câu 19:
Thành phần chính của nhũ tương thuốc:
A. Pha nội + pha ngoại
B. Pha dầu + pha phân tán
C. Pha dầu + pha nước + chất nhũ hóa
D. A và C đều
-
Câu 20:
Một nhũ tƣơng N/D có nghĩa là:
A. Môi trường phân tán là nước
B. Pha ngoại là nước
C. Pha liên tục là dầu
D. Pha nội là dầu