320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Được gọi là nhũ dịch dầu thuốc vì:
A. Tướng dầu chiếm tỉ lệ lớn hơn 40%
B. Tướng ngoại là tướng dầu có tác dụng dược lý
C. Tướng nội là tướng dầu có tác dụng dược lý
D. Tướng dầu là dược chất có tỉ trọng nặng
-
Câu 2:
Kích thước của tướng dầu trong nhũ tương thuốc tiêm phải có đường kính:
A. < 0,1μm
B. < 1μm
C. < 10μm
D. < 100μm
-
Câu 3:
Dầu thực vật nào không được sử dụng trong nhũ tương thuốc tiêm:
A. Dầu hạt bông
B. Dầu nành
C. Dầu vừng
D. Dầu thầu dầu
-
Câu 4:
Nhũ tương bị phá vỡ hoàn toàn và không hồi phục được khi:
A. Có sự nổi kem
B. Có sự kết bông
C. Có sự kết dính
D. Vừa nổi kem vừa kết bông
-
Câu 5:
Hiện tượng do sự tương tác của các thành phần trong công thức làm phá vỡ hoặc thay đổi tính chất của chất nhũ hóa được gọi là:
A. Sự kết dính
B. Sự đảo pha
C. Sự nổi kem hay sự lắng cặn
D. Sự lên bông
-
Câu 6:
Các hiện tượng thường gặp trong quá trình bảo quản nhũ tương, NGOẠI TRỪ:
A. Sự kết dính
B. Sự đảo pha
C. Sự đóng bánh
D. Sự lên bông
-
Câu 7:
Sự liên kết yếu giữa các giọt chất lỏng pha phân tán nhưng vẫn ngăn cách nhau bởi một lớp mỏng của pha liên tục, nhũ tương có thể trở về trạng thái phân tán đều khi lắc gọi là:
A. Sự kết dính
B. Sự kết tụ
C. Sự lên bông
D. Sự lên bông giả
-
Câu 8:
Hiện tượng nào khơi mào cho sự kết dính:
A. Sự lên bông
B. Sự nổi kem hay sự lắng cặn
C. Sự đảo pha
D. A và B đều
-
Câu 9:
Để khắc phục nguyên nhân chênh lệch tỉ trọng giữa 2 pha, giúp nhũ tương tạo thành bền vững, tốt nhất ta nên:
A. Tăng tỷ trọng của môi trường phân tán của nhũ tương D/N bằng cách thêm vào môi trường phân tán các chất có tỷ trọng lớn hơn nước như kết hợp với các chất có tác dụng làm ngọt, làm tăng độ nhớt
B. Giảm tỷ trọng của pha phân tán của nhũ tương D/N khi pha phân tán có tỷ trọng lớn hơn
C. A và B đều
D. A và B đều sai
-
Câu 10:
Gôm arabic làm chất nhũ hóa thường dùng:
A. Trong nhũ tương uống, tiêm
B. Trong nhũ tương uống
C. Trong nhũ tương tiêm
D. Trong nhũ tương dùng ngoài
-
Câu 11:
Các chất diện hoạt nào sau đây dùng cho nhũ tương kiểu D/N:
A. xà phòng natri, Span
B. xà phòng natri, Tween
C. xà phòng calci, Span
D. xà phòng calci, Tween
-
Câu 12:
Các chất diện hoạt nào sau đây dùng cho nhũ tương kiểu N/D:
A. xà phòng natri, Span
B. xà phòng natri, Tween
C. xà phòng calci, Span
D. xà phòng calci, Tween
-
Câu 13:
PEG được xếp vào nhóm:
A. Chất nhũ hóa thiên nhiên
B. Chất diện hoạt
C. Chất nhũ hóa ổn định
D. Các chất nhũ hóa rắn ở dạng hạt nhỏ
-
Câu 14:
Đặc điểm của Bentonit, Talc:
A. Là chất nhũ hóa rắn dạng hạt nhỏ
B. Tan trong nước
C. Tan trong dầu
D. A và B
-
Câu 15:
Chọn chất nhũ hóa tốt nhất cho nhũ tương tiêm truyền trong số các chất sau đây:
A. Tween
B. Span
C. Lecithin
D. Bentonit
-
Câu 16:
Chất nhũ hóa nào sau đây có thể tạo được cả 2 kiểu nhũ tương tùy theo phân tán vào tướng nào trước:
A. MgO
B. Mg trisilicat
C. Nhôm oxyd
D. Bentonit
-
Câu 17:
Chất diện hoạt thường dùng làm chất nhũ hóa và gây thấm vì có tác dụng:
A. Làm tăng sức căng liên bề mặt
B. Làm giảm sức căng liên bề mặt
C. Làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán
D. Làm giảm độ nhớt của môi trường phân tán
-
Câu 18:
Phương pháp nhũ hóa các tinh dầu và các chất dễ bay hơi là:
A. Phương pháp lắc chai
B. Phương pháp phân tán cơ học
C. Phương pháp keo ươt
D. Phương pháp sử dụng chất diện hoạt
-
Câu 19:
Phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng trong điều chế nhũ tương là:
A. Phương pháp keo khô
B. Phương pháp keo ướt
C. Phương pháp điều chế đặc biệt
D. Phương pháp ngưng kết
-
Câu 20:
Chọn câu nhất: Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp trong điều chế nhũ tương:
A. Áp dụng khi chất nhũ hóa là xà phòng được tạo ra trực tiếp trong quá trình phân tán
B. Tạo kiểu nhũ tương D/N
C. Thường tạo nhũ tương kém bền hơn các phương pháp khác
D. Tất cả đều