320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
CHỌN CÂU SAI. Ưu điểm của nhóm thuốc phun mù:
A. Đảm bảo vệ sinh, không có sự nhiễm bẩn do dụng cụ trong khi sử dung.
B. Liều sử dụng thấp nên hạn chế được tác dụng phụ
C. Phân liều chính xác
D. Không cho tác dụng toàn thân khi sử dụng
-
Câu 2:
CHỌN CÂU SAI. Khuyết điểm của dạng thuốc phun mù:
A. Kỹ thuật sản xuất phức tạp
B. Cách sử dụng dễ dàng, không cần sự hướng dẫn của nhân viên y tế
C. Khí đẩy nhóm Hidrocacbon dễ dây cháy nổ
D. Khí đẩy nhóm Fluocacbon gây phá hủy tầng ozon
-
Câu 3:
Phân loại theo cấu trúc lý hóa của hệ thuốc, ta có:
A. Thuốc phun mù dùng tại chỗ trên da, trực tràng, âm đạo, xông hít qua miệng, mũi vào phổi…
B. Thuốc phun mù hai pha, thuốc phun mù ba pha
C. Thuốc phun mù dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bọt xốp
D. Thuốc phun mù có van định liều, van phun liên tục, có bơm định liều không dùng chất đẩy…
-
Câu 4:
Trong thuốc phun mù có chứa dung dịch nước, không đươc dụng cụ khí đẩy loại:
A. Propan
B. Isobutan
C. n – butan
D. Difuor ethan
-
Câu 5:
CHỌN CÂU SAI. Nhược điểm của khí nén:
A. Khi sử dụng, áp lực trong bình sẽ giảm dần
B. Khí nén đòi hỏi dung tích bình chứa lớn hơn khí hóa lỏng
C. Trơ về mặt hóa học, không phản ứng với các thành phần thuốc trong hệ
D. Thuốc có thể phân tán ra khỏi bình tạo phun mù, bọt xốp, thể mềm như thuốc mỡ, bột nhão…
-
Câu 6:
CHỌN CÂU SAI. Dung môi trong thuốc phun mù dạng dung dịch:
A. Phải hòa tan được cả dược chất và khí đẩy
B. Thường dùng: ethanol, PEG, propylene glycol, ethyl acetate…
C. Góp phần đảm bảo phân liều chính xác
D. Làm giảm áp suất trong bình nhanh chóng
-
Câu 7:
Ưu điểm của dạng thuốc đặt:
A. Thích hợp với bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa, bệnh nhân hôn mê
B. Cách sử dụng an toàn
C. Sinh khả dụng cao (tương đương đường tiêm bắp)
D. A, B, C
-
Câu 8:
Chọn câu sai: Nhược điểm của dạng thuốc đặt:
A. Khó bảo quản ở những vùng có nhiệt độ cao
B. Khó sử dụng cho trẻ em và người già
C. Sự hấp thu thay đổi ngay cả trên cùng một cá thể
D. Cách sử dụng bất tiện
-
Câu 9:
Sự hấp thu dược chất từ dạng thuốc đạn:
A. Theo tĩnh mạch trĩ dưới qua gan
B. Theo tĩnh mạch trĩ trên và trĩ giữa qua gan
C. Theo tĩnh mạch trĩ trên qua gan
D. A, B, C đều sai
-
Câu 10:
Tá dược PEG điều chế thuốc đặt thuộc nhóm:
A. Dầu mỡ hydrogen hóa
B. Keo thân nước thiên nhiên
C. Triglycerid bán tổng hợp
D. Keo thân nước tổng hợp
-
Câu 11:
Phương pháp đun chảy đổ khuôn để điều chế thuốc đặt phải chú ý đến hệ số thay thế khi lượng dược chất trong viên:
A. Nhỏ hơn 0,5g
B. Lớn hơn 0,5g
C. Nhỏ hơn 50mg
D. Lớn hơn 50mg
-
Câu 12:
Để điều chỉnh độ cứng của thuốc đặt điều chế bằng nhóm tá dược thân dầu thường dùng:
A. PEG 6000
B. Sáp ong
C. Lanolin khan
D. Vaselin
-
Câu 13:
Yêu cầu nhiệt độ chảy của thuốc đặt phải:
A. Lớn hơn 36,50C
B. Thấp hơn 36,50C
C. Bằng 36,50C
D. A, B, C sai
-
Câu 14:
Yêu cầu chất lượng của thuốc đặt:
A. Phải chảy lỏng ở thân nhiệt
B. Phải hòa tan trong niêm dịch
C. Phải giữ được hình dạng trong quá trình bảo quản
D. A, B, C
-
Câu 15:
Lưu ý khi sử dụng tá dược gelatin – glycerin làm tá dược thuốc đặt:
A. Phải nhúng nhanh vào nước trước khi sử dụng
B. Phải bảo quản viên trong ngăn đông
C. Phải sử dụng ngay sau khi điều chế
D. Phải thêm parafin rắn vào để đảm bảo độ bền cơ học của viên
-
Câu 16:
Dược điển Việt Nam qui định thời gian rã của thuốc đạn điều chế bằng tá dược thân nước là:
A. 5 phút
B. 15 phút
C. 30 phút
D. 60 phút
-
Câu 17:
Lưu ý khi sử dụng PEG làm tá dược thuốc đặt:
A. Phải nhúng nhanh vào nước trước khi sử dụng
B. Phải bảo quản viên trong ngăn đông
C. Phải sử dụng ngay sau khi điều chế
D. Phải thêm parafin rắn vào để đảm bảo độ bền cơ học của viên
-
Câu 18:
Cơ chế giải phóng dược chất từ dạng thuốc đặt sử dụng tá dược thân nước:
A. Chảy lỏng ở nhiệt độ cơ thể
B. Tan rã dưới sự co bóp của trực tràng
C. Hòa tan trong niêm dịch
D. Hòa tan trong lớp chất nhầy
-
Câu 19:
Cơ chế giải phóng hoạt chất của thuốc đặt:
A. Tá dược thân dầu hòa tan trong lớp chất nhầy
B. Tá dược thân nước hòa tan trong niêm dịch
C. Tá dược thân nước chảy lỏng ở nhiệt độ cơ thể
D. A, B
-
Câu 20:
Thuốc đặt sử dụng tá dược PEG giải phóng dược chất theo cơ chế:
A. Hòa tan trong niêm dịch
B. Chảy lỏng ở thân nhiệt
C. Hòa tan trong lớp chất nhầy
D. Tan rã dưới sự co bóp của trực tràng