330 câu trắc nghiệm Công nghệ Hàn
Chia sẻ hơn 330 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Công nghệ Hàn có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ký hiệu que hàn E308L – 16 theo tiêu chuẩn AWS A5.4 chữ số 308L có nghĩa là?
A. Giới hạn bền kéo tối thiểu
B. Ký hiệu vật liệu
C. Vị trí hàn và đặc tính dòng điện
D. Thành phần cấu tạo của vỏ thuốc
-
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây làm tăng nguy cơ nứt ở vùng ảnh hưởng nhiệt khi hàn thép tấm dày hợp kim Mangan-Cacbon:
A. Que hàn bị ẩm
B. Do nhiệt độ gia nhiệt trước khi hàn thấp
C. Làm nguội chậm sau khi hàn
D. Thép có hàm lượng %C thấp
-
Câu 3:
Khi hàn Thành phần thép trong kết cấu thép được thay đổi từ 0,15% carbon 0,6% mangan đến 0.2 carbon 1,2% mangan. Điều này có thể ảnh hưởng?
A. Giảm độ bền kéo
B. Nứt ở vùng hàn
C. Tăng tính dẻo
D. Giảm độ cứng
-
Câu 4:
Vùng ảnh hưởng nhiệt trong mối hàn là:
A. Nó là một phần tan chảy của vật liệu cơ bản
B. Đây là khu vực liền kề với kim loại mối hàn đã trải qua thay đổi cấu trúc vi mô
C. Đây là khu vực mối hàn cộng với vật liệu phụ đã trải qua thay đổi cấu trúc vi mô
D. Đây là khu vực của độ bền kéo thấp nhất trong khu vực mối hàn
-
Câu 5:
Nguyên nhân gây ra biến dạng sản phẩm sau khi hàn khi hàn giáp mối 2 tấm mỏng có bề rộng bằng nhau là do:
A. Biến dạng do co ngang mối hàn
B. Biến dạng do co dọc mối hàn
C. Do que hàn ẩm
D. Do chọn sai que hàn
-
Câu 6:
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ gọi là phương pháp hàn:
A. MAG
B. MIG
C. TIG
D. FCAW
-
Câu 7:
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính gọi là phương pháp hàn:
A. TIG
B. MIG
C. FCAW
D. MAG
-
Câu 8:
Hàn MIG được viết tắt bằng cụm từ nào dưới đây:
A. Metal Inert Gas
B. Manual Is Gas
C. Mixture Inert Gas
D. Material Is Gas
-
Câu 9:
Tầm với của điện cực khi hàn MIG/MAG phụ thuộc vào:
A. Đường kính điện cực
B. Dòng điện hàn
C. Chiều dày vật liệu
D. Điện áp hàn
-
Câu 10:
Tầm với điện cực quá dài khi hàn MIG/MAG thì chế độ hàn có ảnh hưởng như thế nào:
A. Cường độ dòng điện sẽ giảm
B. Cường độ dòng điện sẽ tăng
C. Điện áp hàn sẽ giảm
D. Lưu lượng khí sẽ tăng lên
-
Câu 11:
Điện áp hàn trong hàn MAG/MIG là:
A. (15÷44 ) V
B. (45÷60 )V
C. (65÷75 )V
D. (80÷100 )V
-
Câu 12:
Hàn MAG được viết tắt bằng cụm từ nào dưới đây:
A. Manual Are Gas
B. Metal Active Gas
C. Material Are Gas
D. Mixture Active Gas
-
Câu 13:
Quá trình GMAW được dùng với nguồn DC kiểu:
A. Dòng điện không đổi
B. Điện áp không đổi
C. Dòng xoay chiều
D. Điện áp thay đổi
-
Câu 14:
Trong quá trình hàn MAG/MIG thép cacbon thấp không sử dụng điện cực DC- là do:
A. Hồ quang không ổn định
B. Dòng hàn quá cao
C. Điện áp quá thấp
D. Hạn chế về vật liệu hàn
-
Câu 15:
Điện cực nào được sử dụng khi hàn MAG cho vật liệu thép cacbon thấp:
A. DC(+)
B. DC
C. DC(-)
D. AC
-
Câu 16:
Khí bảo vệ được dùng để hàn MAG là:
A. CO2
B. Argon và Heli
C. Oxy hoặc Nitơ
D. Argon và Nitơ
-
Câu 17:
Loại khí trộn sử dụng khi chuyển dịch kim loại lỏng dạng “cầu” từ điện cực vào vũng hàn khi hàn MAG/MIG để hàn thép cacbon:
A. 100% CO2
B. 100% Ar
C. 75% Ar + 25% CO2
D. O2 + N2
-
Câu 18:
Khí bảo vệ được sử dụng khi hàn MIG là:
A. Ar, He hoặc Ar + He
B. He +CO2
C. O2 + N2
D. CO2 hoặc Ar + CO2
-
Câu 19:
Loại khí trộn sử dụng khi Chuyển dịch kim loại lỏng dạng “hồ quang xung” từ điện cực vào vũng hàn khi hàn MAG/MIG để hàn thép cacbon:
A. 90% Ar + 10% CO2
B. 100% Ar
C. 90% CO2 + 10% Ar
D. 75% CO2 + 25% Ar
-
Câu 20:
Trong quá trình hàn MAG/MIG thì Sự pha trộn argon và heli là nhằm mục đích để hàn các vật liệu:
A. Kim loại màu, inox, hợp kim thấp
B. Thép cacbon trung bình
C. Thép cacbon cao
D. Thép cacbon thấp
-
Câu 21:
Dây hàn MAG được mạ một lớp đồng (Cu) bên ngoài có tác dụng là:
A. Tăng độ cứng cho mối hàn
B. Làm giảm khuyết tật rỗ khí
C. Tăng độ bền cho mối hàn
D. Tăng khả năng dẫn điện và bảo vệ dây hàn khỏi bị rỉ
-
Câu 22:
Yếu tố nào sau đây không phải là tác dụng của lớp đồng phủ lên dây hàn MIG/MAG là:
A. Dễ mồi hồ quang
B. Tạo xỉ bảo vệ mối hàn
C. Chống rỉ sét
D. Tăng tốc độ cấp dây
-
Câu 23:
Trong chế độ hàn MAG/MIG khi sử dụng làm mát bằng nước thì cường độ dòng hàn phải nhỏ hơn:
A. 600 A
B. 800 A
C. 1000 A
D. 1200 A
-
Câu 24:
Chữ “S” trong ký hiệu dây hàn MAG là ER70S-6 được dùng để chỉ:
A. Dây hàn lõi đặc (Solid)
B. Nguyên tố silic trong dây hàn (Silicon)
C. Độ bền dây hàn (Strengh)
D. Dịch chuyển kim loại dây hàn dạng ngắn mạch (Short curcuit)
-
Câu 25:
Khi hàn thép các bon bằng phương pháp hàn hồ quang điện cực nóng chảy có khí bảo vệ (MAG/MIG) thì loại dây hàn sử dụng tốt nhất là:
A. ER70S-6
B. ER70S
C. 7018
D. E7016