550+ câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non
tracnghiem.net chia sẻ hơn 550+ câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn trước đó. Chúc các bạn thành công và đừng quên bỏ lỡ bộ đề "Siêu Hấp Dẫn" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định, sinh hoạt chuyên môn được thực hiện như thế nào?
A. Hằng tháng
B. Hằng tuần
C. Hằng ngày
D. Hằng quý
-
Câu 2:
Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn phổ biến hiện nay là?
A. Học tập chuyên môn nghiệp vụ; Thảo luận nhóm
B. Dự giờ học tập đồng nghiệp; Chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn
C. Học tập kinh nghiệm đồng nghiệp; giao lưu với các tổ nhóm trong trường
D. Học tập chuyên môn nghiệp vụ; dự giờ học tập đồng nghiệp
-
Câu 3:
Quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học ở trường mầm non gồm mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 4:
"Đặt mục tiêu phát triển dài hạn cho trẻ" là nội dung của bước nào trong quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học ở trường mầm non?
A. Xây dựng, thiết kế bài học nghiên cứu
B. Tập trung vào bài học nghiên cứu
C. Suy ngẫm và tiếp tục dạy, đặt kế hoạch hoạt động tiếp theo
D. Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu
-
Câu 5:
"Xác định dữ liệu cần thu thập để nhận biết động cơ, hành vi của trẻ" là nội dung của bước nào trong quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học ở trường mầm non?
A. Xây dựng, thiết kế bài học nghiên cứu
B. Tập trung vào bài học nghiên cứu
C. Suy ngẫm và tiếp tục dạy, đặt kế hoạch hoạt động tiếp theo
D. Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu
-
Câu 6:
Dự giờ, thảo luận tập trung vào quá trình tham gia hoạt động của trẻ, theo một quá trình bao gồm:
A. Quan sát - thảo luận - chia sẻ
B. Suy ngẫm - thảo luận - nghiên cứu
C. Quan sát - suy ngẫm - chia sẻ
D. Chia sẻ - Thiết kế - quan sát
-
Câu 7:
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non được chia thành mấy nhóm chính?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là năng lực thuộc về nhân cách?
A. Lòng yêu trẻ là phẩm chất cơ bản và chi phối hành động của giáo viên
B. Tạo cho trẻ cảm nhận được sự an toàn, thân thiện
C. Biểu đạt những tư tưởng, tình cảm của mình
D. Gần gũi và chia sẻ được với trẻ
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây là năng lực thuộc về nhân cách?
A. Tạo cho trẻ cảm nhận được sự an toàn, thân thiện
B. Gần gũi và chia sẻ được với trẻ
C. Hiểu và giải quyết vấn đề một cách khoa học
D. Tự kiềm chế và làm chủ bản thân
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là năng lực thuộc về nhân cách?
A. Hiểu và giải quyết vấn đề một cách khoa học
B. Điều khiển trạng thái tâm lí, tâm trạng
C. Biểu đạt những tư tưởng, tình cảm của mình
D. Tạo cho trẻ cảm nhận được sự an toàn, thân thiện
-
Câu 11:
Năng lực giải thích là gì?
A. Thuyết phục người khác hiểu và làm theo
B. Hiểu và giải quyết được vấn đề
C. Biểu đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của mình
D. Giải quyết vấn đề một cách khoa học
-
Câu 12:
Năng lực khoa học là gì?
A. Biểu đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của mình
B. Hiểu và giải quyết vấn đề sao cho trẻ có thể học hiệu quả nhất
C. Diễn đạt bằng ngôn ngữ thể hiện hiểu biết
D. Thuyết phục người khác làm theo
-
Câu 13:
Năng lực ngôn ngữ là gì?
A. Hiểu và giải quyết vấn đề sao cho trẻ có thể học hiệu quả nhất
B. Điều khiển giọng điệu ngôn ngữ biểu cảm
C. Thuyết phục người khác hiểu và làm theo
D. Biểu đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ
-
Câu 14:
Các năng lực dạy học và giáo dục bao gồm:
A. Năng lực khoa học; năng lực giải thích; năng lực làm chủ bản thân
B. Năng lực giải thích; năng lực kiềm chê; năng lực ngôn ngữ
C. Năng lực ngôn ngữ; năng lực giải thích; năng lực khoa học
D. Năng lực giải thích; năng lực khoa học; năng lực kiềm chế
-
Câu 15:
Các năng lực thuộc về nhân cách bao gồm:
A. Năng lực điều khiển trạng thái tâm lí; Năng lực kiềm chế; lòng yêu trẻ
B. Năng lực khoa học; năng lực giải thích; năng lực làm chủ bản thân
C. Năng lực giải thích; năng lực khoa học; lòng yêu trẻ
D. Năng lực ngôn ngữ; năng lực giải thích; năng lực khoa học
-
Câu 16:
"Thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên và giữa trẻ với trẻ" thuộc nhóm năng lực nào?
A. Năng lực giải thích
B. Năng lực giao tiếp
C. Năng lực ngôn ngữ
D. Năng lực tổ chức
-
Câu 17:
Năng lực giao tiếp là gì?
A. Là thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên và giữa trẻ với trẻ
B. Là năng lực làm cho ý nghĩ của mình được người khác hiểu và làm theo
C. Là năng lực biểu đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ
D. Là năng lực hiểu và giải quyết vấn đề một cách khoa học
-
Câu 18:
Năng lực sư phạm chuyên biệt là gì?
A. Là biểu đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ
B. Là hiểu và giải quyết vấn đề một cách khoa học
C. Là hát hay, múa đẹp, vẽ tranh đẹp, đọc thơ kể chuyện diễn cảm
D. Là tạo cho trẻ cảm nhận được sự an toàn, thân thiện
-
Câu 19:
Để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non cần phát triển đồng thời mấy nhóm năng lực?
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 20:
Hình thức nghiên cứu bài học phải được tổ chức như thế nào?
A. Hàng tháng với một chủ đề
B. Thường xuyên với nhiều bài học chủ đề khác nhau
C. Hàng quý
D. Hàng tuần cùng một nội dung của tháng
-
Câu 21:
Để sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cần tiến hành mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
Họp tổ chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học để làm gì?
A. Nêu định hướng chuyên môn, xác định mục tiêu cho thời gian sắp tới
B. Lắng nghe ý kiến của tổ trưởng chuyên môn
C. Triển khai công tác của nhà trường
D. Chia sẻ kinh nghiệm sống
-
Câu 23:
Họp tổ chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học để làm gì?
A. Lắng nghe ý kiến của tổ trưởng chuyên môn
B. Chia sẻ kinh nghiệm sống
C. Thảo luận chi tiết về bài học, nội dung, phương pháp, cách tổ chức để đạt hiệu quả cao trong dạy học
D. Nêu ý kiến cá nhân theo sự hiểu biết của mình
-
Câu 24:
Thiết kế bài học minh họa cần thực hiện theo các bước:
A. Xác định các điều kiện và phương tiện hỗ trợ; xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung hoạt động; xây dựng các hoạt động
B. Xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung hoạt động; xây dựng các hoạt động; xác định các điều kiện và phương tiện hỗ trợ
C. Xây dựng các hoạt động; xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung hoạt động
D. Lựa chọn nội dung hoạt động; xác định mục tiêu;xác định các điều kiện và phương tiện hỗ trợ
-
Câu 25:
Xây dựng các hoạt động cần:
A. Dựa trên mục tiêu, nội dung
B. Dựa trên điều kiện về cơ sở vật chất
C. Dựa trên năng lực của giáo viên
D. Dựa trên nhu cầu thực tế
-
Câu 26:
Để tổ chức dạy tốt giáo viên cần:
A. Dạy cho trẻ trước hoạt động
B. Tổ chức các hoạt động tự nhiên, không dạy trước cho trẻ
C. Tổ chức theo khuôn khổ nhất định
D. Dự kiến trước mọi tình huống có thể xảy ra
-
Câu 27:
Mục đích của việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học là:
A. Chia sẻ những kinh nghiệm sống của bản thân
B. Thảo luận các vấn đề của nhà trường và tổ khối
C. Kiểm điểm đánh giá hoạt động giảng dạy
D. Giáo viên cùng chia sẻ, bình luận về những ưu điểm, hạn chế của các hoạt động
-
Câu 28:
Nội dung sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học là:
A. Trao đổi, chia sẻ, bình luận, góp ý về hoạt động giáo viên vừa tiến hành
B. Chia sẻ những kinh nghiệm sống của bản thân
C. Triển khai công tác của nhà trường
D. Nêu ý kiến cá nhân theo sự hiểu biết của mình
-
Câu 29:
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học được tiến hành mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 30:
Thời gian tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học tiến hành vào lúc nào?
A. Ngay sau khi giáo viên dạy xong minh họa
B. Lúc nào rảnh
C. Hằng tuần
D. Hằng quý