550+ câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non
tracnghiem.net chia sẻ hơn 550+ câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn trước đó. Chúc các bạn thành công và đừng quên bỏ lỡ bộ đề "Siêu Hấp Dẫn" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với đối tượng giáo dục (học sinh) xuất hiện khi:
A. Có mâu thuẫn giữa đòi hỏi của giáo viên với khả năng thực hiện, thái độ của cá nhân trẻ
B. Có mâu thuẫn giữa đòi hỏi của giáo viên với tập thể học sinh về sự hình thành và phát triển của tập thể đó
C. Có sự bất đồng giữa giáo viên với trẻ về nội dung bài học; Có sự bất hợp lí trong các mối quan hệ và các hoạt động của trẻ mà giáo viên cần điều chỉnh
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 2:
Các tình huống nảy sinh trong quá trình giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ là tình huống ....:
A. Với trẻ
B. Với phụ huynh
C. Với đồng nghiệp
D. Với ban giám hiệu
-
Câu 3:
Các tình huống nảy sinh trong quá trình giáo viên làm việc, hợp tác với đồng nghiệp là tình huống..:
A. Với phụ huynh
B. Với đồng nghiệp
C. Với học sinh
D. Với cộng đồng
-
Câu 4:
Các tình huống nảy sinh trong quá trình giáo viên phối hợp với phụ huynh trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ là tình huống...
A. Với cộng đồng
B. Với đồng nghiệp
C. Với phụ huynh
D. Với cộng đồng
-
Câu 5:
Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với các chủ thể giáo dục khác xuất hiện khi: Tổ chức cho các chủ đề giáo dục thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo nguyên lí ".....":
A. Học, học nữa học mãi
B. Học tập suốt đời
C. Học đi đôi với hành
D. Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội
-
Câu 6:
Để giải quyết các tình huống sư phạm, đòi hỏi giáo viên phải có..... để có những phản ứng nhạy bén, tinh tế, khéo léo, từ đó đạt hiệu quả giáo dục cao
A. Sự linh động, sáng tạo và có những giải pháp phù hợp
B. Óc quan sát, dự đoán trước các tình huống và diễn biến của chúng, huy động được kiến thức, kinh nghiệm tích lũy...
C. Kiến thức, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động dạy và học
D. Tri thức, phương pháp hành động trong việc xử lí các tình huống sư phạm
-
Câu 7:
Tình huống đối với trẻ là mâu thuẫn giữa..... giáo dục đối với trình độ phát triển hiện có của trẻ, giữa ..... phát triển của trẻ với điều kiện sống và giáo dục:
A. Yêu cầu
B. Nhu cầu
C. Khả năng
D. Kỹ năng
-
Câu 8:
Tình huống đối với trẻ là mâu thuẫn giữa..... phát triển của trẻ với khả năng sư phạm của nhà giáo dục, giữa ..... phát triển của trẻ với khả năng, trình độ đạt được của chính trẻ:
A. Trình độ
B. Khả năng
C. Nhu cầu
D. Yêu cầu
-
Câu 9:
Tình huống đối với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng là những... về quan điểm, ... trong giải quyết các vấn đề, ... trong nhận thực của phụ huynh và cộng đồng với thực tiễn giáo dục đang diễn ra:
A. Yêu cầu
B. Mâu thuẫn
C. Kiến thức
D. Lĩnh vực
-
Câu 10:
Một tình huống sư phạm gồm có các thành phần cơ bản sau:
A. Cái mới, cái chưa biết mà người giáo viên cần tìm hiểu, khám phá và giải quyết
B. Những cái đã biết được sử dụng để xử lí tình huống sư phạm đạt mục đích
C. Nhu cầu giải quyết các tình huống sư phạm
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 11:
... mà người giáo viên cần tìm hiểu, khám phá và giải quyết. ... bao giờ cũng mang tính khái quát chung cho cả một loạt tình huống sư phạm tương tự. ... được tìm ra sẽ là tri thức, phương pháp hành động trong việc xử lí các tình huống sư phạm đối với giáo viên
A. Cái mới, cái chưa biết
B. Cái cũ, cái đã biết
C. Kiến thức, kỹ năng
D. Kiến thức, tri thức
-
Câu 12:
Việc phân tích các tình huống sư phạm làm tăng thêm sự khéo léo trong ứng xữ sư phạm, đó là kỹ năng trong bất cứ trường hợp nào cũng tìm ra được những tác động sư phạm đúng đắn nhất như là một...
A. Sự sáng tạo
B. Nghệ thuật
C. Nghệ nhân
D. Họa sĩ
-
Câu 13:
Trong quá trình xử lí các tình huống sư phạm, đòi hỏi người giáo viên cần phải:
A. Nhạy bén
B. Phát hiện kịp thời
C. Khéo léo và có những ứng xử phù hợp
D. Khéo léo
-
Câu 14:
Theo I.V.Strakhop, các yếu tố tâm lí của sự khéo léo đối xử sư phạm, đó là:
A. Sự thống nhất giữa tình thương yêu có lí lẽ của giáo viên đối với trẻ và những hình thức đối xử hoàn thiện về mặt sư phạm
B. Yêu cho roi cho vọt
C. Nghiêm khắc trong giáo dục trẻ
D. Đưa trẻ vào khuôn mẫu
-
Câu 15:
Khái niệm: Đạo đức của người giáo viên mầm non là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm ........ cách ứng xử của giáo viên mầm non trong quan hệ trẻ, với đồng nghiệp, với phụ huynh và cộng đồng:
A. Điều chỉnh hành vi và
B. Điều chỉnh và đánh giá
C. Hình thành
D. Đánh giá
-
Câu 16:
Cấu trúc nhân cách của người giáo viên được xác định trong các thành phần cơ bản sau:
A. Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị
B. Kiến thức; Kỹ năng nghề nghiệp
C. Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức; Kỹ năng nghề nghiệp
D. Kỹ năng nghề nghiệp
-
Câu 17:
Phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non được thể hiện ở các điểm sau:
A. Yêu nghề, tâm tuyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp
B. Yêu nước, có niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa; Yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ
C. Có ý thức, có đạo đức tốt yêu thương đồng cảm với người khác, mềm dẻo, hiểu biết, sáng tạo, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị phù hợp với văn hóa dân tộc
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 18:
Một số nguyên tắc ứng xử với trẻ:
A. Yêu thương trẻ như con, em của mình; Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng sự thành tâm thiện ý của giáo viên
B. Thỏa mãn hợp lí những nhu cầu cơ bản của trẻ; Dạy và dỗ
C. Gia tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 19:
Yêu cầu về biểu hiện hành vi đạo đức của người giáo viên mầm non trong xử lí tình huống sư phạm với trẻ:
A. Bình tĩnh, không vội vàng, nóng nảy; Giáo viên ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt, so sánh trẻ này với các trẻ khác
B. Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở là điều rất quan trọng; Giáo viên nên tìm những điểm tốt, điểm tích cực của trẻ để nêu gương, khích lệ trẻ tạo cho trẻ có được sự tự tin, phấn khởi
C. Cần linh hoạt trong cách xử lí tình huống với trẻ, không nên cứng nhắc vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, một tính cách và sở thích khác nhau
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 20:
Một số nguyên tắc ứng xử với đồng nghiệp:
A. Phải tôn trọng đồng nghiệp; Có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội và trong giao tiếp với đồng nghiệp
B. Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, cùng hoàn thành nhiệm vụ, đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và tuân thủ các quy định nghề nghiệp
C. Quan hệ ứng xử đúng mực và gần gữi với đồng nghiệp; Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc vận động đồng nghiệp chấp hành các quy định của trường, kỉ luật lao động
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 21:
Yêu cầu về biểu hiện hành vi đạo đức của người giáo viên mầm non trong xử lí tình huống sư phạm với đồng nghiệp:
A. Giữ thái độ bình tĩnh, xem xét, tìm hiểu nguyên nhân của mọi tình huống xảy ra; Góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm sai
B. Lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp; Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một các khách quan và trung thực dựa trên những quy tắc, quy định đã được thông qua
C. Cùng đồng nghiệp bàn bạc, thống nhất và đưa ra phương án giải quyết vấn đề hữu hiệu; Sẵng sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 22:
Đối với giáo dục mầm non, việc hợp tác với cha mẹ có ý nghĩa quan trọng nhằm:
A. Tạo sự uy tín với phụ huynh
B. Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
C. Lấy sự tín nhiệm của phụ huynh
D. Tạo sự yên tâm, tin tưởng gửi con của phụ huynh
-
Câu 23:
Một số nguyên tắc ứng xử với phụ huynh:
A. Cần phải phối hợp tốt với gia đình trong quá trình chăm sóc trẻ; Trong quá trình giao tiếp cần phải trân trọng phụ huynh và nhu cầu của phụ huynh
B. Cần xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh đảm bảo rằng cha mẹ và thành viên cộng đồng không bị phân biệt bởi giới tính, độ tuổi, khả năng, tình trạng kinh tế, thành phần gia đình, lối sống, dân tộc, ngôn ngữ, sức khỏe...
C. Cần thực hiện đúng cam kết với phụ huynh là chăm sóc, giáo dục trẻ tốt, đảm bảo các điều kiện chăm sóc trong điều lệ trường mầm non để giữ lòng tin của phụ huynh
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 24:
Trước một vấn đề giáo viên muốn phối hợp và hợp tác với phụ huynh, trước hết giáo viên cần sử dụng thông điệp nào?
A. "tôi" - đề nghị anh, chị
B. "cô giáo" - yêu cầu phụ huynh
C. "tôi" - bày tỏ băn khoăn của "tôi"
D. "em" - đề nghị bố (mẹ)
-
Câu 25:
Trong ứng xử với phụ huynh, giáo viên cần phải đặt nguyên tắc nào lên hàng đầu thì phối hợp mới hiệu quả:
A. Tôn trọng
B. Hợp tác
C. Chia sẻ
D. Đồng cảm
-
Câu 26:
Một số nội dung tình huống giao tiếp trong mối quan hệ với bản thân trẻ:
A. Bướng bỉnh; khó bảo; lười ăn; không hứng thú tham gia hoạt động; sợ khi nhìn thấy người lạ; vẽ xấu; thuận tay trái; hay hỏi;...
B. Ngoan; lễ phép; tham gia vào các hoạt động ở lớp; biết chào hỏi lễ phép;...
C. Hòa đồng với bạn bè; biết giúp đỡ bạn; biết chờ đến lượt khi tham gia các hoạt động;...
D. Vâng lời; biết tránh xa những vật gây nguy hiểm; biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;...
-
Câu 27:
Một số nội dung tình huống giao tiếp trong mối quan hệ với bạn:
A. Biết giúp đỡ cô và bạn
B. Tranh giành đồ chơi với bạn; đánh bạn; không cho bạn chơi chung
C. Hòa đồng với bạn bè; biết giúp đỡ bạn
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 28:
Một số nội dung tình huống giao tiếp trong mối quan hệ với mọi người xung quanh:
A. Lễ phép, vâng lời người lớn
B. Biết giúp đỡ người lớn
C. Không lễ phép, không vâng lời người lớn
D. Lễ phép, biết giúp đỡ người lớn
-
Câu 29:
Một số nội dung tình huống giao tiếp trong mối quan hệ với đồng nghiệp:
A. Thân thiện, Hợp tác, Hòa đồng
B. Hợp tác và chia sẻ những khó khăn trong mọi hoạt động tại lớp
C. Phối hợp tốt với nhau trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
D. Khó khăn khi làm việc với giáo viên thứ 2; Đồng nghiệp gây khó khăn; đồng nghiệp không chia sẻ; có quan điểm dạy học khác nhau
-
Câu 30:
Một số nội dung tình huống giao tiếp trong mối quan hệ với phụ huynh:
A. Phụ huynh bận rộn không có thời gian dành cho con
B. Phụ huynh không hợp tác; phụ huynh hay than phiền về con; phụ huynh nóng tính
C. Phụ huynh muốn giáo viên dạy trước cho trẻ; phụ huynh hay đánh trẻ;...
D. Tất cả các ý trên