523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mạch điện hình 6.7. Biết E1 = 12V; E2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; RA = 0; R1 = 2Ω; R2 = 5Ω. Tính cường độ dòng điện qua R2.
A. 1A
B. 4A
C. 5A
D. 2/3A
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là SAI? Từ trường có ở xung quanh:
A. Các dòng điện
B. Các nam châm.
C. Các điện tích đứng yên.
D. Các vật nhiễm từ.
-
Câu 3:
Một sợi dây dẫn được gấp thành hình vuông, cạnh a = 4cm, đặt trong chân không. Cho dòng điện I = 10A chạy qua sợi dây. Tính cảm ứng từ tại tâm hình vuông.
A. 0 T
B. 10– 6 T
C. 7,1.10– 5 T
D. 2,8.10–4 T
-
Câu 4:
Cho một dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng, dài, gồm hai đoạn vuông góc như hình 9.2. Biết BM = 5cm, I = 10A. Cảm ứng từ do dòng điện I gây ra tại M có giá trị:
A. 0 T
B. 15,9 T
C. 4.10–5 T
D. 2.10–5 T
-
Câu 5:
Có 3 dây dẫn thẳng song song, có dòng điện I1, I2, I3 chạy qua như hình 9.8. Dòng I1 và I2 được giữ chặt. Dòng I3 sẽ:
A. chuyển động lên trên
B. chuyển động xuống dưới
C. chuyển động sang phải.
D. chuyển động sang trái.
-
Câu 6:
Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B\) có vai trò giống như vectơ nào trong điện trường?
A. Vectơ cảm ứng điện \(\overrightarrow D\)
B. Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E\)
C. Vectơ phân cực \(\overrightarrow P\)
D. Vectơ cường độ từ trường \(\overrightarrow H\)
-
Câu 7:
Xét một mặt kín (S) bất kì, nằm trong không gian có từ trường. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu có một đường cảm ứng từ chui vào (S) thì nó sẽ chui ra khỏi (S).
B. Nếu trong mặt kín có nam châm thì đường cảm ứng từ chui ra khỏi (S) sẽ đi ra xa mà không chui vào (S)
C. Từ thông gởi qua (S) sẽ khác không nếu trong mặt kín có nam châm.
D. Từ thông gởi qua mặt kín bất kì bằng tổng các dòng điện xuyên qua mặt kín đó.
-
Câu 8:
Một electron bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Qũi đạo của electron là đường tròn.
B. Qũi đạo của electron là đường xoắn ốc.
C. Động năng của electron sẽ tăng dần.
D. Vận tốc của electron sẽ tăng dần.
-
Câu 9:
Trong 3 vectơ: vận tốc hạt mang điện \(\overrightarrow v\), cảm ứng từ \(\overrightarrow B\) và lực Lorentz \(\overrightarrow F\) thì:
A. \(\overrightarrow F\) và \(\overrightarrow v\) có thể hợp với nhau một góc tuỳ ý.
B. \(\overrightarrow v\) và \(\overrightarrow B\) luôn vuông góc với nhau.
C. \(\overrightarrow B\) và \(\overrightarrow F\) luôn vuông góc với nhau.
D. → F , \(\overrightarrow v\) và \(\overrightarrow B\) đôi một vuông góc nhau.
-
Câu 10:
Bắn một electron vào từ trường đều, có các đường sức từ hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới, với vận tốc \(\overrightarrow v\). Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực thì nó sẽ quay tròn trong mặt phẳng nằm ngang theo chiều kim đồng hồ (KĐH), hay ngược chiều KĐH?
A. Electron sẽ quay cùng chiều KĐH, nếu \(\overrightarrow v\) hướng từ phải qua trái.
B. Electron sẽ quay cùng chiều KĐH, nếu \(\overrightarrow v\) hướng từ trái qua phải.
C. Electron luôn quay ngược chiều KĐH, cho dù \(\overrightarrow v\) hướng từ trái sang phải hay từ phải qua trái.
D. Electron luôn quay cùng chiều KĐH, cho dù \(\overrightarrow v\) hướng từ trái sang phải hay từ phải qua trái.
-
Câu 11:
Bắn một proton vào từ trường đều, có các đường sức từ hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới, với vận tốc \(\overrightarrow v\). Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực thì nó sẽ quay tròn trong mặt phẳng nằm ngang theo chiều kim đồng hồ (KĐH), hay ngược chiều KĐH?
A. Proton sẽ quay cùng chiều KĐH, nếu \(\overrightarrow v\) hướng từ phải qua trái.
B. Proton sẽ quay cùng chiều KĐH, nếu \(\overrightarrow v\) hướng từ trái qua phải.
C. Proton luôn quay ngược chiều KĐH, cho dù \(\overrightarrow v\) hướng từ trái sang phải hay từ phải qua trái.
D. Proton luôn quay cùng chiều KĐH, cho dù \(\overrightarrow v\) hướng từ trái sang phải hay từ phải qua trái.
-
Câu 12:
Bắn đồng thời một 1 hạt proton và 1 hạt electron vào từ trường đều, theo hướng vuông góc với các đường sức từ, với cùng một vectơ vận tốc đầu. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lực Loren tác dụng lên chúng có cùng độ lớn.
B. Quĩ đạo của chúng là những đường tròn có cùng bán kính.
C. Chu kỳ chuyển động của chúng bằng nhau.
D. Động năng của chúng bằng nhau.
-
Câu 13:
Ở thời điểm khảo sát, một proton đang bay theo phương ngang trong chân không với vận tốc \(\overrightarrow v\). Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có từ trường hoặc điện trường đặt vào vùng không gian đó thì qũi đạo của nó là một đường thẳng.
B. Nếu đặt vào vùng không gian đó một từ trường đều mà đường cảm ứng từ hướng thẳng đứng thì qũi đạo của nó là đường tròn, nằm trong mặt phẳng nằm ngang.
C. Nếu đặt vào vùng không gian đó một từ trường đều mà đường sức từ hướng nằm ngang và cùng phương với vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\), thì nó sẽ đi thẳng.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 14:
Một chùm electron đang bay theo phương ngang trong chân không với vận tốc \(\overrightarrow v\) thì đi vào vùng có từ trường đều. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu đường cảm ứng từ song song với \(\overrightarrow v\) thì chùm electron sẽ đi thẳng.
B. Nếu đường cảm ứng từ vuông góc với \(\overrightarrow v\) thì chùm electron sẽ quay tròn trong mặt phẳng nằm ngang.
C. Nếu đường cảm ứng từ hợp với vectơ \(\overrightarrow v\) một góc nhọn thì qũi đạo của electron sẽ là đường elíp.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 15:
Bắn 2 electron vào từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ với các vận tốc đầu v1 > v2. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chu kỳ chuyển động của chúng bằng nhau.
B. Bán kính qũi đạo của chúng bằng nhau.
C. Động năng của chúng bằng nhau.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 16:
Đoạn dây AB chuyển động cắt ngang các đường cảm ứng từ. Ta thấy hai đầu A, B xuất hiện các điện tích trái dấu. Nguyên nhân chính là do:
A. Hiệu ứng Hall.
B. Tác dụng của lực Loren lên electron tự do trong kim loại.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Hiệu ứng bề mặt.
-
Câu 17:
Chọn phát biểu đúng dưới đây:
A. Khi từ thông qua một đoạn mạch biến thiên thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B. Nếu số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua một mạch kín cho trước thay đổi, thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Nếu một mạch kín có dòng điện cảm ứng thì chắc chắn mạch kín đó phải đặt trong từ trường biến thiên.
D. Bản chất của dòng điện cảm ứng không phải là dòng chuyển động có hướng của các điện tích trong mạch mà là sự biến thiên của từ thông.
-
Câu 18:
Lõi thép của máy biến thế gồm nhiều lá thép mỏng ghép cách điện với nhau nhằm mục đích gì?
A. Dẫn từ tốt hơn.
B. Hạn chế sự nóng lên của máy biến thế khi hoạt động.
C. Tăng từ thông qua mạch.
D. Chống lại sự biến thiên của dòng điện cảm ứng trong 2 cuộn dây.
-
Câu 19:
Chọn phát biểu đúng?
A. Đường sức của điện trường tĩnh là đường khép kín.
B. Lực từ là lực thế. Trường lực từ là một trường thế.
C. Các đường cảm ứng từ là những đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy xuất phát từ điện tích (+) và kết thúc ở điện tích (-).
-
Câu 20:
Chọn phương án đúng?
A. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác.
B. Lực là nguyên nhân gây làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật.
C. Lực là một đại lương vectơ, có đơn vị đo là niutơn (N).
D. A, B, C, đều đúng.
-
Câu 21:
Chọn phương án sai?
A. Quán tính là xu hướng bảo toàn gia tốc của vật.
B. Khối lượng đặc trưng cho mức quán tính.
C. Định luật I Newton còn gọi là định luật quán tính.
D. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
-
Câu 22:
Chọn phát biểu đúng dưới đây?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được.
B. Một vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực thì nó sẽ chuyển động nhanh dần.
C. Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 23:
Đặc điểm nào sau đây không phải của lực đàn hồi?
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Luôn cùng chiều với chiều biến dạng.
C. Trong giới hạn biến dạng một chiều, lực đàn hối tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Giúp vật khôi phục lại hình dạng, kích thước ban đầu, khi ngoại lực ngưng tác dụng.
-
Câu 24:
Gọi k là hệ số đàn hồi của lò xo, \(\ell_0\) là chiều dài tự nhiên của lò xo, \(\ell \) là chiều dài của lò xo tại thời điểm khảo sát. Lực đàn hồi của lò xo có biểu thức nào sau đây?
A. \(\overrightarrow F = - k\overrightarrow {{\ell _0}}\)
B. \(\overrightarrow F = - k\overrightarrow {{\ell }}\)
C. \(\overrightarrow F = - k(\overrightarrow {{\ell _0}} - \overrightarrow \ell )\)
D. \(\overrightarrow F = k(\overrightarrow {{\ell }} - \overrightarrow \ell_0 )\)
-
Câu 25:
Một lò xo chịu tác dụng bởi một lực kéo 5N thì giãn ra 4cm. Hệ số đàn hồi của lò xo có giá trị nào sau đây?
A. 1,25N/m
B. 125N/m
C. 250N/m
D. 80N/m