523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đơn vị đo mômen động lượng là:
A. kilôgam mét trên giây (kgm/s).
B. kilôgam mét bình phương trên giây (kgm2/s)
C. niutơn mét (Nm).
D. kilôgam mét trên giây bình phương (kgm/s2).
-
Câu 2:
Hệ qui chiếu nào sau đây là hệ qui chiếu không quán tính?
A. Hệ qui chiếu gắn với Trái Đất.
B. Hệ qui chiếu chuyển động thẳng đều đối với Trái Đất.
C. Hệ qui chiếu gắn với vật chuyển động tròn đều.
D. Hệ qui chiếu mà các định luật cơ học của Newton nghiệm đúng.
-
Câu 3:
Hành khách trên xe buýt sẽ bị ngả về phía nào (đối với xe buýt), khi xe tài xế thắng gấp?
A. Phía trước.
B. Phía sau.
C. Bên phải
D. Bên trái.
-
Câu 4:
Hành khách ngồi trên xe buýt đang chuyển động thẳng đều, bỗng dưng bỉ ngả sang bên phải. Điều này chứng tỏ xe buýt:
A. tăng tốc
B. giảm tốc
C. rẽ trái.
D. rẽ phải.
-
Câu 5:
Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực quán tính li tâm?
A. Vật đặt trong thanh máy đang đi lên nhanh dần.
B. Vật (chất điểm) chuyển động tròn đều đối với Trái Đất.
C. Quần áo trong lồng máy giặt đang quay.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 6:
Lực quán tính li tâm được ứng dụng làm nguyên lí hoạt động của các thiết bị nào sau đây?
A. Máy giặt.
B. Máy đúc li tâm.
C. Máy bơm li tâm.
D. Cả A, B, C
-
Câu 7:
Hiện tượng hai bờ sông “bên lở bên bồi”, nguyên nhân chính là do lực quán tính Coriolis tác dụng lên dòng nước chảy. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các dòng sông chảy dọc theo kinh tuyến từ Xích Đạo lên Cực Bắc thì bờ phía Đông bị bào mòn.
B. Các dòng sông chảy dọc theo kinh tuyến từ Cực Bắc xuống Xích Đạo thì bờ phía Đông bị bào mòn.
C. Các dòng sông chảy dọc theo kinh tuyến từ Cực Nam xuống Xích Đạo thì bờ phía Đông bị bào mòn.
D. Các dòng sông chảy dọc theo vĩ tuyến thì bờ bên phải (nhìn theo hướng dòng chảy) luôn bị bào mòn.
-
Câu 8:
Do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất mà mặt phẳng dao động của các con lắc thay đổi. Cụ thể, trong 24 giờ, mặt phẳng dao động của các con lắc sẽ quay được:
A. 2 vòng.
B. 1 vòng.
C. ½ vòng.
D. 12 vòng.
-
Câu 9:
Tấm kim loại phẳng, đồng chất, khối lượng phân bố đều, hình bán nguyệt, đường kính AB = 24cm. Khối tâm G của tấm kim loại nằm trên trục đối xứng của nó và cách tâm O một đoạn:
A. 6cm
B. 8cm
C. 5,1cm
D. 0 cm
-
Câu 10:
Một bán khuyên rất mảnh, đồng chất, tâm O, bán kính r = 6,28cm. Khối tâm G của bán khuyên nằm trên trục đối xứng và cách tâm O một đoạn:
A. 3,14 cm
B. 4 cm
C. 2 cm
D. 6cm
-
Câu 11:
Quả cầu đặc, tâm O, bán kính R, đồng chất, khối lượng phân bố đều, bị khoét một lỗ hổng cũng có dạng hình cầu, bán kính r. Tâm O’ của lỗ cách tâm O của quả cầu một đoạn d (hình 3.5). Khối tâm G của phần còn lại nằm trên đường thẳng nối O với O’, ngoài đoạn OO’, cách O một khoảng:
A. \(x = \frac{{d{r^3}}}{{{R^3} - {r^3}}}\)
B. \(x = \frac{{R{r^3}}}{{{d^3} - {r^3}}}\)
C. \(x = \frac{{R{d^2}}}{{{R^2} - {r^2}}}\)
D. \(x = \frac{{{r^2}d}}{{{R^2} - {r^2}}}\)
-
Câu 12:
Quả cầu đặc đồng chất, tâm O, bán kính R, bị khoét một lỗ hổng cũng có dạng hình cầu, tâm O’, bán kính R/2. Biết OO’ = R/2. Khối tâm G của phần còn lại của quả cầu, nằm trên đường thẳng OO’, ngoài đoạn OO’ và cách tâm O một đoạn:
A. \(x = \frac{R}{8}\)
B. \(x = \frac{R}{4}\)
C. \(x = \frac{R}{16}\)
D. \(x = \frac{R}{14}\)
-
Câu 13:
Quả cầu đặc, tâm O, bán kính R = 14 cm, đồng chất, khối lượng phân bố đều, bị khoét một lỗ hổng cũng có dạng hình cầu, bán kính r = 7cm. Tâm O’ của lỗ cách tâm O của quả cầu một đoạn d = 7cm. Khối tâm G của phần còn lại nằm trên đường thẳng nối O với O’ và:
A. Nằm trong đoạn OO’, cách O 0,5 cm.
B. Nằm trong đoạn OO’, cách O 1 cm.
C. Nằm ngoài đoạn OO’, cách O 0,5 cm.
D. Nằm ngoài đoạn OO’, cách O 1 cm
-
Câu 14:
Một đĩa tròn mỏng đồng chất bán kính R, khối lượng phân bồ đều, bị khóet một lỗ cũng có dạng hình tròn bán kính r. Tâm O’ của lỗ cách tâm O của đĩa một đoạn d. Khối tâm G của phần còn lại nằm trên đường thẳng nối O với O’, ngoài đoạn OO’ và cách tâm O một khoảng:
A. \(x = \frac{{r{d^2}}}{{{R^2} - {r^2}}}\)
B. \(x = \frac{{{r^2}d}}{{{R^2} - {r^2}}}\)
C. \(x = \frac{{d{r^3}}}{{{R^3} - {r^3}}}\)
D. \(x = \frac{R}{6}\)
-
Câu 15:
Một đĩa tròn mỏng đồng chất bán kính R, khối lượng phân bồ đều, bị khoét một lỗ cũng có dạng hình tròn bán kính R/2. Tâm O’ của lỗ cách tâm O của đĩa một đoạn R/2. Khối tâm G của phần còn lại nằm trên đường thẳng nối O với O’, ngoài đoạn OO’ và cách tâm O một khoảng:
A. x = R/8
B. x = R/3
C. x = R/4
D. x = R/6
-
Câu 16:
Một đĩa tròn mỏng đồng chất bán kính R = 12cm, khối lượng phân bồ đều, bị khoét một lỗ cũng có dạng hình tròn bán kính r = 6cm. Tâm O’ của lỗ cách tâm O của đĩa một đoạn d = 6cm. Khối tâm G của phần còn lại nằm trên đường thẳng nối O với O’, ngoài đoạn OO’ và cách O:
A. 1cm
B. 2cm
C. 3cm
D. 4cm
-
Câu 17:
Vật thể có dạng khối hình nón đồng chất, khối lượng phân bố đều, đường cao h thì khối tâm của vật nằm trên trục của hình nón và cách đáy một khoảng:
A. h/2
B. h/3
C. h/4
D. h/5
-
Câu 18:
Vật thể có dạng khối hình nón đồng chất, khối lượng phân bố đều, đường cao 12cm thì khối tâm của vật nằm trên trục của hình nón và cách đáy một khoảng:
A. 6cm
B. 4cm
C. 3cm
D. 2cm
-
Câu 19:
Vật thể có dạng khối hình bán cầu đồng chất, khối lượng phân bố đều, bán kính R thì khối tâm của vật nằm trên trục đối xứng của hình bán cầu và cách đáy một khoảng:
A. R/5
B. 2R/5
C. R/8
D. 3R/8
-
Câu 20:
Vật thể có dạng khối hình bán cầu đồng chất, khối lượng phân bố đều, bán kính 24cm thì khối tâm của vật nằm trên trục đối xứng của hình bán cầu và cách đáy một khoảng:
A. 3cm
B. 6cm
C. 8cm
D. 9cm
-
Câu 21:
Hai khối cầu đặc, đồng chất tâm O, bán kính R và tâm O’, bán kính r = R/2, gắn chặt tiếp xúc ngoài nhau tạo thành một vật thể rắn. Khối tâm của vật thể này nằm trong đoạn OO’ và cách O một khoảng:
A. R/6
B. R/14
C. R/4
D. R/8
-
Câu 22:
Khi vật rắn quay quanh trục ∆ cố định với vận tốc góc ω thì các điểm trên vật rắn sẽ vạch ra:
A. Các đường tròn đồng tâm với cùng vận tốc góc ω.
B. Các đường tròn đồng trục ∆ với cùng vận tốc góc ω.
C. Các dạng quĩ đạo khác nhau.
D. Các đường tròn đồng trục ∆ với các vận tốc góc khác nhau
-
Câu 23:
Một bánh xe đạp lăn không trượt trên đường nằm ngang. Người quan sát đứng trên đường sẽ thấy đầu van xe chuyển động theo qũi đạo:
A. tròn
B. thẳng.
C. elíp.
D. xycloid.
-
Câu 24:
Khi vật rắn chỉ có chuyển động tịnh tiến thì có tính chất nào sau đây?
A. Các điểm trên vật rắn đều có cùng một dạng quĩ đạo.
B. Các điểm trên vật rắn đều có cùng vectơ vận tốc.
C. Gia tốc của một điểm bất kì trên vật rắn luôn bằng với gia tốc của khối tâm vật rắn.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 25:
Chuyển động lăn của bánh xe đạp trên mặt phẳng ngang là dạng chuyển động:
A. Tịnh tiến.
B. Quay quanh trục bánh xe.
C. Tròn.
D. Tịnh tiến của trục bánh xe và quay quanh trục bánh xe.