523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điện tích q di chuyển trong điện trường của điện tích Q, từ điểm M đến điểm N, cách Q những khoảng rM, rN trong không khí. Biểu thức nào sau đây tính công của lực điện trường?
A. \(A = q\left( {\frac{{kQ}}{{{r_M}}} - \frac{{kQ}}{{{r_N}}}} \right)\)
B. \(A = \left| q \right|\left( {\frac{{kQ}}{{{r_M}}} - \frac{{kQ}}{{{r_N}}}} \right)\)
C. \(A = q\left( {\frac{{kQ}}{{{r_N}}} - \frac{{kQ}}{{{r_M}}}} \right)\)
D. \(A = k\left| {Qq} \right|\left( {\frac{1}{{{r_M}}} - \frac{1}{{{r_N}}}} \right)\)
-
Câu 2:
Điện tích Q = - 5μC đặt yên trong không khí. Điện tích q = +8μC di chuyển trên đường thẳng xuyên qua Q, từ M cách Q 40cm, lại gần Q thêm 20cm. Tính công của lực điện trường trong dịch chuyển đó.
A. 0,9 J
B. – 0,9 J
C. – 0,3 J
D. 0 J
-
Câu 3:
Điện tích Q = - 5μC đặt yên trong không khí. Điện tích q = +8μC di chuyển trên đường thẳng xuyên qua Q, từ M cách Q 40cm, ra xa Q thêm 20cm. Tính công của lực điện trường trong dịch chuyển đó.
A. 0,9 J
B. – 0,9 J
C. – 0,3 J
D. 0 J
-
Câu 4:
Điện tích Q = - 5μC đặt yên trong không khí. Điện tích q = +8μC di chuyển trên đường tròn tâm Q, từ M cách Q 40cm, đến điểm N, cách M 20cm. Tính công của lực điện trường trong dịch chuyển đó.
A. 0,9 J
B. – 0,9 J
C. – 0,3 J
D. 0 J
-
Câu 5:
Gọi WM, WN là thế năng của điện tích q trong điện trường tại M, N; VM, VN là điện thế tại M, N và AMN là công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ M đến N. Quan hệ nào sau đây là đúng?
A. AMN = q(VM – VN) = WM – WN
B. AMN = q(VM + VN) = WM + WN
C. AMN = |q|(VM – VN) = WM – WN
D. AMN = q(VN – VM) = WN – WM
-
Câu 6:
Điện tích điểm Q gây ra xung quanh nó điện thế biến đổi theo qui luật V = kQ/r. Xét 2 điểm M và N, người ta đo được điện thế VM = 500V; VN = 300V. Tính điện thế tại trung điểm I của MN. Biết Q – M – N thẳng hàng.
A. 400 V
B. 375 V
C. 350 V
D. 450 V
-
Câu 7:
Hai qủa cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau, tích điện Q1 và Q2 đặt tại A và B, lần lượt gây ra tại trung điểm M của AB các điện thế V1 = 100V; V2 = 300V (gốc điện thế ở vô cùng). Nếu cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau, rồi đưa về vị trí cũ thì điện thế tổng hợp tại M bây giờ là:
A. 200 V
B. 250 V
C. 400 V
D. 100 V
-
Câu 8:
Hai qủa cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau, tích điện Q1 và Q2 đặt tại A và B, lần lượt gây ra tại trung điểm M của AB các điện thế V1 = 100V; V2 = - 300V (gốc điện thế ở vô cùng). Nếu cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau, rồi đưa về vị trí cũ thì điện thế tổng hợp tại M bây giờ là:
A. - 200 V
B. 200 V
C. 400 V
D. -100 V
-
Câu 9:
Điện tích điểm Q < 0. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Càng xa điện tích Q, điện thế càng giảm.
B. Càng xa điện tích Q, điện thế càng tăng.
C. Điện thế tại những điểm ở xa Q có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện thế tại những điểm gần Q, tùy vào gốc điện thế mà ta chọn.
D. Điện trường do Q gây ra là điện trường đều.
-
Câu 10:
Điện tích điểm Q > 0. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Càng xa điện tích Q, điện thế càng giảm.
B. Càng xa điện tích Q, điện thế càng tăng.
C. Điện thế tại những điểm ở xa Q có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện thế tại những điểm gần Q, tùy vào gốc điện thế mà ta chọn.
D. Điện trường do Q gây ra là điện trường đều.
-
Câu 11:
Trong không gian có điện trường thì vectơ cương độ điện trường luôn:
A. hướng theo chiều tăng thế.
B. hướng theo chiều giảm thế.
C. vuông góc với đường sức của điện trường.
D. tiếp xúc với đường sức của điện trường và hướng theo chiều giảm thế.
-
Câu 12:
Hai điện tích điểm q1 và q2 cùng độ lớn và trái dấu, đặt trên đường thẳng AB như hình 4.1. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về điện thế V và cường độ điện trường E?
A. E = 0 ở đoạn (A – q1)
B. E = 0 ở đoạn (q1 – q2)
C. V = 0 ở đoạn (q2 – B)
D. V = 0 ở đoạn (q1 – q2 )
-
Câu 13:
Hai điện tích điểm q1 và q2 cùng độ lớn và cùng dấu, đặt trên đường thẳng AB như hình 4.2. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về điện thế V và cường độ điện trường E?
A. V = 0 ở đoạn (q1 – q2)
B. E = 0 ở đoạn (A – q1)
C. E = 0 ở đoạn (q1 – q2)
D. V = 0 ở đoạn (A – q1) hoặc (q2 – B)
-
Câu 14:
Xét 2 điểm A, B trong điện trường có đường sức được mô tả như hình 4.3. Kí hiệu E là cường độ điện trường, V là điện thế và (L) là đường cong nối điểm A với điểm B. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. EA < EB và VA < VB
B. EA > EB và VA > VB
C. EA < EB và VA > VB
D. EA > EB và VA < VB
-
Câu 15:
Xét 2 điểm A, B trong điện trường có đường sức được mô tả như hình 4.4. Kí hiệu E là cường độ điện trường, V là điện thế và (L) là đường cong nối điểm A với điểm B. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. EA < EB và VA < VB
B. EA > EB và VA > VB
C. EA < EB và VA > VB
D. EA > EB và VA < VB
-
Câu 16:
Khi đặt nhẹ nhàng một điện tích điểm q > 0 vào điểm A trong điện trường tĩnh, bỏ qua ma sát, lực cản của môi trường và trọng lực, nó sẽ chuyển động:
A. Dọc theo chiều với đường sức đi qua A.
B. Dọc theo và ngược chiều đường sức đi qua A.
C. Trên mặt đẳng thế đi qua A.
D. Theo hướng bất kì.
-
Câu 17:
Khi đặt nhẹ nhàng một điện tích điểm q < 0 vào điểm A trong điện trường tĩnh, bỏ qua ma sát, lực cản của môi trường và trọng lực, nó sẽ chuyển động:
A. Dọc theo chiều với đường sức đi qua A.
B. Dọc theo và ngược chiều đường sức đi qua A.
C. Trên mặt đẳng thế đi qua A.
D. Theo hướng bất kì.
-
Câu 18:
Ba điện tích Q1 = +5.10-9 C, Q2 = – 6.10-9 C, Q3 = +12.10-9 C đặt tại ba đỉnh tam giác đều cạnh a = 20cm trong không khí. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Công của lực điện trường khi một electron di chuyển từ rất xa đến trọng tâm tam giác là:
A. +1,37.10-16J.
B. –1,37.10-16 J.
C. 3,18.10 –14 J
D. – 1,25.105 eV
-
Câu 19:
Có q1 = +2.10-6 C; q2 = –10-6 C cách nhau 10 cm. Giữ cố định q1, đưa q2 di chuyển trên đường thẳng nối chúng ra xa thêm 90 cm. Công của lực điện là:
A. +0,162 J.
B. –0,162 J. C.
C. +0,324 J.
D. –1,62 J.
-
Câu 20:
Công của lực điện trường thực hiện trên một electron di chuyển 1,0 cm dọc theo chiều dương của một đường sức của điện trường đều E = 1,0 kV/m là:
A. –1,6.10-16 J
B. +1,6.10-16 J.
C. –1,6.10-18 J.
D. +1,6.10-18 J
-
Câu 21:
Mặt phẳng tam giác vuông ABC ( \(\widehat A\)= 900 , BC = 5 cm, AC = 3 cm) song song với đường sức của điện trường đều. Biết E = 5.103 V/m và các đường sức song song với AB, hướng từ A đến B. Hiệu điện thế:
A. UAB = +200 V.
B. UBC = UAB.
C. UBC = –250 V.
D. UAB = –200 V.
-
Câu 22:
Mặt phẳng tam giác vuông ABC (\(\widehat A\) = 900, BC = 5 cm, AC = 3 cm) song song với đường sức của điện trường đều. Biết E = 5.103 V/m và các đường sức song song với AB, hướng từ A đến B. Hiệu điện thế:
A. UCA = 0
B. UAC = +150 V
C. UBC = +250 V
D. UCB = +250 V.
-
Câu 23:
Hệ đường sức nào (nét liền) trên hình 4.5 thể hiện điện thế ở A thấp hơn ở B?
A. Hình (1).
B. Hình (2).
C. Hình (3).
D. Hình (1) và (2).
-
Câu 24:
Hình 4.5 là hệ đường sức (nét liền) của một điện trường tĩnh. Hình nào mà EA > EB?
A. Hình (1) và (2).
B. Hình (1) và (3).
C. Hình (1).
D. Hình (2)
-
Câu 25:
Điện tích điểm Q > 0 ở tâm chung của hai đường tròn bán kính r và R (hình 4.6). Một electron di chuyển trong điện trường của điện tích Q theo các quĩ đạo khác nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về công A của lực điện trường?
A. Nếu electron đi từ A theo vòng tròn lớn đến D rồi đến C thì công có giá trị âm.
B. Nếu electron đi từ B theo vòng nhỏ lớn đến C thì công có giá trị dương.
C. Nếu electron đi từ C đến D rồi theo vòng tròn lớn đến A thì công bằng không.
D. Nếu electron đi từ D theo vòng tròn lớn đến A rồi đến B thì công có giá trị dương.