523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một viên đá được ném đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc v = 100m/s. Sau bao lâu kể từ lúc ném, nó rơi xuống đất? (g = 10m/s2)
A. 1000s
B. 100s
C. 2000s
D. 500s
-
Câu 2:
Một máy bay đang bay theo phương ngang, một hành khách thả rơi một vật nhỏ. Bỏ qua sức cản không khí, hành khách đó sẽ thấy vật rơi theo phương nào?
A. Song song với máy bay
B. Thẳng đứng.
C. Xiên một góc nhọn so với hướng chuyển động của máy bay
D. Xiên một góc tù so với hướng chuyển động của máy bay
-
Câu 3:
Chất điểm chuyển động thẳng với phương trình: x = – 1 + 3t2 – 2t3 (hệ SI, với t ≥ 0). Chất điểm dừng lại để đổi chiều chuyển động tại vị trí có tọa độ:
A. x = 1m
B. x = 0m
C. x = – 1m
D. x = – 0,5m
-
Câu 4:
Chất điểm chuyển động thẳng với phương trình: x = 10 + 6t2 – 4t3 (hệ SI, với t ≥ 0). Giai đoạn đầu, vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương của trục Ox và đạt tốc độ cực đại là:
A. 6 m/s
B. 3 m/s
C. 2 m/s
D. 12,5 m/s
-
Câu 5:
Chất điểm chuyển động thẳng với phương trình: x = – 1 + 3t2 – 2t3 (hệ SI, với t ≥ 0). Chất điểm đi qua gốc tọa độ vào thời điểm nào?
A. t = 0s
B. t = 1s
C. t = 0,5s
D. t = 1s hoặc t = 0,5s
-
Câu 6:
Trong chuyển động thẳng, ta có:
A. Nếu \(\overrightarrow a\) cùng chiều với \(\overrightarrow v\) thì chuyển động là nhanh dần; ngược lại là chậm dần.
B. Vectơ gia tốc \(\overrightarrow a\) luôn không đổi.
C. Vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\) luôn không đổi.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 7:
Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình: x = –12t + 3t2 + 2t3, với t ≥ 0 và các đơn vị đo trong hệ SI. Chất điểm đổi chiều chuyển động tại vị trí:
A. x = 1m
B. x = – 2m
C. x = – 7m
D. x = 0m
-
Câu 8:
Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình: x = –12t + 3t2 + 2t3, với t ≥ 0 và các đơn vị đo trong hệ SI. Trong thời gian 1 giây đầu tiên, chuyển động của chất điểm có tính chất nào sau đây?
A. Nhanh dần theo chiều dương của trục Ox.
B. Chậm dần theo chiều dương của trục Ox.
C. Nhanh dần theo chiều âm của trục Ox.
D. Chậm dần theo chiều âm của trục Ox.
-
Câu 9:
Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình: x = –12t + 3t2 + 2t3, với t ≥ 0 và các đơn vị đo trong hệ SI. Trong thời gian 5 giây kể từ lúc t = 2s, chuyển động của chất điểm có tính chất nào sau đây?
A. Nhanh dần theo chiều dương của trục Ox.
B. Chậm dần theo chiều dương của trục Ox.
C. Nhanh dần theo chiều âm của trục Ox.
D. Chậm dần theo chiều âm của trục Ox
-
Câu 10:
Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình: x = 6t – 4,5t2 + t3 với t ≥ 0 và các đơn vị đo trong hệ SI. Chất điểm đổi chiều chuyển động tại thời điểm:
A. t = 0s
B. t = 2,25s
C. t = 0s và t = 2,25s
D. t = 1s và t = 2s
-
Câu 11:
Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình: x = 6t – 4,5t2 + t3 với t ≥ 0 và các đơn vị đo trong hệ SI. Chất điểm đổi chiều chuyển động tại vị trí:
A. x = 0m
B. x = 2,5m
C. 2m
D. x = 2m và x = 2,5m
-
Câu 12:
Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình: x = 10 + 6t2 – 4t3 (hệ SI); t ≥ 0. Gia tốc của chất điểm bằng không tại thời điểm nào?
A. t = 0,5s
B. t = 1s
C. t = 2s
D. t = 1,5s
-
Câu 13:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, vectơ gia tốc có đặc điểm:
A. không đổi cả về phương, chiều và độ lớn.
B. không đổi về độ lớn.
C. luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 14:
Ô tô chuyển động thẳng, nhanh dần đều, lần lượt đi qua A, B với vận tốc vA = 1m/s ; vB = 9 m/s. Vận tốc trung bình của ôtô trên quãng đường AB là:
A. 5m/s
B. 4m/s
C. 6m/s
D. Chưa đủ số liệu để tính.
-
Câu 15:
Một chất điểm bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Nếu trong giây đầu nó đi được 3m thì giây tiếp theo nó sẽ đi được:
A. 6m
B. 9m
C. 12m
D. 15m
-
Câu 16:
Từ độ cao 20m so với mặt đất, người ta ném đứng một vật A với vận tốc vo, đồng thời thả rơi tự do vật B. Bỏ qua sức cản không khí. Tính vo để vật A rơi xuống đất chậm hơn 1 giây so với vật B. Lấy g = 10m/s2.
A. 8,3m/s
B. 9m/s
C. 10m/s
D. 5m/s
-
Câu 17:
Thả rơi hòn bi sắt và cái lông chim ở cùng một điểm và cùng một lúc. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì:
A. Cái lông chim và hòn bi sắt đều rơi nhanh như nhau
B. Hòn bi sắt luôn rơi nhanh hơi lông chim.
C. Cái lông chim rơi nhanh hơn hòn bi sắt, vì nó nhẹ hơn.
D. Thời gian rơi của hòn bi sắt tùy thuộc vào kích thước của hòn bi.
-
Câu 18:
Một vật nhỏ được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h xuống mặt đất. Trong giây cuối nó đi được 15m. Tính độ cao h. Lấy g = 10 m/s2.
A. 15m
B. 20m
C. 25m
D. 30m
-
Câu 19:
Chất điểm chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox với vận tốc phụ thuộc vào tọa độ x theo qui luật: \(v = b\sqrt x\). Kết luận nào sau đây về tính chất chuyển động của chất điểm là đúng?
A. Đó là chuyển động đều.
B. Đó là chuyển động nhanh dần đều.
C. Đó là chuyển động chậm dần đều.
D. Đó là chuyển động có gia tốc biến đổi theo thời gian.
-
Câu 20:
Lúc 6 giờ, một ôtô khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40 km/h. Lúc 7 giờ, một môtô chuyển động thẳng đều từ B về A với vận tốc 50km/h. Biết khoảng cách AB = 220km. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
A. 3 giờ
B. 9 giờ
C. 10 giờ
D. 9 giờ 30 phút
-
Câu 21:
Lúc 6 giờ, một ôtô khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40 km/h. Lúc 7 giờ, một môtô chuyển động thẳng đều từ B về A với vận tốc 50km/h. Biết khoảng cách AB = 220km. Hai xe gặp nhau tại vị trí C cách A bao nhiêu kilômét?
A. 100 km
B. 120 km
C. 60 km
D. 230 km
-
Câu 22:
Một xe đua bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ O, lần lượt đi qua hai điểm A và B trong thời gian 2 giây. Biết AB = 20m, tốc độ của xe khi qua B là vB = 12 m/s. Tính tốc độ của xe khi qua A.
A. 6 m/s
B. 4 m/s
C. 10 m/s
D. 8 m/s
-
Câu 23:
Một xe đua bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ O, lần lượt đi qua hai điểm A và B trong thời gian 2 giây. Biết AB = 20m, tốc độ của xe khi qua B là vB = 12 m/s. Tính gia tốc của xe.
A. 1m/s2
B. 2m/s2
C. 2,5m/s2
D. 1,5m/s2
-
Câu 24:
Một xe đua bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ O, lần lượt đi qua hai điểm A và B trong thời gian 2 giây. Biết AB = 20m, tốc độ của xe khi qua B là vB = 12 m/s. Tính tốc độ trung bình của xe khi trên đoạn OA.
A. 6 m/s
B. 4 m/s
C. 10 m/s
D. 8 m/s
-
Câu 25:
Chất điểm chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo qui luật cho bởi đồ thị hình 3.1. Tính quãng đường vật đã đi kể từ lúc t = 1s đến lúc t = 7,5s.
A. 30cm
B. 120cm
C. 50cm
D. 130cm