620 câu trắc nghiệm Thanh toán Quốc tế
Với mong muốn giúp các bạn có thêm được nguồn kiến thức chất lượng và phong phú về Thanh toán Quốc tế, Tracnghiem.net đã sưu tầm và tổng hợp được 620 câu hỏi trắc nghiệm Thanh toán Quốc tế hay nhất (đính kèm đáp án) giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế và vai trò của nó đối với các nhà sản xuất kinh doanh.. Bộ câu hỏi được chia thành từng phần giúp các bạn ôn tập dễ dàng và có thêm chức năng thi ngẫu nhiên để các bạn củng cố lại kiến thức sau khi ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những loại chứng từ được quy định rõ về người phát hành, nội dung dung diễn đạt, đó là:
A. Hóa đơn thương mại
B. Chứng từ bảo hiểm
C. Chứng từ vận tải
D. Cả 3 loại trên
-
Câu 2:
Ta có dữ liệu sau: Ngày 03/01/2013 (Thứ năm), người thụ hưởng là công ty X xuất trình bộ chứng từ đến ACB (với ACB là ngân được chỉ định), yêu cầu ACB thanh toán cho bộ chứng từ đó. Vậy thời gian nào là ngày mà ACB ra thông báo xác định chứng từ là hợp lệ:
A. 10/01/2013
B. 08/01/2013
C. 18/01/2013
D. A hoặc B
-
Câu 3:
Tín dụng thư ghi rõ các điều kiện khác: “Sau khi giao hàng, người hưởng phải điện thông báo cho người mở chi tiết về hàng hóa, số tiền, tên tàu, ngày giao hàng…”, (Other conditions: after shipment, beneficiary must cable advise to applicant details of goods shipped, amount, name of vessel, date of delivery…), nhưng nếu Tín dụng thư không yêu cầu xuất trình Bản xác nhận và /hoặc Bản điện thông báo của người hưởng, thì ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra việc thông báo giao hàng có được thực hiện hay không. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Theo L/C xác nhận người hưởng lợi có thể gửi thẳng chứng từ tới ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Theo UCP 500 của ICC hối phiếu có thể được ký phát với số tiền ít hơn giá trị hóa đơn không?
A. Có
B. Không
-
Câu 6:
Theo UCP500 phiếu bảo hiểm tạm thời chỉ có thể được chấp nhận nếu chúng được cho phép rõ ràng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trên các chứng từ như: Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhà máy, Chứng từ đóng gói… thì hàng hóa là các máy móc thiệt bị, đòi hỏi rất nhiều chi tiết kĩ thuật, quy cách phẩm chất có cần diễn tả đầy đủ trên hóa đơn nhằm cung cấp dữ liệu cho người mua không?
A. Có
B. Không
-
Câu 8:
Trên cùng một chứng từ mà có phông chữ khác nhau thậm chí có chữ viết tay thì được coi chứng từ đó đã bị sửa chữa và thay đổi?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trong thời gian 5 ngày làm việc, ngân hàng có thể yêu cầu người hưởng sửa chữa, điều chỉnh, thay thế chứng từ. Nếu trong vòng 5 ngày đó người hưởng không đáp ứng được yêu cầu sửa đổi đó thì việc xuất trình vẫn được coi là hợp lệ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trong thư ủy thác nhờ thu (collection letter) chỉ rõ người trả tiền (Drawee) phải thanh toán cả tiền lãi (nếu có) và không giải thích gì thêm. Do người trả tiền chi trả tiền hàng mà không trả tiền lãi cho nên ngân hàng không trao chứng từ cho người trả tiền. Theo quy định của URC 522-1995 ICC là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Theo thỏa thuận hoàn trả liên ngân hàng, nếu TDT không quy định việc hoàn trả phải theo quy định ICC về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng thì:
A. Ngân hàng đòi tiền không phải cấp cho ngân hàng hoàn trả một xác nhận về sự phù hợp với các điều kiện và điều khoản của TDT
B. Ngân hàng phát hành phải cấp cho ngân hàng hoàn trả một uỷ quyền hoàn trả phù hợp với quy định về giá trị thanh toán ghi trong TDT
C. Ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm mọi thiệt hại về tiền lãi và mọi chi phí phát sinh nếu việc hoàn trả không được thực hiện ngay khi có yêu cầu đầu tiên của ngân hàng hoàn trả
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
-
Câu 12:
Thủ tục hoàn trả tiền giữa các ngân hàng như nào:
A. Ngân hàng phát hành Tín dụng thư cho phép ngân hàng chiết khấu đòi tiền tại ngân hàng thứ ba – là ngân hàng đại l tiền gửi của mình tại nước khác
B. Ngân hàng phát hành thư Tín dụng đạt được một thỏa thuận Tín dụng (credit line) với một ngân hàng Mỹ bằng USD (hoặc với bất cứ ngân hàng thương mại nào và bằng ngoại tệ nào) với mục đích sử dụng thanh toán hàng hóa nhập khẩu vào nước mình hoặc bán sang Mỹ
C. A hoặc C
D. Không có phương án nào đúng
-
Câu 13:
Việc đánh số trên từng tờ hối phiếu là căn cứ để xác định bản chính bản phụ là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
UCP 600 chỉ cho phép người giao hàng (consignor) ghi trên chứng từ vận tải không phải là người hưởng, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
UCP 500 là văn bản pháp lí bắt buộc tất cả các chủ thể tham gia thanh toán tín dụng chứng từ phải thực hiện là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Ngân hàng không cần kiểm tra cách tính toán chi tiết trong chứng từ mà chỉ cần kiểm tra tổng quát giá trị của chứng từ so với yêu cầu của L/C là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) phải kiểm tra nội dung các chứng từ liệt kê trong giấy nhờ thu nhận được từ người xuất khẩu là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Ngân hàng có thể từ chối chứng từ vì lý do tên hàng ghi trên L/C “Machine 333” nhưng hóa đơn thương mại ghi “mashine 333”
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Ngay cả khi UCP được dẫn chiếu áp dụng các ngân hàng có thể không áp dụng một số điều khoản nào đó đối với từng loại UCP riêng biệt:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Rủi ro của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trong thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ là như nhau:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm lớn gì?
A. Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn do Nhà nước quy định
B. Tiền giấy được tư do đổi ra vàng
C. Vàng được tự do lưu thông trong nước và giữa các nước với nhau
D. Chế độ bản vị vàng có cả 3 đặc điểm này
-
Câu 22:
Hệ thống cơ chế tiền tệ trong chế độ bản vị vàng được tính toán như thế nào?
A. Tính theo hàm kim lượng đồng tiền mỗi nước kể cả các đồng tiền không quy định hàm lượng vàng
B. Bằng một đồng tiền chủ chốt làm trụ cột, các đồng tiền đều so sánh với đồng tiền chủ chốt
C. Tính toán đơn giản, tính giá tiền tệ tính theo “Đồng giá vàng”, lấy hàm kim lượng của tiền tệ làm căn cứ
D. Tính toán theo từng đôi (Song phương) các đồng tiền có quan hệ trực tiếp với nhau
-
Câu 23:
Chế độ bản vị vàng hối đoái là gì?
A. Các đồng tiền quốc gia (bản tệ) đổi ra vàng sau đó từ vàng đổi ra đồng tiền thanh toán quốc tế
B. Từ vàng đổi ra đồng tiền thanh toán quốc tế, sau đó từ đồng tiền thanh toán quốc tế đổi ra đồng tiền nước mình
C. Dùng đồng tiền quốc gia (bản tệ) đổi ra đồng tiền chủ chốt, tức là đồng tiền có quy định hàm lượng vàng, sau đó từ đồng tiền chủ chốt này đổi ra vàng
D. Các nước phải dùng vàng đổi lấy đồng tiền chủ chốt, sau đó dùng đồng tiền chủ chốt (tức là đồng tiền có quy định hàm lượng vàng) đổi ra đồng tiền quốc gia (bản tệ)
-
Câu 24:
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời trong bối cảnh nào?
A. Phe phát xít thua trận sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên xô, Mỹ và phe đồng minh thắng trận, Mỹ giàu lên sau chiến tranh
B. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, kinh tế toàn cầu suy sụp, tương quan lực lượng kinh tế giữa Mỹ và Châu Âu thay đổi sau chiến tranh
C. Đồng Dollar Mỹ lên giá, các đồng tiền các nước Châu âu mất giá nhanh, các nước Tây Âu thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế
D. Tất cả các bối cảnh trên
-
Câu 25:
IMF ra đời dựa trên các đề án nào?
A. Đề án của Melton Friedman
B. Đề án của Harry White và John Maynard Keynes
C. Đề án của John Maynard Keynes và Samuelson
D. Đề án của chính phủ Mỹ