Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THCS Tô Hoài
-
Câu 1:
"Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương được hình thành, khẳng định qua thời gian và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nét đẹp bản địa.c
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Truyền thống quê hương.
-
Câu 2:
Trong trường hợp dưới đây, những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?
"Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên ông S và bà K (là bố mẹ P) lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (xã đội trưởng), với mục đích: nhờ anh M loại bỏ tên của P khỏi danh sách nhập ngũ. Anh M đã kiên quyết từ chối lời đề nghị này".
A. Anh P.
B. Anh M.
C. Ông S và bà K.
D. Anh M và anh P.
-
Câu 3:
Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua điều gì sau đây?
A. quan niệm.
B. định kiến.
C. thời gian.
D. lối sống.
-
Câu 4:
Làng nghề làm đá mĩ nghệ ở làng Non Nước là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào ở nước ta?
A. Đà Nẵng.
B. Ninh Bình.
C. Thái Bình.
D. Hưng Yên.
-
Câu 5:
Trong trường hợp dưới đây, việc làm của bố mẹ anh T thể hiện điều gì?
"Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống".
A. không có ý thức phát huy nghề truyền thống.
B. có ý thức phát huy nghề truyền thống.
C. lối sống theo hướng hiện đại.
D. tầm nhìn xa trông rộng.
-
Câu 6:
Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây ở nước ta?
A. Bắc Giang.
B. Hà Nội.
C. Phú Thọ.
D. Vĩnh Phúc.
-
Câu 7:
Trong trường hợp dưới đây, em sẽ chọn cách ứng xử nào sao cho đúng nhất?
"Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng".
A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
D. Đứng xem quá trình đập phá.
-
Câu 8:
Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây của dân tộc ta?
A. Hiếu học.
B. Dũng cảm.
C. Cần cù lao động.
D. Tương thân, tương ái.
-
Câu 9:
Tất cả những truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền như thế nào?
A. từ địa phương này sang địa phương khác.
B. từ người vùng này sang người vùng khác.
C. từ đất nước này sang đất nước khác.
D. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-
Câu 10:
Tình huống nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?
A. Chị M thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
B. Anh P vận động bà con phát triển truyền thống làm nón của quê hương.
C. H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao.
D. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông S đạt sản lượng cao.
-
Câu 11:
Theo em, truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
A. Hiếu thảo.
B. Lao động cần cù.
C. Tôn sư trọng đạo.
D. Uống nước nhớ nguồn.
-
Câu 12:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
B. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
C. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
D. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.
-
Câu 13:
Ý kiến nào dưới đây là đúng về truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Cần cù lao động, ích kỉ.
B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
C. Lười biếng, kiên cường, vị tha.
D. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
-
Câu 14:
Đọc trường hợp dưới đây và cho biết chị T là người như thế nào?
"Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân".
A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
-
Câu 15:
Theo em, truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng và dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
A. Cần cù.
B. Trung thực.
C. Hiếu thảo.
D. Hiếu học.
-
Câu 16:
Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về mặt nào sau đây?
A. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
B. kinh tế, chính trị, xã hội.
C. lịch sử, văn hóa, khoa học.
D. văn hóa, chính trị, xã hội.
-
Câu 17:
"Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm: di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa tập thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản văn hóa cộng đồng.
-
Câu 18:
Trường hợp nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.
B. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.
C. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
D. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
-
Câu 19:
"Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác". Đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa phi vật thể.
B. Di sản văn hóa cộng đồng.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa tập thể.
-
Câu 20:
Di sản văn hóa được bao gồm loại hình, đó là loại hình nào sau đây?
A. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
B. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.
C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
-
Câu 21:
Di sản văn hóa vật thể nào sau đây thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ở nước ta?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Vịnh Hạ Long.
C. Thành nhà Hồ.
D. Phố cổ Hội An.
-
Câu 22:
Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và loại hình di sản văn hóa nào sau đây?
A. di sản văn hóa tập thể.
B. di sản văn hóa cộng đồng.
C. di sản văn hóa phi vật thể.
D. di sản văn hóa vật chất.
-
Câu 23:
Theo Điều 14 luật Di sản văn hóa năm 2001, tổ chức hoặc cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
D. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
-
Câu 24:
Di sản văn hóa bao gồm những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền như thế nào?
A. từ đất nước này qua đất nước khác.
B. từ dân tộc này qua dân tộc khác.
C. từ thế hệ này qua thế hệ khác.
D. từ người này qua người khác.
-
Câu 25:
Trong trường hợp dưới đây, những nhân vật nào dưới đây đã có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
"Sau khi học xong cao đẳng, anh T có ý định về quê phát triển nghề truyền thống dệt vải của quê hương, biết chuyện ông M và bà N là bố mẹ của T đã ra sức ngăn cản và khuyên T nên học lên để làm kinh doanh, không theo nghề truyền thống vì thu nhập thấp. Chị gái của anh T là P không đồng ý với bố mẹ và khuyên em trai nên về tiếp tục phát triển nghề truyền thống của quê hương".
A. Anh T.
B. Chị P.
C. Anh T và chị P.
D. Ông M và bà N.
-
Câu 26:
Trường hợp nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Tập thể lớp 7K tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.
B. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông P đều đến đền thờ để dâng hương.
C. Chị E chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.
D. Ông M truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho con cháu.
-
Câu 27:
"Những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác". Đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Công trình kiến trúc.
C. Hương ước làng xã.
D. Di sản văn hóa.
-
Câu 28:
Loại hình văn hóa nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?
A. Di tích lịch sử.
B. Ca dao, tục ngữ.
C. Câu hò ví dặm.
D. Lễ hội truyền thống.
-
Câu 29:
Di sản văn hóa được phân chia thành tất cả bao nhiêu loại?
A. Năm.
B. Bốn.
C. Ba.
D. Hai.
-
Câu 30:
Loại hình nghệ thuật nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?
A. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
B. Nghi lễ cấp sắc của người Dao.
C. Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
-
Câu 31:
Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào trong tình huống sau đây?
"Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ".
A. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
C. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
D. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.
-
Câu 32:
Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn theo những điều kiện nào dưới đây?
A. nhu cầu của mình.
B. khả năng của mình.
C. mong muốn của mình.
D. nguyện vọng của mình.
-
Câu 33:
Để cảm thông, quan tâm và chia sẻ với người khác thì chúng ta không nên làm điều gì sau đây?
A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.
B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
D. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
-
Câu 34:
"Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn hoặc hoạn nạn theo khả năng của mình". Đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cảm thông.
B. Đồng cảm.
C. Chia sẻ.
D. Quan tâm.
-
Câu 35:
Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác chúng ta nên có những biểu hiện nào sau đây?
A. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen trước mọi người.
C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.
D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.
-
Câu 36:
Theo em, hành động nào dưới đây trái với sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. An ủi.
B. Châm chọc.
C. Động viên.
D. Hỏi thăm.
-
Câu 37:
"Thường xuyên chú ý, quan sát đến mọi người và sự việc xung quanh". Đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Đồng cảm.
B. Quan tâm.
C. Chia sẻ.
D. Thấu hiểu.
-
Câu 38:
Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để nhằm mục đích nào dưới đây?
A. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.
B. làm theo người đó một cách máy móc.
C. đồng hành với việc làm của người đó.
D. hiểu được cảm xúc của người đó.
-
Câu 39:
Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được những gì dưới đây?
A. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
B. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
C. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
-
Câu 40:
Người biết quan tâm là người thường xuyên chú ý đến điều gì dưới đây?
A. những vấn đề thời sự của xã hội.
B. những người thân trong gia đình.
C. một số người thân thiết của bản thân.
D. mọi người và sự việc xung quanh.