Đề thi giữa HK2 môn Toán 8 năm 2021
Trường THCS Ngô Thời Nhiệm
-
Câu 1:
Nghiệm của phương trình 2x – 1 = 7 là bao nhiêu?
A. x = 0
B. x = 3
C. x = 4
D. x = -4
-
Câu 2:
Phương trình x – 3 = -x + 2 có tập nghiệm là bao nhiêu?
A. S = { \(\frac{{ - 5}}{2}\) }
B. S = { \(\frac{{ 5}}{2}\) }
C. S = { 1 }
D. S = { -1 }
-
Câu 3:
Tìm nghiệm của phương trình x – 12 = 6 – x
A. x = 9
B. x = -9
C. x = 8
D. x = -8
-
Câu 4:
Phương trình nào sau đây không phải là phương trình bậc nhất?
A. 2x – 3 = 2x + 1
B. -x + 3 = 0
C. 5 – x = -4
D. x2 + x = 2 + x2
-
Câu 5:
Phương trình nào sau đây không phải là phương trình bậc nhất một ẩn?
A. \(\frac{x}{7} + 3 = 0\)
B. (x – 1)(x + 2) = 0
C. 15 – 6x = 3x + 5
D. x = 3x + 2
-
Câu 6:
Nghiệm của phương trình \(|-5 x|-16=3 x\) là
A. x=-2 và x=-8
B. x=-2 và x=8
C. x=2 và x=8
D. x=-2 và x=0
-
Câu 7:
Nghiệm của phương trình \(|-3 x|=x-8\) là
A. Phương trình vô nghiệm.
B. x=0
C. x=-1
D. x=17
-
Câu 8:
Nghiệm của phương trình \(|4 x|=2 x+12\) là
A. x=6 và x=2
B. x=6 và x=-2
C. x=0 và x=-2
D. x=1 và x=-2
-
Câu 9:
Giải phương trình \(|2 x|=x-6\) ta được
A. x=1
B. x=2
C. x=3
D. Phương trình vô nghiệm.
-
Câu 10:
Nghiệm của phương trình \(|x+4|+3 x=5\) là
A. \( x=-\frac{1}{4}\)
B. \(x=1\)
C. \( x=\frac{1}{4}\)
D. \( x=\frac{1}{2}\)
-
Câu 11:
Cho phương trình \(5 - 6( 2x - 3) = x( 3 - 2x ) + 5 \). Chọn khẳng định đúng
A. Phương trình có hai nghiệm trái dấu
B. Phương trình có hai nghiệm nguyên
C. Phương trình có một nghiệm duy nhất
D. Phương trình có hai nghiệm cùng dương
-
Câu 12:
Chọn khẳng định đúng.
A. Phương trình 8x(3x−5)=6(3x−5) có hai nghiệm trái dấu
B. Phương trình 8x(3x−5)=6(3x−5) có hai nghiệm cùng dương
C. Phương trình 8x(3x−5)=6(3x−5) có hai nghiệm cùng âm
D. Phương trình 8x(3x−5)=6(3x−5) có một nghiệm duy nhất
-
Câu 13:
Tìm m để phương trình (2m – 5)x – 2m2 + 8 = 42 có nghiệm x = -7
A. m = 0 hoặc m = 7
B. m = 1 hoặc m = -7
C. m = 0 hoặc m = -7
D. m = -7
-
Câu 14:
Tổng các nghiệm của phương trình \( (x^2 + 4)(x + 6)( x^2 - 16) = 0 \) là:
A. -6
B. 6
C. 16
D. -10
-
Câu 15:
Tìm m để phương trình (2m – 5)x – 2m2 – 7 = 0 nhận x = -3 làm nghiệm
A. m = 1 hoặc m = 4
B. m = -1 hoặc m = -4
C. m = -1 hoặc m = 4
D. m = 1 hoặc m = -4
-
Câu 16:
Số nghiệm của phương trình \( \frac{{{x^2} + 3x + 2}}{{x + 3}} - \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x - 1}} = \frac{{4x + 4}}{{{x^2} + 2x - 3}}\)
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 17:
Cho phương trình: \( \frac{1}{{{x^2} + 3x + 2}} + \frac{1}{{{x^2} + 5x + 6}} + \frac{1}{{{x^2} + 7x + 12}} + \frac{1}{{{x^2} + 9x + 20}} = \frac{1}{3}\). Tổng bình phương các nghiệm của phương trình trên là:
A. -48
B. 48
C. -50
D. 50
-
Câu 18:
Biết x0 ) là nghiệm nhỏ nhất của phương trình \( \frac{1}{{{x^2} + 4x + 3}} + \frac{1}{{{x^2} + 8x + 15}} + \frac{1}{{{x^2} + 12x + 35}} + \frac{1}{{{x^2} + 16x + 63}} = \frac{1}{5}\) Chọn khẳng định đúng.
A. \(x_0>0\)
B. \(x_0<−5\)
C. \(x_0=−10\)
D. \(x_0>5\)
-
Câu 19:
Cho phương trình \(\begin{array}{l} \frac{1}{2} + \frac{2}{{x - 2}} = 0(1)\\ \frac{{x - 1}}{{{x^2} - x}} + \frac{{2x - 2}}{{{x^2} - 3x + 2}} = 0(2) \end{array}\). Khẳng định nào sau đây là sai.
A. Hai phương trình có cùng điều kiện xác định.
B. Hai phương trình có cùng số nghiệm
C. Hai phương trình có cùng tập nghiệm
D. Hai phương trình tương đương
-
Câu 20:
Cho phương trình \( (1):\frac{1}{x} + \frac{2}{{x - 2}} = 0\) và phương trình \( (2):\frac{{x - 1}}{{x + 2}} - \frac{x}{{x - 2}} = \frac{{5x - 2}}{{4 - {x^2}}}\) . Khẳng định nào sau đây là đúng.
A. Hai phương trình có cùng điều kiện xác định.
B. Hai phương trình có cùng số nghiệm
C. Phương trình (2) có nhiều nghiệm hơn phương trình (1)
D. Hai phương trình tương đương
-
Câu 21:
Biết rằng \(200\)g một dung dịch chứa \(50\)g muối. Hỏi phải pha thêm bao nhiêu gam nước vào dung dịch đó để được một dung dịch chứa \(20\%\) muối?
A. 40g
B. 50g
C. 60g
D. 70g
-
Câu 22:
Tìm phân số có đồng thời các tính chất sau:
- Tử số của phân số là số tự nhiên có một chữ số;
- Hiệu giữa tử số và mẫu số bằng \(4\);
- Nếu giữ nguyên tử số và viết thêm vào bên phải của mẫu số một chữ số đúng bằng tử số, thì ta được một phân số bằng phân số \(\dfrac{1}{5}\).
A. \(x= \dfrac{{20}}{3}\)
B. \(x= \dfrac{{2}}{3}\)
C. \(x= \dfrac{{10}}{3}\)
D. Không có phân số thỏa mãn
-
Câu 23:
Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số \(2\) vào bên trái và một chữ số \(2\) vào bên phải số đó thì ta được một số lớn gấp \(153\) lần số ban đầu.
A. 13
B. 14
C. 15
D. 16
-
Câu 24:
Năm nay, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương, Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương thôi. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?
A. 13 tuổi
B. 12 tuổi
C. 11 tuổi
D. 10 tuổi
-
Câu 25:
Lúc \(6\) giờ, một xe máy khởi hành từ A để đến B. Sau đó \(1\) giờ, một ô tô cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy \(20km/h\). Cả hai xe đến B đồng thời vào lúc 9 giờ 30 phút cùng ngày. Tính độ dài quãng đường AB.
A. 175 km
B. 170 km
C. 165 km
D. 160 km
-
Câu 26:
Hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có đáy ABCD là hình vuông cạnh aa và diện tích hình chữ nhật ADC′B′ bằng 2a2, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng bao nhiêu?
A. \({S_{xq}} = 4{a^2}\sqrt 3 \)
B. \({S_{xq}} = 2{a^2}\sqrt 3 \)
C. \({S_{xq}} = 4{a^2}\)
D. \({S_{xq}} = 4{a^2}\sqrt 2 \)
-
Câu 27:
Tình độ dài của một chiếc hộp hình lập phương, biết rằng nếu độ dài mỗi cạnh của hộp tăng thêm 2 cm thì diện tích phải sơn 6 mặt bên ngoài của hộp đó tăng thêm 216cm2
A. 4 cm
B. 8 cm
C. 6 cm
D. 5 cm
-
Câu 28:
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′. Tính số đo góc AB′C
A. 900
B. 450
C. 300
D. 600
-
Câu 29:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có O và O′ lần lượt là tâm ABCD; A′B′C′D′. Chọn kết luận đúng.
A. Hai mp (ADD′A′) và mp (BDD′B′) cắt nhau theo đường thẳng BD′.
B. Hai mp (ACC′A′) và mp (BDD′B′) cắt nhau theo đường thẳng OO′.
C. Hai mp (ACC′A′) và mp (BDD′B′) cắt nhau theo đường thẳng AA′
D. Hai mp (ACC′A′) và mp (BDD′B′) song song
-
Câu 30:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ Gọi M, N, I, K theo thứ tự là trung điểm AA′,BB′,CC′,DD′. Hãy chọn câu sai:
A. Bốn điểm M, N, I, K cùng thuộc một mặt phẳng.
B. mp (MNIK) // mp (ABCD)
C. mp (MNIK) // mp (A′B′C′D′)
D. mp (MNIK) // mp (ABB′A′)
-
Câu 31:
Tính thể tích của một hình lập phương, biết rằng đường chéo của hình lập phương bằng \(\sqrt {12} cm\)
A. 8 cm3
B. 4 cm3
C. 16 cm3
D. 18 cm3
-
Câu 32:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′. Đường thẳng BB′ vuông góc với các mặt phẳng nào?
A. (ABCD) và (A′B′BA)
B. (ABCD) và (A′B′C′D′)
C. (BCC′B′) và (A′B′C′D′)
D. (ABCD) và (ABC′D′)
-
Câu 33:
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các số đo trong lòng bể là: dài 4m, rộng 3m, cao 2,5m. Biết 3/4 bể đang chứa nước. Hỏi thể tích phần bể không chứa nước là bao nhiêu?
A. 30m3
B. 22,5m3
C. 7,5m3
D. 5,7m3
-
Câu 34:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có CC′ = 4cm, DC = 6cm, CB = 3cm. Chọn kết luận không đúng:
A. AD = 3m
B. D′C′ = 4cm
C. AA′ = 4cm
D. A′B′ = 6cm
-
Câu 35:
Thể tích của một hình lập phương bằng a (cm) là:
A. a3 (cm3)
B. 2a3 (cm3)
C. 3a (cm3)
D. 6a (cm3)
-
Câu 36:
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A′B′C′ có đáy tam giác ABC vuông tại A. Biết AB = 6cm, AC = 8cm, AA′ = 12cm. Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đó bằng:
A. 288 cm2
B. 360 cm2
C. 456 cm2
D. 336 cm2
-
Câu 37:
Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng tổng diện tích hai đáy, chiều cao bằng 6cm. Một kích thước của đáy bằng 10cm, tính kích thước còn lại.
A. 20 cm
B. 15 cm
C. 25 cm
D. 10 cm
-
Câu 38:
Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A′B′C′ có chiều cao bằng 2cm, \(\widehat {BAB'} = {45^0}\). Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ.
A. 15 cm2
B. 6cm2
C. 12 cm2
D. 16 cm2
-
Câu 39:
Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 100cm2, chiều cao bằng 5cm. Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.
A. 8 cm
B. 7 cm
C. 6 cm
D. 5 cm
-
Câu 40:
Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình thoi với các đường chéo của đáy bằng 24cm và 10cm. Diện tích toàn phần của hình lăng trụ bằng 1020 cm2. Tính chiều cao của hình lăng trụ.
A. 15 cm
B. 20 cm
C. 30 cm
D. 25 cm