130 Câu hỏi trắc nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm
tracnghiem.net chia sẻ hơn 130 Câu hỏi trắc nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và bánh kẹo thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào?
A. Bộ Y tế
B. Bộ Công thương
C. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
-
Câu 2:
Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, bánh kẹo, rượu, nước khoáng đóng chai thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ nào?
A. Bộ Y tế
B. Bộ Công thương
C. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
-
Câu 3:
Xác nhận bằng văn bản
A. Sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
B. Sản phẩm nhập khẩu chỉ nhằm mục đích sử dụng trong nội bộ khách sạn bốn sao trở lên
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 4:
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm đã có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương) phải lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ với tần suất?
A. 01 (một) lần/năm
B. 02 (hai) lần/năm
C. 02 (hai) năm/lần
-
Câu 5:
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào?
A. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm trừ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
B. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sữa chế biến
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 6:
Những hành vi bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm?
A. Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm
B. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật
C. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị biến chất
D. Tất cả các hành vi trên
-
Câu 7:
Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?
A. Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn bán trên thị trường
B. Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 8:
Thực phẩm không bảo đảm an toàn phải xử lý theo hình thức nào?
A. Tái xuất
B. Tiêu hủy
C. Chuyển mục đích sử dụng
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 9:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở nào?
A. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai đóng trên địa bàn
B. Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 10:
Vắt sữa bằng phương pháp thủ công cần đảm bảo yêu cầu sau:
A. Vệ sinh thiết bị vắt, làm lạnh, đường ống, bồn chứa
B. Vệ sinh bầu vú, các núm vú, xung quanh bầu vú bằng nước ấm
C. Người vắt sữa không mắc các bệnh truyền nhiễm
D. Tất cả các yêu cầu trên
-
Câu 11:
Để đảm bảo an toàn chất lượng, sữa tươi nguyên liệu trước khi vận chuyển đến có sở chế biến cần:
A. Đun sôi kỹ trước khi chuyển đến cơ sở chế biến
B. Bảo quản từ 4 - 6oC và chuyển từ trạm thu mua đến cơ sở chế biến trong vòng 24h
-
Câu 12:
Sữa tươi nguyên liệu cần đáp ứng các yêu cầu sau:
A. Màu đặc trưng của sản phẩm
B. Có mùi vị tự nhiên, đặc trưng của sản phẩm, không có mùi vị lạ
C. Dịch thể đồng nhất
D. Tất cả các yêu cầu trên
-
Câu 13:
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể bị biến đổi chất lượng hoặc bị hỏng là do:
A. Sự phát triển của vi sinh vật nhiễm trong quá trình chế biến
B. Bổ sung các chất từ bên ngoài vào sữa
C. Ảnh hưởng của bao bì chứa
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 14:
Trong quá trình bảo quản sữa tươi thanh trùng, bao bì chứa đựng sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
A. Kín, sạch, không làm thay đổi chất lượng sữa
B. Có thể sử dụng loại bao bì thông dụng nhưng phải rửa sạch và tráng kỹ bằng nước sôi
-
Câu 15:
Sản phẩm sữa chua không qua xử lý bằng nhiệt cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ nào?
A. Duy trì ở nhiệt độ dưới 100C
B. Nhiệt độ thường
C. Theo yêu cầu của nhà sản xuất
-
Câu 16:
Khu vực chứa sữa tươi nguyên liệu phải được ngăn cách với khu chế biến
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Trước khi chế biến và đóng gói sữa thành phẩm, tất cả các thiết bị chế biến phải được làm sạch và khử trùng
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Khi vận chuyển chung các sản phẩm sữa, sữa chế biến có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ lạnh với các loại thực phẩm khác:
A. Có thể sử dụng chung thiết bị lạnh và không cần phải ngăn cách với khu vực chứa thực phẩm tươi sống
B. Phải có thiết bị làm lạnh phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất và ngăn cách với các loại thực phẩm khác
-
Câu 19:
Những hành vi nào bị cấm khi Quảng cáo sản phẩm sữa
A. Kết quả kiểm tra sản phẩm đã phát hiện không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định
B. Nội dung quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng
C. Không đúng với nội dung trong Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 20:
Ngoài những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, nhãn sản phẩm rượu phải có thông tin về:
A. Hạn sử dụng
B. Hàm lượng etanol
C. Thành phần
-
Câu 21:
Nguồn nước sử dụng trong pha chế rượu phải đạt:
A. Quy chuẩn kỹ thuật số 01: 2009/BYT đối với nước ăn uống
B. Quy chuẩn kỹ thuật số 02:2009/BYT đối với nước sinh hoạt
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 22:
Sàn nhà khu vực lên men trong sản xuất bia phải làm bằng vật liệu:
A. Không thấm nước
B. Dễ làm vệ sinh
C. Có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 23:
Các thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với nước giải khát phải là:
A. Loại chuyên dùng cho thực phẩm
B. Được làm từ nguyên liệu không bị gỉ, không bị ăn mòn
C. Không thôi nhiễm các chất độc hại và khuyếch tán mùi lạ vào sản phẩm
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 24:
Rượu thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh có điều kiện?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Sản phẩm rượu có độ cồn bao nhiêu thì không được phép quảng cáo
A. Độ cồn từ 15 độ trở lên
B. Độ cồn từ 30 độ trở lên
C. Độ cồn trên 40 độ
D. Cả 3 trường hợp trên