264 câu trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bên thứ 3 trong quan hệ BHTNDS được hiểu như thế nào?
A. Khái niệm chỉ thứ tự
B. Bên bị thiệt hại do bên được bảo hiểm gây ra
C. Bên ngoài bên bảo hiểm
D. Tất cả người bị thiệt hại
-
Câu 2:
Bảo hiểm không giới hạn là gì?
A. Bảo hiểm không xác định được giới hạn
B. Là loại bảo hiểm không xác định trước số tiền bảo hiểm của hợp đồng
C. Là loại bảo hiểm không giới hạn số người bị thiệt hại
D. Bảo hiểm không xác định trước giá trị thiệt hại
-
Câu 3:
Vì sao nguyên tắc khoán thường được áp dụng trong bảo hiểm con người?
A. Vì nhà bảo hiểm muốn hạn chế gian lận bảo hiểm
B. Vì nhà bảo hiểm muốn thuận tiện khi tính số tiền chi trả
C. Vì nhà bảo hiểm muốn hạn chế số tiền chi trả
D. Vì phù hợp với đặc thù của đối tượng bảo hiểm con người
-
Câu 4:
Rủi ro có thể được bảo hiểm là rủi ro có biến cố như thế nào?
A. Do người được bảo hiểm cố ý gây ra
B. Biến cố chắc chắn xảy ra
C. Biến cố ngẫu nhiên
D. Cả 3 sự kiện trên đều đúng
-
Câu 5:
Tác dụng của bảo hiểm thương mại là gì?
A. Khuyến khích người được bảo hiểm không quan tâm đề phòng rủi ro, gây tổn thất
B. Tăng tích lũy và tiết kiệm chi cho ngân sách
C. Làm tăng chi phí cho người được bảo hiểm
D. Góp phần làm cho vốn của người tham gia bảo hiểm không bị thất thoát
-
Câu 6:
BH thương mại đảm bảo cho những rủi ro nào?
A. Rủi ro không lường trước được
B. Rủi ro không thể xảy ra
C. Rủi ro đã xảy ra
D. Rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra
-
Câu 7:
Chọn công thức đúng dùng để tính STBT theo quy tắc miễn thường không khấu trừ?
A. STBT = GTTH
B. STBT = STBH
C. STBT = GTBH
D. STBT = phí BH
-
Câu 8:
Người lao động nghỉ hưu nhưng chưa đủ tuổi đời thì khi tính lương hưu, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi là bị giảm tỷ lệ là bao nhiêu?
A. 1%
B. 2%
C. 3%
D. Không bị giảm
-
Câu 9:
Theo quy định hiện nay, lao động nam được tính lương hưu thêm tỷ lệ là bn kể từ năm thứ 16 cho mỗi năm đóng BHXH?
A. 2%
B. 3%
C. 4%
D. 5%
-
Câu 10:
Hãy cho biết đặc trưng nào sau đây không có trong Bảo hiểm tài sản?
A. Tài sản có thể tham gia bảo hiểm trên giá trị nếu chủ tài sản có đủ khả năng tài chính để đóng phí
B. Tài sản chỉ được bảo hiểm khi xác định được giá trị của tài sản
C. Chủ sở hữu, người được giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản là người ký kết hợp đồng bảo hiểm cho Tài sản
D. Người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản
-
Câu 11:
Nghiệp vụ bảo hiểm nào sau đây được thực hiện dưới hình thức bắt buộc?
A. Bảo hiểm hàng hóa XNK
B. Bảo hiểm nhân thọ
C. Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới với người thứ 3
D. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
-
Câu 12:
Trong BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, GTBH có thể được xác định căn cứ vào yếu tố nào?
A. Tiền hàng ghi trên hóa đơn thương mại (1)
B. Cước phí vận chuyển (2)
C. Lãi ước tính (3)
D. Tất cả các yếu tố (1) (2) (3)
-
Câu 13:
Khi mua bảo hiểm, khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm trả tiền cho doanh nghiệp bảo hiểm được gọi là gì?
A. Phí bảo hiểm
B. Giá trị bảo hiểm
C. Hoa hồng bảo hiểm
D. Số tiền bảo hiểm
-
Câu 14:
Khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả để nhận được sự đảm bảo trước các rủi ro đã được người bảo hiểm chấp nhận gọi là gì?
A. STBT
B. Phí BH
C. GTBH
D. STBH
-
Câu 15:
Cơ cấu phí BH bao gồm những bộ phận nào sau đây?
A. phí thuần và phụ phí
B. phí thuần
C. chi phí kí kết hợp đồng
D. chi phí quản lí
-
Câu 16:
Thuật ngữ ''GTBH'' thường không được sử dụng trong loại nghiệp vụ BH nào?
A. Bảo hiểm xã hội
B. Bảo hiểm tài sản
C. Bảo hiểm con người
D. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
-
Câu 17:
Bảo hiểm có thể loại bỏ được rủi ro không?
A. Có, nếu áp dụng đủ mọi biện pháp né tránh rủi ro
B. Có, nếu tái bảo hiểm an toàn
C. Loại bỏ được khi phân tán rủi ro triệt để
D. Không
-
Câu 18:
Rủi ro được bảo hiểm là những loại rủi ro nào dưới đây:
A. Những rủi ro nằm ngoài phạm vi loại trừ theo quy tắc của doanh nghiệp bảo hiểm
B. Những rủi ro phi tài chính, rủi ro chung, những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ
C. Những rủi ro về tài chính, thuần túy, rủi ro riêng, những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ
D. Rủi ro nói chung không cố định mà tùy theo khả năng của doanh nghiệp BH trong từng thời kì cụ thể
-
Câu 19:
Xác suất rủi ro nào dưới đây nằm trong phạm vi có thể được bảo hiểm:
A. Dưới 1
B. Từ 0 đến 0,001
C. Từ 0 đến 0,000001
D. Từ 0 đến 1
-
Câu 20:
Nguyên nhân xuất hiện bảo hiểm trên giá trị:
A. Do sai sót của 2 bên bảo hiểm và được bảo hiểm trước khi kí HĐBH
B. Do lỗi không cố ý của người tham gia bảo hiểm, hoặc do cố ý để trục lợi bảo hiểm
C. Do thiếu sót của người BH là chính
D. Do quy tắc BH thiếu chặt chẽ
-
Câu 21:
Người được bảo hiểm có thể khiếu nại trực tiếp với công ty nhận tái bảo BH để đòi bồi thường cho mình được không?
A. Có, khi nhà bảo hiểm gốc không bồi thường thỏa đáng
B. Có,khi các nhà tái bảo hiểm chấp nhận khiếu nại của khách hàng
C. Có, tùy từng trường hợp
D. Không
-
Câu 22:
Khi nào bồi thường phải tính theo tỷ lệ giữa số phí đã nộp với số phí lẽ ra phải nộp:
A. Khi giá trị bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế
B. Khi số phí đã nộp thấp dưới 10% so với số phí lẽ ra phải nộp
C. Khi STBH thấp hơn GTBH
D. Khi có sai sót không cố ý của người mua bảo hiểm dẫn đến mức phí đã nộp thấp hơn mức phí lẽ ra phải nộp
-
Câu 23:
Tài sản chưa xác định giá trị có thể tham gia bảo hiểm được không?
A. Có thể được nếu tham gia từng phần
B. Có thể tham gia nếu người mua bảo hiểm định giá trị tài sản
C. Có thể xác định hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc
D. Chưa tham gia bảo hiểm được
-
Câu 24:
Những đối tượng nào sau đây không thuộc diện Người thứ ba bị thiệt hại trong BH TNDS của chủ xe cơ giới:
A. Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó, người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó, chủ sở hữu xe,trừ khi chủ sở hữu đó đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng chiếc xe đó
B. Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó và chủ sở hữu xe, nếu đã bán xe nhưng chưa sang tên xong cho chủ xe mới
C. Lái xe, phụ xe, chủ sở hữu xe
D. Lái xe và chủ sở hữu xe, trừ khi chủ sở hữu đã bán xe cho người khác
-
Câu 25:
Gặp trường hợp bảo hiểm trên giá trị, nhà bảo hiểm sẽ xử lý ra sao?
A. Trả lại phần phí của thời gian còn lại và cắt hợp đồng bảo hiểm hoặc thỏa thuận lại hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, nếu việc đó không phải là trục lợi trong bảo hiểm
B. Cắt ngay hợp đồng bảo hiểm
C. Thỏa thuận lại HĐBH nếu đó là khách truyền thống
D. Thỏa thuận lại hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, nếu việc đó không phải là trục lợi trong bảo hiểm
-
Câu 26:
Khi người gây thiệt cho người được bảo hiểm là người có quan hệ thân thích với nhau ( là vợ, chồng, con..) thì người được bảo hiểm có thể làm giấy thế quyền để bảo hiểm đòi bồi thường không?
A. Có thể được nếu người bảo hiểm cam đoan các mối quan hệ đó không liên quan về kinh tế với nhau
B. Có thể được nếu được tòa án chấp thuận việc đòi đó là hợp pháp
C. Có thể được nếu người người thứ 3 cam
D. Không thể được
-
Câu 27:
Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ ước tính, người được bảo hiểm cần phải làm gì nếu muốn được bồi thường toàn bộ:
A. Làm đơn khiếu nại đòi bồi thường
B. Đề nghị được bồi thường đủ số tiền bảo hiểm
C. Đề nghị chưng cầu giám định tổn thất lại
D. Làm đơn khiếu nại đòi bồi thường đồng thời làm giấy từ bỏ tài sản
-
Câu 28:
Tổn thất trong hàng hóa xuất nhập khẩu là loại tổn thất toàn bộ hay bộ phận:
A. Tổn thất bộ phận
B. Là tổn thất toàn bộ
C. Hoặc là tổn thất toàn bộ hoặc là tổn thất bộ phận
D. Là tổn thất chung, trong đó gồm tất cả tổn thất bộ phận
-
Câu 29:
Khi tổn thất riêng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu xảy ra thuộc phạm vi được bảo hiểm thì chủ hàng có được bồi thường cả chi phí khắc phục như rỡ hàng, phân loại, đóng gói không:
A. Có, khi tổn thất được phạm vi bảo hiểm
B. Chỉ được bồi thường những chi phí khắc phục khi đã phân bổ tổn thất với tổn thất chung
C. Được bồi thường nhưng không kể thiệt hại do giảm giá giá trị thương mại
D. Được bồi thường sau khi đã trừ tổn thất vì lý do chủ quan của chủ hàng và chủ tàu
-
Câu 30:
Chi phí phòng tránh của tàu nhằm cứu hàng khỏi tổn thất có được bảo hiểm không?
A. Được bồi thường khi tàu phải tránh bão, sóng thần, hỏng tàu
B. Được bồi thường khi không vi phạm hành trình đã hợp đồng
C. Có, nếu được xác định là hợp lý
D. Không được bồi thường