264 câu trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Bảo hiểm đại cương được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu coi Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ngoại thương được coi là hợp đồng song vụ, tính đền bù không xác định được ở thời điểm giao kết, là hợp đồng theo mẫu, là hợp đồng mang tính may rủi…thì điều đó:
A. không đúng, vì mang tính may rủi thì còn gì là hợp đồng
B. hoàn toàn đúng, vì bảo hiểm chỉ là quyên góp, mấy khi đền
C. không đúng, vì ngay lúc ký kết đã không nghĩ đến đền bù
D. hoàn toàn đúng, dù rằng hợp đồng ký theo mẫu in sẵn
-
Câu 2:
Tổn thất riêng (Particular Average) trong bảo hiểm hàng hải mà nó chỉ liên quan đến quyền lợi riêng của người có đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, nó:
A. không liên quan chung
B. không gây thiệt hại
C. phải liên quan chung
D. phải là rủi ro chung
-
Câu 3:
Qui tắc áp dụng mức miễn thường trong bảo hiểm chỉ ra rằng:
A. Người bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất mà giá trị thấp dưới mức đó
B. Người bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất mà giá trị vượt quá mức đó
C. Người bảo hiểm không bồi thường tổn thất có giá trị vượt quá mức đó
D. Người bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất mà giá trị đúng bằng mức đó
-
Câu 4:
Hãy điền vào chỗ trống câu/những câu sau đây bằng ý đúng: "Công ty GloryCông ty Công ty Glory của Ấn Độ chào mua hàng xuất của ta theo điều kiện CIF hoặc FOB, với giá FOB xuất cảng Hải Phòng hoặc Sài Gòn là là 5856 US$. Các công ty bảo hiểm cho biết họ có thể bán bảo hiểm với phí suất là 0.8%. Giá cước thuê tàu trên thị trường khoảng 280 US$. Như vậy, số tiền phí bảo hiểm trong giá CIF:
A. là 49.48 US$
B. là 54.43 US
C. là 59.38 US$
D. là 44.53 US$
-
Câu 5:
Cách bồi thường tổn thất riêng (Particular Average) thường được xử lý, giải quyết theo cách:
A. người bảo hiểm bồi thường hoặc người gây ra phải bồi thường
B. người bảo hiểm bồi thường 2/3 còn chủ tàu bồi thường 1/3 gí trị
C. người gây ra bồi thường, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm
D. người gây ra bồi thường sau đó đòi lại người bảo hiểm một nửa
-
Câu 6:
Từ năm 1992 Bộ Tài chính có Quyết định số 09 QĐ/TCBH cho phép bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy, hàng vận chuyển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và:
A. của các tàu vào cảng Việt Nam lánh nạn
B. hàng từ Việt Nam đi các nước lân cận
C. hàng từ các nước lân cận sang nước khác
D. hàng tạm nhập tái xuất ra vào Việt Nam
-
Câu 7:
Tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hải bao gồm: hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung. Hy sinh tổn thất chung là những thiệt hại, mất mát do hành động tổn thất chung, ví dụ, vứt bỏ hàng vì sự an toàn chung hay:
A. sử dụng hàng hóa làm thực phẩm bảo đảm sức khỏe thuyền viên
B. bán một số hàng quý đi để cắt bỏ sự bám đuổi của cướp biển
C. loại bỏ một số hàng dễ cháy do phải chạy trên biển thời tiết nóng
D. đốt hàng làm nhiên liệu nếu không thì tầu không chạy được
-
Câu 8:
Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy/Open Cover/Open Contract/Floating policy) trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có ưu điểm là mức phí bảo hiểm thường rẻ hơn, tạo được mối quan hệ kinh doanh tốt và:
A. giảm bớt trách nhiệm cho người bảo hiểm
B. giảm bớt trách nhiệm cho người vận tải
C. có tính chất tự động, linh hoạt khá cao
D. giảm sự lo lắng của người được bảo hiểm
-
Câu 9:
Điều kiện bảo hiểm được nói tới trong bảo hiểm (hàng không, hàng hải) là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của:
A. đối tượng bảo hiểm
B. loại tổn thất toàn bộ
C. loại tổn thất riêng
D. loại tổn thất chung
-
Câu 10:
Điều kiện AR/A là bảo hiểm mọi rủi ro thực chất là bảo hiểm tổn thất riêng, thêm:
A. các rủi ro phụ (thiếu hụt, cháy…).
B. điều kiện bảo hiểm cho nổi lọan.
C. điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
D. điều kiện bảo hiểm đình công.
-
Câu 11:
Phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào:
A. giá trị bảo hiểm nhiều ít.
B. số tiền bảo hiểm nhiều ít.
C. luật bảo hiểm quốc gia.
D. các điều kiện bảo hiểm.
-
Câu 12:
Trong bảo hiểm hàng hải có khái niệm “Tổn thất toàn bộ”, gồm tổn thất toàn bộ thực sự và tổn thất toàn bộ ước tính. Tổn thất toàn bộ ước tính khi:
A. hàng hóa đã bị người chuyên chở giao nhầm cho người khác.
B. hàng bị hư hòng hoàn toàn, bị mất hay bị hoàn toàn biến dạng.
C. hàng hóa bị cháy hoàn toàn và bị sét đánh trúng trước khi mưa.
D. hàng hóa chưa đến mức hỏng toàn bộ, nhưng có sự từ bỏ hợp lý.
-
Câu 13:
Theo các Thông lệ quốc tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu, ví dụ, Incoterms 2010 thì nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa được quy định rất cụ thể trong:
A. tất cả 11 điều kiện thuộc hai nhóm vận chuyển về nghĩa vụ người bán
B. điều kiện CIF và CIP khi nhắc đến nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán
C. tất cả 11 điều kiện thuộc hai nhóm vận chuyển về nghĩa vụ người mua
D. các điều kiện nhóm vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa
-
Câu 14:
Một quy tắc cũng khá quan trọng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là, một khi đã có tại nạn, rủi ro và có tổn thất thì:
A. người được bảo hiểm phải cùng chia xẻ, gánh vác tổn thất với người bảo hiểm
B. người được bảo hiểm không được trút hết trách nhiệm cho người bảo hiểm
C. người được bảo hiểm phải dồn hết trách nhiệm cho công ty bảo hiểm xử lý
D. người được bảo hiểm không can thiệp vào mọi việc xử lý của người bảo hiểm
-
Câu 15:
Hãy điền vào chỗ trống câu/những câu sau đây bằng ý đúng: "Tàu viễn dương White Horse của Singapore có trị giá 1607601 US$, chở một lô hàng xuất nhập khẩu giá 762965 US$. Trong quá trình chạy trên biển tàu bị mắc cạn, để có thể thực hiện tiếp hành trình, thuyền trường ra lệnh ném một số hàng xuống biển cho nhẹ tàu, với trị giá 734388 US$, cho tàu làm việc hết công suất nồi hơi, nên sau phải sửa chữa mất 929660 US$, và phải chi phí thêm một số hạng mục khác với số tiền là 965 US$. Khi tàu đến cảng dỡ hàng, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Theo chuyên gia tính phân bổ tổn thất chung, chủ hàng phải đóng góp 535883 US$. Hợp đồng bảo hiểm ghi giá trị BH là 518728 US$...:
A. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 562677 US$
B. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 364400 US$
C. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 519807 US$
D. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 482295 US$
-
Câu 16:
Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm có quy định về việc khiếu nại, bồi thường là: Bồi thường tiền, không bồi thường bằng hiện vật, bằng loại tiền ghi trên hợp đồng và
A. trừ các khoản đang còn tranh chấp với người thứ ba, tư.
B. có thể khấu trừ khoản đòi được người được người thứ ba.
C. không được khấu trừ khoản sẽ đòi được người thứ ba, tư.
D. hoãn trả bồi thường nếu khả năng đòi được người thứ ba.
-
Câu 17:
Hợp đồng bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đường không là loại chứng từ:
A. không thể chuyển nhượng được, không cho phép thỏa thuận điều này.
B. chỉ có thể chuyển nhượng được khi có sự cho phép của tòa án thụ lý.
C. không thể chuyển nhượng từ người có tến trong đó sang người khác.
D. có thể chuyển nhượng từ người có tến trong đó sang người khác.
-
Câu 18:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi:
A. có tổn thất ở mức độ cao.
B. có tổn thất ở mức độ thấp.
C. xảy ra tổn thất đáng kể.
D. xảy ra sự hiện bảo hiểm.
-
Câu 19:
Người được chuyển nhượng Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm phải là người:
A. đã từng là chủ sở hữu của đối tượng bảo hiểm.
B. có sở hữu ít nhất một nửa đối tượng bảo hiểm.
C. không có sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm.
D. được chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm.
-
Câu 20:
Điều kiện WA/B là bảo hiểm tổn thất riêng, bồi thường trong giống như điều kiện FPA và thêm:
A. tổn thất bộ phận vì sấm sét, không giới hạn trong 4 rủi ro chính.
B. tổn thất bộ phận vì thiên tai không giới hạn trong 4 rủi ro chính.
C. tổn thất bộ phận vì sóng thần, không giới hạn trong 4 rủi ro chính.
D. tổn thất bộ phận vì tai nạn bất ngờ trên biển, không giới hạn.
-
Câu 21:
Tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hải, mặc dù đúng là tổn thất chung, nhưng chỉ được coi là tỏn thất chung khi:
A. đã có kháng nghị hàng hải (Sea protest).
B. đã có sự chỉ định chuyên viên tính toán.
C. có tuyên bố tổn thất chung đúng thủ tục.
D. có giám định viên chỉ định cho việc đó.
-
Câu 22:
Hãy điền vào chỗ trống câu/những câu sau đây bằng ý đúng: "Tàu viễn dương Victory của Căm-pu-chia có trị giá 2414635 US$, chở một lô hàng xuất nhập khẩu giá 731663 US$. Trong quá trình chạy trên biển tàu bị mắc cạn, để có thể thực hiện tiếp hành trình, thuyền trường ra lệnh ném một số hàng xuống biển cho nhẹ tàu, với trị giá 67296 US$, cho tàu làm việc hết công suất nồi hơi, nên sau phải sửa chữa mất 37947 US$, và phải chi phí thêm một số hạng mục khác với số tiền là 830 US$. Khi tàu đến cảng dỡ hàng, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Theo chuyên gia tính phân bổ tổn thất chung, chủ hàng phải đóng góp 24667 US$. Hợp đồng bảo hiểm ghi giá trị BH là 706863 US$...:
A. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 22200 US$
B. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 25900 US$
C. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 24667 US$
D. Cty Bảo hiểm bồi thường phần đóng góp TTC là 23927 US$
-
Câu 23:
Một khi đã có tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hải, một chủ hàng muốn nhận hàng buộc phải có:
A. số tiền bảo lãnh tại ngân hàng gấp 1,5 lần số tiền phân bổ.
B. một bộ chứng từ, trong đó có vận đơn đường biển sạch.
C. bản cam đoan đóng góp TTC (Average Bond) và đặt cọc.
D. bản kê khai giá trị hàng hóa dù chủ tàu không yêu cầu.
-
Câu 24:
Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm trong bồi thường, khi:
A. bằng hoặc lớn hơn Giá trị thực.
B. nó lớn hơn Giá trị bảo hiểm.
C. nó tương xứng với phí bảo hiểm.
D. nó nhỏ hơn Giá trị bảo hiểm.
-
Câu 25:
Một quy tắc cơ bản trong bồi thường thiệt hại hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm là “trung thực tuyệt đối” (Utmost goodfaith), nghĩa là hợp đồng bảo hiểm sẽ trở nên vô hiệu một khi:
A. người bảo hiểm có sự vi phạm điều này.
B. người bảo hiểm có vi phạm tuy không cố ý.
C. người được bảo hiểm vi phạm điều này.
D. người được bảo hiểm vi phạm không cố ý.
-
Câu 26:
Loại tổn thất từng phần, ngẫu nhiên, là tổn thất bộ phận, ví dụ, tàu đâm đá ngầm, hàng hóa đổ vỡ, bị hư hỏng 1 phần được xếp vào loại:
A. tổn thất điều kiện.
B. tổn thất chung.
C. không bảo hiểm.
D. tổn thất riêng.
-
Câu 27:
Quy tắc cơ bản bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm trong thương mại quốc tế là chỉ bổi thường theo tỷ lệ. Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm, thì:
A. số tiền bồi thường tính dựa trên tỷ lỷ giữa phí bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
B. số tiền bồi thường tính dựa trên tỷ lỷ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
C. số tiền bồi thường tính dựa trên tỷ lỷ giữa giá trị thiệt hại và giá trị bảo hiểm.
D. số tiền bồi thường tính dựa trên tỷ lỷ giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
-
Câu 28:
Thời gian khiếu nại và bồi thường theo điều 24 Quy tắc 1992 đối với hàng hóa mua bảo hiểm là:
A. trong vòng 3 năm, nếu vận chuyển ven biển.
B. trong vòng 2 năm, nếu vận chuyển ven biển.
C. trong vòng 6 tháng, nếu vận chuyển ven biển.
D. trong vòng 1 năm, nếu vận chuyển ven biển.
-
Câu 29:
Trong các ý sau đây, ý nào chính xác nhất trong khái niệm bảo hiểm kinh doanh quốc tế?
A. Bảo hiểm là một cam kết của người được bảo hiểm đối với người bảo hiểm về bồi thường những thiệt hại, mất mát của đối thượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm trả phí bảo hiểm.
B. Bảo hiểm là một cam kết của người vận tải đối với chủ hàng đã mua bảo hiểm về bồi thường những thiệt hại, mất mát của đối thượng bảo hiểm bị rủi ro trên đường vận chuyển, một khi hàng hóa bị tổn thất.
C. Bảo hiểm là một cam kết của người thứ ba đối với người được bảo hiểm về bồi thường những thiệt hại, mất mát của đối thượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm trả phí bảo hiểm.
D. Bảo hiểm là một cam kết của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về bồi thường những thiệt hại, mất mát của đối thượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm trả phí bảo hiểm.
-
Câu 30:
Trong quy tắc bảo hiểm hàng hóa ngoại thương, Người bảo hiểm chỉ:
A. bảo hiểm rủi ro, tai nạn bất ngờ có thể lường trước được.
B. bảo hiểm rủi ro, tai nạn bất ngờ mà người ta có thể quản trị được.
C. bảo hiểm rủi ro, tai nạn bất ngờ không lường trước được.
D. bảo hiểm rủi ro, tai nạn bất ngờ đã từng xảy ra trước đã được biết