340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy
tracnghiem.net chia sẻ 340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật nhằm giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ren hệ mét có:
Tiết diện ren là:
A. hình tròn
B. hình tam giác đều
C. hình tam giác cân
D. hình thang
-
Câu 2:
Ren hệ mét có:
Ký hiệu ren là:
A. K
B. L
C. M
D. N
-
Câu 3:
Cho 1 loại ren có ký hiệu M16 x 0.75, ký hiệu này mang ý nghĩa:
A. ren hệ Anh, đường kính vòng trong là 16mm, bước ren là 0.75mm
B. ren hệ mét, đường kính vòng ngoài là 16mm, bước ren là 0.75mm
C. ren ống, đường kính vòng trong là 16mm, bước ren là 0.75mm
D. ren vuông, đường kính vòng ngoài là 16mm, bước ren là 0.75mm
-
Câu 4:
Chức năng chính của ren cơ cấu vít:
A. truyền chuyển động và siết chặt
B. truyền chuyển động và điều chỉnh
C. điều chỉnh và siết chặt
D. tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Ren hệ Anh có:
Góc ở đỉnh là:
A. 45°
B. 50°
C. 60°
D. 55°
-
Câu 6:
Ren hệ Anh có:
Tiết diện ren là:
A. hình tròn
B. hình tam giác đều
C. hình tam giác cân
D. hình thang
-
Câu 7:
Ren hệ Anh có:
Đường kính ren đo bằng đơn vị:
A. inch
B. mm
C. nm
D. μm
-
Câu 8:
Ren hệ Anh có:
Bước ren được đặc trưng bởi:
A. số ren trên chiều dài 10mm
B. số ren trên chiều dài 25.4mm
C. số ren trên chiều dài 1 inch
D. b và c đều đúng
-
Câu 9:
Ren ống là ren hệ:
A. Anh bước lớn
B. mét bước nhỏ
C. Anh bước nhỏ
D. mét bước lớn
-
Câu 10:
Ren tròn có góc ở đỉnh là:
A. 30
B. 55
C. 60
D. 25
-
Câu 11:
Ren tròn được dùng chủ yếu cho các mối ghép:
A. chịu tải va đập cao
B. hay tháo lắp
C. có vỏ mỏng và ít tập trung ứng suất tại chân ren
D. tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Ren vuông có cácđặc điểm sau:
A. góc ở đỉnh bằng 0, dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền cao
B. góc ở đỉnh bằng 0, ít dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền cao
C. góc ở đỉnh bằng 90, dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền thấp
D. góc ở đỉnh bằng 0, dùng nhiều trong cơ cấu vít, độ bền thấp
-
Câu 13:
Bulông được chế tạo:
A. từ phôi thép tam giác, đầu được dập, ren được tiện
B. từ phôi thép lục giác, đầu được dập hay rèn, ren được tiện
C. từ phôi thép vuông, đầu được dập hay rèn, ren được cán lăn
D. từ phôi thép tròn, đầu được dập hay rèn, ren được tiện hay cán lăn
-
Câu 14:
Đai ốc cao được sử dụng khi mối ghép:
A. chịu tải trọng lớn
B. thường xuyên tháo lap với lực lớn
C. a và b đúng
D. không thường xuyên tháo lắp
-
Câu 15:
Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào phòng lỏng ren hiệu quả nhất?
A. tạo ma sát phụ giữa ren bulông và đai ốc
B. dùng đệm vênh, chốt chẽ, đệm gập
C. gây biến dạng dẻo cục bộ giữa bulông & đai ốc
D. hàn đính đai ốc sau khi siết chặt
-
Câu 16:
Bộ truyền đai làm việc theo nguyên lý:
A. ma sát
B. ăn khớp
C. a & b đều đúng
D. a & b đều sai
-
Câu 17:
Khi cần truyền chuyển động giữa các trục xa nhau (trên 10m), ta dùng bộ truyền nào hiệu quả nhất:
A. đai
B. xích
C. bánh răng
D. trục vít
-
Câu 18:
Độ dẻo & độ đàn hồi đai giúp bộ truyền đai có khả năng:
A. làm việc không ồn, tăng dao động khi tải trọng thay đổi và phòng ngừa quá tải
B. làm việc ồn, giảm dao động khi tải trọng thay đổi và không phòng ngừa quá tải
C. làm việc không ồn, giảm dao động khi tải trọng thay đổi và phòng ngừa quá tải
D. tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Để khắc phục hiện tượng trượt trơn trong bánh đai, người ta dùng các biện pháp:
A. điều chỉnh lực căng đai hợp lý
B. tăng ma sát giữa đai & bánh đai
C. dùng đai răng
D. tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Vận tốc làm việc tốt nhất đối với bộ truyền đai thang:
A. 15-20m/s
B. 20-25m/s
C. 25-30m/s
D. 30-35m/s
-
Câu 21:
Khi vận tốc bộ truyền đai thang quá lớn (>30m/s) sẽ gây ra hiện tượng:
A. tạo dao động xoắn dây đai
B. tăng lực ly tâm & làm nóng đai
C. giảm hiệu suất & tuổi thọ bộ truyền
D. tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Để truyền chuyển động giữa các trục song song cùng chiều, ta chọn bộ truyền đai nào?
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Để truyền chuyển động giữa các trục song song chéo nhau, ta chọn bộ truyền đai nào?
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. a và c đều đúng
-
Câu 24:
Để tăng khả năng tải ủa bộ truyền đai, ta sử dụng đai:
A. đai dẹt
B. đai thang/thang hẹp/lược
C. đai tròn
D. đai răng
-
Câu 25:
Trong đai thang, các lớp sợi xếp hay sợi bện để bố trí ở đâu nhằm tăng khả năng chịu tải & độ dẻo của đai?
A. ở lớp trung hoà
B. ở lớp đáy hay đỉnh
C. đối xứng với lớp trung hoà
D. a và c đều đúng