460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Những điều cần thiết cho thầy thuốc khi giao tiếp với bệnh nhân, TRỪ MỘT:
A. Thường xuyên trao dồi kiến thức
B. Có lòng nhân đạo cao cả
C. Trình độ chuyên môn giỏi
D. Cách nói chuyện phớt lờ
-
Câu 2:
Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:
A. Diễn ra song song trong não.
B. Đồng nhất với nhau.
C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.
D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.
-
Câu 3:
Điều thầy thuốc nên tránh khi giao tiếp với bệnh nhân, TRỪ MỘT:
A. Nói xấu với người khác
B. Lời lẽ xúc phạm, chế giễu
C. Hứa suông
D. Khéo léo giúp bệnh nhân
-
Câu 4:
Cách giải thích nào là phù hợp nhất cho trường hợp sau: Những người dạy vĩ cầm, căn cứ vào hình thức của chiếc đàn, có thể biết được “giấy thông hành” của chiếc đàn: nó được làm ở đâu, bao giờ và do ai làm ra.
A. Sự tăng cảm.
B. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
C. Sự rèn luyện độ nhạy cảm.
D. Sự chuyển cảm giác.
-
Câu 5:
Nhân cách ám ảnh biểu hiện:
A. Tính duy kỳ, cảm xúc không ổn định, dễ khóc, dễ cười
B. Tính cầu toàn, cẩn thận, phức tạp hóa vấn đề
C. Luôn tự ti, e ngại đám đông
D. Bị động, dựa dẫm vào người khác, dễ nhiễm thói hư tật xấu
-
Câu 6:
Sự vận dụng quy luật thích ứng của cảm giác trong quá trình dạy học được biểu hiện trong trường hợp:
A. Thay đổi ngữ điệu của lời nói cho phù hợp với nội dung cần diễn đạt.
B. Lời nói của giáo viên rõ ràng, mạch lạc.
C. Tác động đồng thời lên các giác quan để tạo sự tăng cảm ở học sinh.
D. Giới thiệu đồ dùng trực quan kèm theo lời chỉ dẫn để học sinh dễ quan sát.
-
Câu 7:
Tâm lý học là:
A. Khoa học nghiên cứu về tâm hồn thông qua hành vi của con người
B. Hình ảnh của thế giới khách quan trong óc con người
C. Môn khoa học nghiên cứu các trạng thái tâm lý của người bệnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Hãy xác định xem tính cách của con người được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một người hay nổi nóng khi bị người khác phê bình.
B. Một người luôn sôi nổi, nhiệt tình trong công việc.
C. Một học sinh say mê lắp ráp đài bán dẫn , dành mọi thời gian rảnh rỗi cho công việc.
D. Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi giáo viên thông báo một điều gì lí thú.
-
Câu 9:
Tâm lí người là:
A. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
B. Do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.
C. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 10:
Muốn kích thích tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải bảo đảm các điều kiện:
1. Cá nhân ý thức được vấn đề.
2. Dữ kiện nằm ngoài tầm hiểu biết.
3. Có nhu cầu giải quyết vấn đề.
4. Dữ kiện nằm trong tầm hiểu biết.
5. Dữ kiện quen thuộc.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 5
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 2, 3, 5
-
Câu 11:
Khi con người thích nghi với những khó khăn khi bị stress, đó là giai đoạn nào sau đây:
A. Giai đoạn đầu
B. Giai đoạn 3
C. Giai đoạn cuối
D. Giai đoạn 2
-
Câu 12:
Giai đoạn 1 – 3 năm gọi là:
A. Tuổi bế bồng
B. Tuổi nhà trẻ
C. Tuổi mẫu giáo
D. Tuổi thiếu nhi
-
Câu 13:
Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện?
A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.
B. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỉ niệm từ thủa thiếu thời tràn đầy kí ức.
C. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: Chắc cô giáo hôm nay lại ốm.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 14:
Dựa vào chức năng người ta chia nơron thành mấy nhóm:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
Giai đoạn nào thì trẻ chủ yếu học tập?
A. 1 – 3 tuổi
B. 3 – 6 tuổi
C. 6 – 12 tuổi
D. 30 – 60 tuổi
-
Câu 16:
Chọn đáp án đúng. Các yếu tố gây stress từ bên ngoài, trừ một:
A. Rắc rối
B. Sự kiện lớn
C. Lối sống và cá tính
D. Xã hội và nơi làm việc
-
Câu 17:
Hành động trí tuệ thường sử dụng các thao tác sau:
A. Phân tích
B. Tổng hợp
C. Trừu tượng hóa, khái quát hóa
D. Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa
-
Câu 18:
Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:
A. Tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách.
B. Tính ổn định của nhân cách.
C. Tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 19:
Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?
A. Quy luật lây lan;
B. Quy luật pha trộn;
C. Quy luật tương phản.
D. Quy luật di chuyển;
-
Câu 20:
Chú ý không chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?
A. Mục đích hoạt động
B. Xu hướng cá nhân;
C. Tình cảm cá nhân
D. Đặc điểm vật kích thích
-
Câu 21:
Ít kêu ca phàn nàn và âm thầm chịu đựng là loại:
A. Phản ứng hốt hoảng
B. Phản ứng bàng quan
C. Phản ứng nghi ngờ
D. Phản ứng tiêu cực
-
Câu 22:
Khả năng phản ánh đối tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác đã thay đổi là nội dung của quy luật:
A. Tính đối tượng của tri giác.
B. Tính lựa chọn của tri giác.
C. Tính ý nghĩa của tri giác.
D. Tính ổn định của tri giác.
-
Câu 23:
Giảm trí nhớ, thiếu tập trung là triệu chứng stress:
A. Triệu chứng về hành vi
B. Triệu chứng về tinh thần
C. Triệu chứng về thể chất
D. Triệu chứng về cảm xúc
-
Câu 24:
Những nét tính cách thể hiện thái độ đối với bản thân là:
1. Tính kín đáo.
2. Lòng trung thực.
3. Tính khiêm tốn.
4. Tính tự phê bình.
5. Tính tự trọng.
Phương án đúng là:
A. 1, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 3, 4, 5
D. 1, 2, 5
-
Câu 25:
Yếu tố đóng vai quyết định đối với sự hình thành năng lực là:
A. Tư chất
B. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
C. Khuynh hướng cá nhân
D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân
-
Câu 26:
Giai đoạn nào giữa mẹ và con là mối quan hệ phi ngôn ngữ:
A. Tuổi bế bồng
B. Tuổi nhà trẻ
C. Tuổi mẫu giáo
D. Tuổi thiếu nhi
-
Câu 27:
Nơron hướng tâm:
A. Nhận và truyền hưng phấn từ ngoài vào não
B. Nhận và truyền hưng phấn từ trung ương vào các cơ quan vận động
C. Nối nơron liên kết và nơron ly tâm
D. Chính là nơron thực hiện
-
Câu 28:
Bằng cách nào có thể kiểm soát được tâm lý tốt nhất?
A. Bằng sự can thiệp thích hợp.
B. Tin tưởng vào tâm linh.
C. Cần sự giúp đỡ của người ngoài cuộc.
D. Cải thiện mục tiêu, lý tưởng và chất lượng cuộc sống
-
Câu 29:
Những đặc điểm đặc trưng của hành động kĩ xảo là:
1. Mang tính chất kĩ thuật thuần tuý.
2. Luôn gắn với một tình huống xác định.
3. Được đánh giá về mặt kĩ thuật thao tác.
4. Có tính bền vững cao.
5. Được hình thành chủ yếu bằng luyện tập có mục đích, có hệ thống.
Phương án đúng là:
A. 2, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 1, 2, 5
-
Câu 30:
Hiện tượng tâm lý chi phối mọi biểu hiện của xu hướng, là mặt cốt lõi của tính cách, là điều kiện để hình thành năng lực là:
A. Xúc cảm.
B. Tình cảm.
C. Trí nhớ.
D. Tư duy.