460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều nào không đúng với sự quên?
A. Quên là xóa bỏ hoàn toàn “dấu vết” của tài liệu trên vỏ não.
B. Quên cũng diễn ra theo quy luật.
C. Quên cũng là hiện tượng hữu ích với con người.
D. Ở giai đoạn đầu (lúc mới học xong), tốc độ quên lớn, sau đó giảm dần.
-
Câu 2:
Ý nào dưới đây không đúng với tri giác?
A. Là phương thức phản ánh thế giới trực tiếp.
B. Luôn phản ánh một cách trọn vẹn theo một cấu trúc nhất định của sự vật hiện tượng.
C. Phản ánh những thuộc tính chung bên ngoài của một loạt sự vật, hiện tượng cùng loại.
D. Có thể đạt đến trình độ cao không có ở động vật.
-
Câu 3:
Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là:
A. Chỉ xuất hiện khi sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan.
B. Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
C. Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
D. Quá trình tâm lý
-
Câu 4:
Điều nào không đúng với tưởng tượng?
A. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát
B. Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh.
C. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội).
D. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề.
-
Câu 5:
Cách hiểu nào không phù hợp với tính lựa chọn của tri giác.
A. Thể hiện tính tích cực của con người trong tri giác.
B. Sự lựa chọn đối tượng tri giác còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan.
C. Con người chủ động lựa chọn đối tượng tri giác.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 6:
Muốn có cảm giác nào đó xảy ra thì cần:
A. Loại kích thích đặc trưng của cơ quan phân tích.
B. Có kích thích tác động trực tiếp vào giác quan.
C. Kích thích tác động vào vùng phản ánh được.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
-
Câu 7:
Mức độ nào của đời sống tình cảm được thể hiện trong đoạn văn sau: “Mấy tháng nay Ngoan luôn trăn trở về câu chuyện giữa cô và Thảo, nó đi vào giấc ngủ hằng đêm, khiến cô chập chờn, lúc tỉnh lúc mơ”.
A. Xúc động
B. Cảm xúc
C. Say mê
D. Tâm trạng
-
Câu 8:
Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại qua quá trình:
A. Tổng hợp hóa;
B. Khái quát hóa;
C. Động hình hóa;
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 9:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hành động ý chí?
A. Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động.
B. Tự động hóa;
C. Có sự khắc phục khó khăn;
D. Có mục đích;
-
Câu 10:
Tưởng tượng sáng tạo có đặc điểm:
A. Luôn có giá trị với xã hội.
B. Luôn được thực hiện có ý thức.
C. Luôn tạo ra cái mới cho cá nhân và xã hội.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 11:
Tình huống nào dưới đây thuộc về quá trình tâm lí?
A. Lan luôn cảm thấy hài lòng nếu bạn em trình bày đúng các kiến thức trong bài
B. Bình luôn thẳng thắn và công khai lên án các bạn có thái độ không trung thực trong thi cử.
C. Khi đọc cuốn “Sống như Anh”, Hoa nhớ lại hình ảnh chiếc cầu Công lí mà em đã có dịp đi qua.
D. An luôn cảm thấy căng thẳng mỗi khi bước vào phòng thi.
-
Câu 12:
Trong các đặc điểm phản ánh dưới đây, đặc điểm nào chỉ đặc trưng cho tưởng tượng mà không đặc trưng cho các quá trình tâm lí khác?
A. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới bên ngoài.
B. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.
C. Phản ánh cái mới trên cơ sở lựa chọn và kết hợp các hình ảnh.
D. Được kích thích bởi hoàn cảnh có vấn đề.
-
Câu 13:
Ở vận động viên leo núi hay thám hiểm thường có tâm lý vừa lo âu vừa tự hào. Đó là sự thể hiện của quy luật:
A. “Tương phản”
B. “Pha trộn”
C. “Thích ứng”
D. “Di chuyển”
-
Câu 14:
Hình ảnh con rồng trong dân gian của người Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp:
A. Chắp ghép.
B. Liên hợp.
C. Điển hình hoá.
D. Loại suy.
-
Câu 15:
Những đặc điểm đặc trưng cho mức độ nhận thức lí tính là:
1. Phản ánh bằng con đường gián tiếp với sự tham gia tất yếu của ngôn ngữ.
2. Phản ánh kinh nghiệm của con người thuộc các lĩnh vực nhận thức, cảm xúc, hành vi.
3. Phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng.
4. Phản ánh các dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng.
5. Phản ánh quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. P
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4
B. 2, 3, 5
C. 2, 4, 5
D. 1, 4, 5
-
Câu 16:
Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể lĩnh hội nền văn hoá xã hội, nâng cao tầm hiểu biết của mình. Đó là thể hiện vai trò của ngôn ngữ đối với:
A. Tri giác.
B. Trí nhớ.
C. Tư duy.
D. Tưởng tượng.
-
Câu 17:
Những đặc điểm nào dưới đây phù hợp với đặc điểm trí nhớ của con người?
1. Toàn bộ khối lượng của tài liệu không bao giờ được ghi nhớ một cách nguyên vẹn.
2. Các quá trình tri giác, giữ gìn, xử lí thông tin đều mang tính chất chọn lọc.
3. Sự ghi nhớ thông tin được tiêu chuẩn hoá một cách chặt chẽ.
4. Toàn bộ khối lượng của tài liệu có thể được ghi nhớ nguyên vẹn.
5. Sự ghi nhớ thông tin không được tiêu chuẩn hoá.
Phương án đúng là:
A. 2, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 1, 2, 5
-
Câu 18:
Trong cuộc sống ta thấy có hiện tượng chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó gắn với một hoàn cảnh cụ thể. Đó là biểu hiện của quá trình:
A. Nhớ lại không chủ định.
B. Nhận lại không chủ định.
C. Nhớ lại có chủ định.
D. Nhận lại có chủ định.
-
Câu 19:
Sinh viên thường ghi nhớ máy móc khi:
1. Không hiểu ý nghĩa của tài liệu.
2. Tài liệu quá dài.
3. Được yêu cầu trả lời đúng như trong sách vở.
4. Nội dung tài liệu không có quan hệ lôgíc.
5. Tài liệu ngắn, dễ học.
Phương án đúng là:
A. 1, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 1, 2, 5
-
Câu 20:
Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tiêu cực với giữ gìn tích cực?
A. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động.
B. Giữ gìn dựa trên sự tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn.
C. Thực chất là quá trình ôn tập.
D. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.
-
Câu 21:
Mối quan hệ nào dưới đây giữa các quá trình cơ bản của trí nhớ (ghi lại, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại, quên) phản ánh đúng bản chất của quá trình trí nhớ?
A. Các quá trình trí nhớ diễn ra theo một trình tự xác định.
B. Các quá trình trí nhớ diễn ra đan xen nhau.
C. Các quá trình trí nhớ tác động theo một hướng nhất định.
D. Các quá trình trí nhớ thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
-
Câu 22:
Hiện tượng tâm lý chi phối mọi biểu hiện của xu hướng, là mặt cốt lõi của tính cách, là điều kiện để hình thành năng lực là:
A. Xúc cảm.
B. Tình cảm.
C. Trí nhớ.
D. Tư duy.
-
Câu 23:
Khi nấu chè, muốn tốn ít đường mà chè vẫn có độ ngọt, người ta thường cho thêm một ít muối vào nồi chè. Đó là sự vận dụng của quy luật:
A. Ngưỡng cảm giác.
B. Thích ứng của cảm giác.
C. Tương phản của cảm giác.
D. Chuyển cảm giác.
-
Câu 24:
Trường hợp nào đã dùng từ "cảm giác" đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lí học?
A. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy sụp.
B. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.
C. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.
D. Khi "người ấy" xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.
-
Câu 25:
Trong trong công tác giáo dục, để mang lại hiệu quả cao cần thường xuyên thay đổi phương pháp cho thích hợp. Biện pháp này xuất phát từ quy luật nào dưới đây của kỹ xảo?
A. QL tiến bộ không đồng đều.
B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.
C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.
D. QL dập tắt kỹ xảo.
-
Câu 26:
Hãy xác định xem đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một nhân cách?
A. Tốc độ phản ứng vận động cao.
B. Nhịp độ hoạt động nhanh.
C. Khiêm tốn, thật thà, ngay thẳng.
D. Tốc độ hình thành kỹ xảo cao.
-
Câu 27:
Hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân xác định phương châm hoạt động của con người được gọi là:
A. Hứng thú
B. Lý tưởng
C. Niềm tin
D. Thế giới quan
-
Câu 28:
Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách?
A. Nhu cầu
B. Hứng thú
C. Lý tưởng
D. Niềm tin
-
Câu 29:
Khi giải bài tập, có những học sinh sau lần thất bại thứ nhất đã cố gắng giải nó lần thứ 2, thứ 3… Đó là sự biểu hiện của:
A. Xu hướng.
B. Tính cách.
C. Năng lực.
D. Khí chất.
-
Câu 30:
Hãy chỉ ra luận điểm nào dưới đây là đúng đắn hơn cả trong việc cắt nghĩa khái niệm tính cách:
A. Những nét tính cách thể hiện cả thái độ và phương thức hành động bộc lộ hành vi tương ứng.
B. Những nét tính cách thể hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào.
C. Những nét tính cách chỉ thể hiện trong những hoàn cảnh điển hình với chúng mà thôi.
D. Những nét tính cách không phải là cái gì khác ngoài thái độ của con người đối với các mặt xác định của hiện thực.