190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sự phát triển tâm lí của trẻ em là:
A. Sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng các hiện tượng tâm lí
B. Sự nâng cao khả năng của con người trong cuộc sống
C. Sự thay đổi về chất lượng các hiện tượng tâm lí
D. Sự tăng lên hoặc giảm về số lượng dẫn đến biến đổi về chất lượng của hiện tượng đang được phát triển
-
Câu 2:
Trẻ em là:
A. Người lớn thu nhỏ lại
B. Trẻ em là thực thể phát triển tự nhiên
C. Trẻ em là thực thể phát triển độc lập
D. Trẻ em là thực thể đang phát triển theo những quy luật riêng của nó
-
Câu 3:
Yếu tố bẩm sinh, di truyền có vai trò:
A. Quy định sự phát triển tâm lí
B. Là điều kiện vật chất của sự phát triển tâm lí
C. Quy định khả năng của sự phát triển tâm lí
D. Quy định chiều hướng của sự phát triển tâm lí
-
Câu 4:
Hoàn cảnh sống của đứa trẻ, trước hết là hoàn cảnh gia đình là:
A. Là nguyên nhân của sự phát triển tâm lí
B. Quyết định gián tiếp sự phát triển tâm lí
C. Là tiền đề của sự phát triển tâm lí
D. Là điều kiện cần thiết của sự phát triển tâm lí
-
Câu 5:
Tính tích cực hoạt động và giao tiếp của mỗi người trong cuộc sống có vai trò là:
A. Điều kiện cần thiết của sự phát triển tâm lí
B. Quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lí
C. Tiền đề của sự phát triển tâm lí
D. Quy định chiều hướng của sự phát triển tâm lí
-
Câu 6:
Kinh nghiệm sống của cá nhân là:
A. Kinh nghiệm chung của loài
B. Kinh nghiệm do cá thể tự tạo ra trong cuộc sống
C. Kinh nghiệm lịch sử - xã hội do cá nhân tiếp thu được trong hoạt động và giao tiếp xã hội
D. Cả a, b, c
-
Câu 7:
Nội dung chủ yếu trong đời sống tâm lí cá nhân là:
A. Các kinh nghiệm mang tính loài
B. Các kinh nghiệm tự tạo ra trong cuộc sống cá thể
C. Kinh nghiệm lịch sử - xã hội do cá nhân tiếp thu được trong hoạt động và giao tiếp xã hội
D. Cả a, b, c
-
Câu 8:
Kinh nghiệm lịch sử - xã hội của mỗi cá nhân chủ yếu được hình thành bằng con đường:
A. Di truyền từ thế hệ trước theo con đường sinh học
B. Bắt chước
C. Hành động có tính mò mẫm theo cơ chế thử - sai
D. Theo cơ chế lĩnh hội (học tập)
-
Câu 9:
Sự hình thành và phát triển tâm lí người được diễn ra theo cơ chế:
A. Hình thành hoạt động từ bên ngoài và chuyển hoạt động đó vào bên trong của cá nhân và cải tổ lại hình thức của hoạt động đó
B. Sự tác động của môi trường bên ngoài làm biến đổi các yếu tố tâm lí bên trong của cá nhân cho phù hợp với sự biến đổi của môi trường bên ngoài
C. Sự tác động qua lại giữa yếu tố tâm lí đã có bên trong với môi trường bên ngoài
D. Hình thành các yếu tố tâm lí từ bên ngoài sau đó chuyển vào bên trong của chủ thể
-
Câu 10:
Nguyên nhân cơ bản của sự phát triển tâm lí ở trẻ là:
A. Hoàn cảnh sống và quan hệ của chính đứa trẻ
B. Môi trường sống của trẻ
C. Hoàn cảnh xã hội khi đứa trẻ ra đời
D. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình đứa trẻ
-
Câu 11:
Nội dung và tính chất của sự tiếp xúc giữa người lớn với trẻ là:
A. Yếu tố chủ đạo của sự phát triển tâm lí
B. Nguyên nhân của sự phát triển tâm lí
C. Khả năng của sự phát triển tâm lí
D. Điều kiện đầu tiên của sự phát triển tâm lí
-
Câu 12:
Quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển được thể hiện ở:
A. Sự phát triển tâm lí con người
B. Sự phát triển cơ thể con người
C. Sự phát triển về mặt xã hội của con người
D. Cả a, b và c
-
Câu 13:
Trong quá trình phát triển tâm lí cá nhân, các giai đoạn phát triển là:
A. Có tính tuyệt đối
B. Là kết quả của sự tích luỹ các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân
C. Chỉ có ý nghĩa tương đối
D. Các giai đoạn phát triển tâm lí do sự phát triển cơ thể quy định
-
Câu 14:
Trong sự phát triển tâm lí của cá nhân, nền văn hoá xã hội có vai trò:
A. Quy định trước sự phát triển tâm lí của con người
B. Quyết định gián tiếp sự phát triển tâm lí con người trong mỗi giai đoạn của cuộc đời
C. Quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ nhỏ
D. Chỉ ảnh hưởng phần nào tới sự phát triển tâm lí của người trẻ tuổi
-
Câu 15:
Anh chị không tán thành quan niệm nào dưới đây:
A. Con người tỏ thái độ tích cực trước hoàn cảnh ngay từ những tháng, năm đầu tiên của cuộc đời
B. Con người chỉ tích cực hoạt động khi được xã hội đánh giá
C. Tính tích cực hoạt động sẽ giúp trẻ phát triển tốt nếu được người lớn hướng dẫn chu đáo
D. Càng phát triển, hoạt động của cá nhân càng có tính tự giác
-
Câu 16:
Sự phát triển tâm lí của trẻ diễn ra:
A. Phẳng lặng, không có khủng hoảng và đột biến
B. Diễn ra cực kì nhanh chóng
C. Là một quá trình diễn ra cực kì nhanh chóng, nó không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến
D. Không phẳng lặng, mà có khủng hoảng và đột biến
-
Câu 17:
Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu:
A. Đặc điểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ của cá nhân. Sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi cùng một lứa tuổi
B. Khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động
C. Các dạng hoạt động khác nhau của cá nhân đang được phát triển
D. Cả a, b và c
-
Câu 18:
Tâm lí học Sư phạm nghiên cứu:
A. Những vấn đề tâm lí học của việc điều khiển quá trình dạy học
B. Sự hình thành những quá trình nhận thức, xác định những tiêu chuẩn của sự phát triển trí tuệ và những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển trí tuệ có hiệu quả trong quá trình dạy học
C. Mối quan hệ qua lại giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Quan niệm: "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại" là quan điểm của:
A. Thuyết tiền định
B. Thuyết duy cảm
C. Thuyết hội tụ hai yếu tố
D. Tâm lí học macxit
-
Câu 20:
Thuyết tiền định, thuyết duy cảm và thuyết hội tụ hai yếu tố đều có sai lầm chung là thừa nhận đặc điểm tâm lí của con người là do:
A. Tiền định hoặc bất biến
B. Tiềm năng sinh vật di truyền quyết định
C. Ảnh hưởng của môi trường bất biến
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Bản chất sự phát triển tâm lí trẻ em là:
A. Sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng các hiện tượng tâm lí
B. Quá trình biến đổi về chất trong tâm lí gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới
C. Quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hoá - xã hội loài người, bằng chính hoạt động của bản thân đứa trẻ thông qua vai trò trung gian của người lớn
D. Cả b và c
-
Câu 22:
Quy luật chung của sự phát triển tâm lí trẻ em được thể hiện ở:
A. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí
B. Tính toàn vẹn của tâm lí
C. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Sự phát triển tâm lí trẻ em tuân theo:
A. Quy luật sinh học
B. Quy luật xã hội
C. Quy luật sinh học và quy luật xã hội
D. Không theo quy luật nào cả
-
Câu 24:
Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển tâm lí trẻ em là:
A. Di truyền
B. Môi trường gia đình và xã hội
C. Giáo dục
D. Cả a và b
-
Câu 25:
Hoạt động chủ đạo có đặc điểm:
A. Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện trong một giai đoạn lứa tuổi, sau đó tồn tại trong suốt cuộc sống của cá nhân
B. Là hoạt động mà trong đó các chức năng tâm lí của trẻ em được cải tổ lại thành chức năng tâm lí mới
C. Là hoạt động chi phối các hoạt động khác và tiền đề làm xuất hiện hoạt động mới trong các giai đoạn lứa tuổi tiếp theo
D. Cả a, b, c
-
Câu 26:
Việc phân chia các giai đoạn lứa tuổi của trẻ em chủ yếu căn cứ vào:
A. Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi đó
B. Sự phát triển của các yếu tố cơ thể
C. Hoạt động đóng vai trò chủ đạo
D. Tính chất của các quan hệ xã hội của trẻ em
-
Câu 27:
Quy luật không đồng đều của sự phát triển tâm lí trẻ em được biểu hiện:
A. Trong toàn bộ quá trình phát triển có nhiều giai đoạn và các giai đoạn đó phát triển không đều nhau về nhiều phương diện
B. Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ có sự phát triển không đều nhau giữa các chức năng tâm lí
C. Tất cả trẻ em đều trải qua các giai đoạn phát triển nhưng ở mỗi trẻ em sự phát triển không đều giữa các giai đoạn
D. Cả a, b, c
-
Câu 28:
Nội dung hoạt động và giao tiếp của trẻ em được quy định bởi:
A. Sự trưởng thành của các yếu tố thể chất
B. Môi trường sống của trẻ
C. Sự tương tác và phát triển của chính hoạt động và giao tiếp của trẻ em với hoàn cảnh sống và với người lớn
D. Sự tác động của người lớn
-
Câu 29:
Trong quá trình phát triển của trẻ em diễn ra:
A. Sự bù trừ và tác động lẫn nhau giữa các chức năng tâm lí đã có
B. Không có sự bù trừ các chức năng tâm lí đã hình thành
C. Sự điều chỉnh trong quá trình phát triển do sự mềm dẻo của các yếu tố tâm - sinh lí của chủ thể
D. Cả a và c
-
Câu 30:
Hoạt động và giao tiếp của trẻ em trong quá trình phát triển được diễn ra:
A. Độc lập
B. Dưới sự định hướng, hướng dẫn và kiểm soát của người lớn
C. Quy định bởi sự trưởng thành của các yếu tố thể chất
D. Quy định bởi người lớn và xã hội