190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để gia đình có ảnh hưởng giáo dục đạo đức tốt cho con em mình, gia đình không nên làm điều nào dưới đây?
A. Ngăn cấm con em tiếp xúc với ảnh hưởng xấu từ bên ngoài
B. Xác định rõ mục đích giáo dục cho con cái
C. Giáo dục con ngay cả khi có mặt hay vắng mặt bố mẹ
D. Vừa khuyên răn con em vừa nêu tấm gương tốt của bố mẹ
-
Câu 2:
Uy quyền của cha mẹ có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức cho con cái là uy quyền được xây dựng trên cơ sở:
A. Tình yêu thương mãnh liệt
B. Thái độ, hành vi mẫu mực của cha mẹ trong cuộc sống
C. Thoả mãn mọi nhu cầu của con
D. Những lời khuyên răn về đạo đức, những câu chuyện kể về người tốt, việc tốt (giáo dục đạo đức)
-
Câu 3:
Cách hiểu nào không đúng về sự tự tu dưỡng?
A. Là nhu cầu tự nhiên của con người. Trẻ thơ hay người lớn đều có sự tự tu dưỡng
B. Hệ thống hành động tự giác nhằm hoàn thiện bản thân
C. Là con đường giáo dục đạo đức quan trọng của cá nhân
D. Là khả năng chỉ có ở con người
-
Câu 4:
Nguồn gốc của sự tự tu dưỡng ở cá nhân là do yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Hoàn cảnh bên ngoài
B. Giáo dục
C. Kinh nghiệm sống
D. Cả a, b, c
-
Câu 5:
Để có sự tu dưỡng tốt cần những điều kiện nào trong các điều kiện sau?
A. Được giáo dục để tạo cơ sở về nhận thức, tình cảm, ý chí cần thiết
B. Được giáo viên và tập thể giúp đỡ
C. Có động cơ trong sáng
D. Cả a, b, c
-
Câu 6:
Điều nào không phải là công việc của giáo viên khi giúp đỡ cho học sinh tự tu dưỡng?
A. Lập kế hoạch tự tu dưỡng cho học sinh, trong đó nêu rõ nét đạo đức cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục
B. Làm cho học sinh hiểu rằng phải tự tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn mới đạt kết quả
C. Làm cho học sinh hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá thường xuyên là việc làm không thể thiếu của sự tự tu dưỡng
D. Cần nắm mục đích, phương pháp, tổ chức tu dưỡng của học sinh để giúp các em định hướng đúng
-
Câu 7:
Trong tự tu dưỡng của cá nhân thì:
A. Phải tự cá nhân lên kế hoạch và thực hiện, không cần sự tác động của bên ngoài
B. Ý chí là quan trọng hơn mục đích
C. Không phụ thuộc sự phát triển của cá nhân mà phụ thuộc ý chí của cá nhân đó
D. Cá nhân lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện với sự hỗ trợ của bên ngoài
-
Câu 8:
Cách hiểu nào là đúng về mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi đạo đức trong các cách hiểu sau?
A. Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức
B. Nhu cầu đạo đức chỉ được thể hiện qua hành vi đạo đức
C. Hành vi đạo đức có thể làm biến đổi nhu cầu đạo đức
D. Cả a, b, c
-
Câu 9:
Hiểu như thế nào là đúng về mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức?
A. Tri thức đạo đức soi sáng con đường tới mục đích của hành vi. Nó là cơ sở của niềm tin, tình cảm và động cơ, thiện chí, thói quen đạo đức
B. Nghị lực phải do tri thức, thiện chí và tình cảm đạo đức tạo ra mới giúp con người biến ý thức thành hành vi đạo đức
C. Thói quen làm cho ý thức và hành vi đạo đức được thực hiện thống nhất mà không đòi hỏi nỗ lực ý chí
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Thói quen đạo đức có thể hiểu là:
A. Hành vi sẵn sàng thực hiện chuẩn mực đạo đức
B. Hành vi đạo đức ổn định đã trở thành nhu cầu của con người
C. Hành động tự động hoá
D. Cả a, b, c
-
Câu 11:
Trong việc giáo dục trẻ em, phong cách giáo dục tốt nhất là:
A. Phong cách dân chủ
B. Phong cách độc đoán, gia trưởng
C. Phong cách tự do
D. Cả a,b,c
-
Câu 12:
Phương pháp giáo dục tốt nhất là:
A. Áp đặt, cưỡng bức thực hiện theo mệnh lệnh
B. Giảng giải, thuyết phục, động viên, giám sát
C. Hoàn toàn để trẻ tự do làm theo ý mình
D. Cả a,b,c
-
Câu 13:
Điểm nào dưới đây không phù hợp với nghề dạy học?
A. Nghề có đối tượng là con người đang phát triển
B. Nghề có công cụ lao động là nhân cách của chính người thầy
C. Nghề được phép tạo ra thứ phẩm
D. Nghề sáng tạo sư phạm cao
-
Câu 14:
Điểm nào dưới đây không phù hợp với nghề dạy học?
A. Nghề tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội
B. Nghề tạo ra nhân cách con người
C. Nghề tái sản xuất sức lao động cho xã hội.
D. Nghề làm cầu nối giữa quá khứ và tương lai
-
Câu 15:
Lòng yêu trẻ của người thầy giáo được thể hiện qua:
A. Thái độ hài lòng, sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ em
B. Sự quan tâm đầy thiện chí đối với trẻ em
C. Sẵn sàng giúp đỡ trẻ em trong mọi điều kiện
D. Cả a, b, c
-
Câu 16:
Phẩm chất nào không phù hợp với tình cảm nghề dạy học?
A. Thế giới quan Mác - Lênin, lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
B. Lòng yêu người, yêu nghề
C. Sự uỷ mị, yếu mềm đối với trẻ
D. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
-
Câu 17:
Năng lực sư phạm của người thầy giáo bao gồm:
A. Các năng lực dạy học
B. Các năng lực tổ chức
C. Các năng lực giáo dục
D. Cả a, b, c
-
Câu 18:
Người thầy giáo có năng lực chế biến tài liệu là người:
A. Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh
B. Biết chế biến tài liệu theo lôgíc khoa học và lôgíc sư phạm
C. Dự kiến các hành động học tập của học sinh và những tình huống sư phạm sẽ xảy ra khi học sinh tiếp nhận tài liệu học tập
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị, quyết định hành vi và ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ là:
A. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
B. Thế giới quan khoa học
C. Phẩm chất đạo đức
D. Lòng yêu trẻ
-
Câu 20:
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học trên lớp là:
A. Dự đoán được mức độ căng thẳng của học sinh khi tiếp thu bài mới
B. Xây dựng biểu tượng chính xác về mức độ lĩnh hội bài của học sinh
C. Xác định mức độ hiểu bài của học sinh qua nét mặt
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học của người thầy giáo là:
A. Có tình cảm nghề nghiệp
B. Có tư tưởng đúng
C. Có hiểu biết sâu rộng
D. Thực tiễn cuộc sống
-
Câu 22:
Khả năng đánh giá đúng đắn tài liệu học tập là thành phần của năng lực:
A. Tri thức và tầm hiểu biết rộng
B. Hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục
C. Chế biến tài liệu
D. Nắm vững kĩ thuật dạy học
-
Câu 23:
Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo là:
A. Nắm vững và hiểu biết sâu rộng môn mình phụ trách
B. Có vốn hiểu biết các khoa học khác và kiến thức văn hoá chung
C. Khả năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
D. Cả a, b, c
-
Câu 24:
Những phẩm chất nhân cách cần có ở người thầy giáo là:
A. Thế giới quan khoa học
B. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ. Yêu người, yêu nghề
C. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
D. Cả a, b, c
-
Câu 25:
Muốn trở thành người đánh thức được những sức mạnh tiềm ẩn bên trong đứa trẻ, người thầy giáo cần phải có:
A. Năng lực hiểu học sinh
B. Lòng yêu nghề, yêu trẻ
C. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
D. Tri thức và tầm hiểu biết rộng
-
Câu 26:
Việc nhận thức sâu sắc về tính có ích của nghề nghiệp là biểu hiện của:
A. Thế giới quan khoa học
B. Lòng yêu thương con người
C. Lòng yêu nghề
D. Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm
-
Câu 27:
Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực dạy học của người thầy giáo?
A. Năng lực cảm hoá học sinh
B. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học
C. Tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu
D. Năng lực ngôn ngữ và kĩ thuật dạy học
-
Câu 28:
Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực của người thầy giáo?
A. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách người học sinh
B. Năng lực thiết kế tài liệu
C. Năng lực giao tiếp
D. Năng lực cảm hoá học sinh và năng lực khéo léo ứng xử sư phạm
-
Câu 29:
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục là:
A. Hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo
B. Chỉ số cơ bản trong năng lực sư phạm
C. Là yếu tố quyết định sự thành bại của giáo viên trong hoạt động sư phạm
D. Là phẩm chất đặc trưng của nghề dạy học
-
Câu 30:
Kĩ năng thiết kế được những bước đi dẫn dắt học sinh phát hiện ra khái niệm là thuộc về:
A. Năng lực hiểu học sinh
B. Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học
C. Năng lực chế biến tài liệu
D. Năng lực ngôn ngữ