190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đối tượng của hoạt động dạy là:
A. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
B. Hoạt động học của học sinh
C. Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh
D. Nền văn hóa - xã hội
-
Câu 2:
Đối tượng của hoạt động học là:
A. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của nhân loại
B. Nền văn hoá - xã hội
C. Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của bản thân
D. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tiếp thu được trong quá trình học tập
-
Câu 3:
Mục đích của hoạt động dạy là:
A. Hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh
B. Làm cho học sinh chiếm lĩnh nền văn hoá - xã hội, phát triển tâm lí, hình thành nhân cách
C. Làm cho học sinh thay đổi về trí tuệ và nhân cách
D. Biểu tượng về sự thay đổi trí tuệ và nhân cách của học sinh trong quá trình dạy học
-
Câu 4:
Mục đích của hoạt động học là:
A. Thay đổi bản thân chủ thể hoạt động
B. Biểu tượng về kết quả học tập
C. Thay đổi hoạt động và hành vi của mình
D. Thay đổi nhận thức, tình cảm và hoạt động
-
Câu 5:
Bản chất của hoạt động học là:
A. Hoạt động hướng vào làm thay đổi đối tượng học
B. Hoạt động tích cực của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới
C. Hoạt động đặc thù của con người nhằm lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và lĩnh hội chính bản thân hoạt động học
D. Hoạt động làm thay đổi bản thân người học, do họ tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới
-
Câu 6:
Động cơ hoàn thiện tri thức là:
A. Sự hấp dẫn, lôi cuốn bởi tri thức và phương pháp giành lấy tri thức đó của học sinh
B. Nhu cầu học và nhu cầu nhận thức của học sinh
C. Nguyện vọng hoàn thiện tri thức của học sinh
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Động cơ quan hệ xã hội là:
A. Sự giảng dạy hấp dẫn của giáo viên
B. Sự động viên, khuyến khích của cha mẹ, bạn bè...
C. Địa vị cá nhân trong xã hội
D. Cả a, b và c
-
Câu 8:
Khái niệm là:
A. Hiện tượng tinh thần, tâm lí của con người
B. Sản phẩm nhận thức của con người, bao gồm những thuộc tính chung, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại
C. Chức năng tâm lí được tư duy phản ánh
D. Hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
-
Câu 9:
Khái niệm có nguồn gốc:
A. Trong đầu của con người
B. Trong các thuật ngữ, các định nghĩa
C. Trong các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
D. Cả a, b và c
-
Câu 10:
Điểm nào dưới đây không thuộc về các khâu của việc hình thành khái niệm khoa học cho học sinh?
A. Làm xuất hiện nhu cầu nhận thức ở học sinh
B. Tổ chức học hành động trên đối tượng để phát hiện ra các dấu hiệu bản chất của đối tượng và mô hình hoá các dấu hiệu đó (phát biểu định nghĩa)
C. Vận dụng định nghĩa (triển khai mô hình)
D. Tổ chức cho học sinh hành động với các đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm
-
Câu 11:
Bản chất của quá trình hình thành khái niệm là:
A. Quá trình học sinh thực hiện những hành động nhất định để đưa khái niệm từ ngoài vào trong
B. Quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh hành động với các đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm
C. Quá trình giáo viên giúp học sinh thực hiện một hệ thống hành động nhất định để đưa khái niệm từ ngoài vào trong
D. Quá trình giáo viên mô tả, giảng giải, minh hoạ, cho ví dụ để học sinh hiểu khái niệm
-
Câu 12:
Kĩ năng là gì?
A. Khả năng vận dụng tri thức và phương pháp giải quyết các nhiệm vụ học tập
B. Hành động được luyện tập nhiều lần
C. Hành động trí tuệ giải quyết các nhiệm vụ học tập
D. Khả năng giải quyết các nhiệm vụ khác nhau của học tập
-
Câu 13:
Cơ sở của kĩ năng là:
A. Năng lực học tập của học sinh
B. Tri thức và phương pháp đã học
C. Khả năng trí tuệ của học sinh
D. Sự nhanh trí và tháo vát của học sinh
-
Câu 14:
Trong dạy học, muốn phát triển trí tuệ cho học sinh thì:
A. Nội dung dạy học phải cải cách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
B. Phương pháp dạy học phải kích thích được tính tích cực học tập của học sinh
C. Phải cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức và các biện pháp tư duy
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Dạy học và sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ với nhau, vì:
A. Dạy học định hướng và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
B. Mục dích của dạy học là phát triển trí tuệ cho học sinh và phát triển trí tuệ là điều kiện của dạy học
C. Dạy học và phát triển trí tuệ là hai vấn đề khác nhau của một quá trình đi đến sự phát triển trí tuệ của học sinh
D. Dạy học bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ và không thể có sự phát triển trí tuệ ngoài quá trình dạy học
-
Câu 16:
Trong tâm lí học mác xít, đạo đức được hiểu là:
A. Hệ thống những yêu cầu con người đặt ra trong các mối quan hệ xã hội
B. Một trong những hình thái của ý thức xã hội
C. Hệ thống những chuẩn mực được con người tự đặt ra và tự giác tuân theo trong quá trình quan hệ xã hội
D. Cả a, b, c
-
Câu 17:
Hành vi đạo đức là:
A. Hành vi được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức do cá nhân tự giác làm
B. Một hành vi có ích cho xã hội và cho cá nhân, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức
C. Một hành vi do cá nhân tự nguyện thực hiện
D. Cả a, b, c
-
Câu 18:
Tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi đạo đức là:
A. Tính tự giác
B. Tính có ích
C. Tính không vụ lợi cá nhân
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Hành vi nào được xem là hành vi đạo đức trong các hành vi sau?
A. Hôm nay, Hải làm được một việc tốt và được nhà trường tuyên dương: em đã giúp được một cụ già bị ngất vào trạm xá gần trường. Em rất vui khi nghĩ đến phần thưởng của bố vì bố đã hứa: "Nếu con làm được một việc tốt thì bố sẽ có phần thưởng"
B. Hương rất chăm chỉ học hành, nhưng do chưa có phương pháp tốt nên kết quả học tập của em năm nào cũng thấp
C. Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội vàng chạy tới nói: “Ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường"
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Thiện chí được hiểu là:
A. Việc làm hữu ích
B. Ý chí hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức
C. Khả năng bắt con người phải thực hiện các giá trị đạo đức
D. Cả a, b, c
-
Câu 21:
Yếu tố xoá đi khoảng cách giữa ý thức đạo đức với hành vi đạo đức, làm ý thức đạo đức thống nhất với hành vi đạo đức là:
A. Niềm tin đạo đức
B. Tình cảm đạo đức
C. Thói quen đạo đức
D. Thiện chí
-
Câu 22:
Yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh là:
A. Sự tự tu dưỡng của học sinh
B. Việc tổ chức giáo dục của nhà trường
C. Không khí rèn luyện đạo đức của tập thể học sinh
D. Nền nếp sinh hoạt và tổ chức giáo dục của gia đình
-
Câu 23:
Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở:
A. Tính tích cực của chủ thể hành động
B. Ý thức được kết quả hành động và tự nguyện thực hiện
C. Tính tự nguyện của chủ thể hành động
D. Ý thức được mục đích và ý nghĩa hành động
-
Câu 24:
Cách hiểu nào không đúng về động cơ đạo đức trong các động cơ sau?
A. Động cơ đạo đức thể hiện giá trị của hành vi đạo đức
B. Động cơ đạo đức là động cơ có ý nghĩa về đạo đức
C. Động cơ có thể mâu thuẫn với mục đích trực tiếp của hành động cụ thể
D. Động cơ thể hiện sức mạnh của hành vi đạo đức.
-
Câu 25:
Yếu tố nào thể hiện sức mạnh ý chí trong thực hiện hành vi đạo đức trong các yếu tố sau?
A. Thiện chí
B. Nghị lực
C. Thói quen
D. Cả a, b, c
-
Câu 26:
Trong tình huống phải đấu tranh giữa cái “tôi cần” và “tôi muốn” thì việc thực hiện hành vi đạo đức là kết quả của những yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Thiện chí và tri thức đạo đức
B. Nghị lực và niềm tin đạo đức
C. Thói quen đạo đức
D. Thiện chí, nghị lực và tri thức đạo đức
-
Câu 27:
Giáo dục đạo đức thực chất là:
A. Hình thành ý thức đạo đức
B. Hình thành hành vi đúng với chuẩn mực đạo đức
C. Hình thành phẩm chất đạo đức
D. Cả a, b, c
-
Câu 28:
Yếu tố nào trong các yếu tố sau tác động vào niềm tin đạo đức?
A. Học môn đạo đức được nghe giáo viên giảng về những tri thức đạo đức khái quát và hệ thống
B. Tác động của các môn văn hoá khác (đặc biệt các môn khoa học xã hội)
C. Tiếp xúc với người thực, việc thực
D. Các hình tượng nghệ thuật trong hoạt động ngoại khoá
-
Câu 29:
Không khí đạo đức của tập thể là:
A. Tâm trạng chung bao trùm lên các hoạt động của tập thể
B. Dư luận của tập thể về hành vi đạo đức của mỗi thành viên
C. Nội quy của tập thể
D. Cả a, b, c
-
Câu 30:
Để có được dư luận tập thể tốt, người thầy giáo cần có khả năng nào trong các khả năng sau?
A. Khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt
B. Khả năng làm cho dư luận của tập thể khác nhau, có sự thống nhất về cùng một vấn đề
C. Biết hướng dư luận tập thể theo một hướng có chủ định và dẹp đi những dư luận không có lợi cho giáo dục đạo đức
D. Cả a, b, c