190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điểm nào không phù hợp với tình bạn của lứa tuổi học sinh THPT?
A. Rất sâu sắc và yêu cầu cao trong tình bạn
B. Nhu cầu rất cao về bạn tâm tình
C. Tình bạn rất bền vững
D. Tình bạn chỉ được thiết lập trong lĩnh vực hoạt động học tập
-
Câu 2:
Tình yêu nam nữ của tuổi học sinh THPT thường:
A. Mang đậm màu sắc tính dục
B. Mang tính hồn nhiên
C. Tương đối bền vững
D. Rất lãng mạn
-
Câu 3:
Trong lĩnh vực chọn nghề, với đa số học sinh THPT:
A. Chưa thực sự có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình
B. Nhu cầu lựa chọn nghề đã trở lên cấp thiết, nhất là các lớp cuối cấp
C. Ít quan tâm, suy nghĩ, trăn trở trong việc quyết định lựa chọn nghề và trường học nghề sau khi tốt nghiệp THPT
D. Chọn nghề và trường học nghề thường đúng đắn, phù hợp với bản thân và xã hội
-
Câu 4:
Điểm nào không phù hợp trong việc giáo dục của người lớn đối với tuổi học sinh THPT?
A. Thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng và tin cậy các em
B. Quan tâm chỉ dẫn và giám sát thường xuyên, trực tiếp các hoạt động và quan hệ của các em trong mọi lĩnh vực
C. Trợ giúp các em theo hướng tăng dần tính tự quyết định của các em trong họat động và quan hệ của mình
D. Thường xuyên chú ý đến tính hai mặt của sự phát triển ở lứa tuổi này khi ra các quyết định giáo dục
-
Câu 5:
Điểm nào không đúng với đặc điểm tâm lí tuổi đầu thanh niên hiện nay?
A. Quan hệ bạn bè chiếm vị trí thứ yếu so với quan hệ với người lớn hay với trẻ em nhỏ tuổi hơn
B. Nhu cầu kết bạn của tuổi đầu thanh niên rất cao và tình bạn rất bền vững
C. Nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp dần trở thành vấn đề cấp thiết trong đời sống của các em
D. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong tự ý thức của các em
-
Câu 6:
Đối tượng của hoạt động dạy là:
A. Sự phát triển trí tuệ của học sinh
B. Tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó
C. Sự phát triển nhân cách của học sinh
D. Quá trình dạy học
-
Câu 7:
Tiến hành hoạt động dạy, người thầy có nhiệm vụ:
A. Sáng tạo ra tri thức mới
B. Tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội cho bản thân
C. Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội ở học sinh
D. Cả a, b và c
-
Câu 8:
Muốn tổ chức thành công quá trình tái tạo nền văn hoá xã hội ở người học, người dạy cần:
A. Tạo ra tính tích cực trong hoạt động học của học sinh
B. Biết cách truyền đạt có hiệu quả nhất đối với học sinh
C. Tạo ra tính tích cực trong hoạt động dạy
D. Biết cách chế biến tài liệu học tập cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh
-
Câu 9:
Để tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần:
A. Biết cách cụ thể hoá, đơn giản hoá các nội dung học tập
B. Làm cho học sinh vừa có ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh đối tượng
C. Thực hiện chặt chẽ các quy định, nội quy dạy học trong nhà trường
D. Cả a, b và c
-
Câu 10:
Việc nắm được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua thực hiện một hoạt động nào đó trong cuộc sống hàng ngày, được gọi là:
A. Hoạt động học
B. Hoạt động tự học
C. Học kĩ năng
D. Học ngẫu nhiên
-
Câu 11:
Hoạt động lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo một mục đích tự giác, được gọi là:
A. Học ngẫu nhiên
B. Học không chủ định
C. Hoạt động học
D. Học kinh nghiệm
-
Câu 12:
Đối tượng của hoạt động học là:
A. Tri thức khoa học
B. Tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó
C. Sự tiếp thu tri thức
D. Quá trình nhận thức
-
Câu 13:
Hoạt động học hướng vào làm thay đổi:
A. Chủ thể của hoạt động
B. Khách thể của hoạt động
C. Đối tượng của hoạt động
D. Động cơ của hoạt động
-
Câu 14:
Trong hoạt động học, việc tiếp thu những tri thức về bản thân hoạt động học được tiến hành:
A. Độc lập với việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
B. Đồng thời với việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
C. Trước khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
D. Sau khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
-
Câu 15:
Nếu hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội thì:
A. Học sinh thường không say sưa, không có khát vọng học tập
B. Học sinh vẫn say sưa học tập do sự hấp dẫn của bản thân tri thức
C. Học sinh vẫn say sưa học tập, nhưng sự say sưa đó thường do sự hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” nằm ngoài mục đích trực tiếp của việc học
D. Học sinh say sưa học vì bị hấp dẫn bởi tiến trình và kết quả học tập
-
Câu 16:
Mục đích của các hành động học tập là:
A. Các khái niệm môn học
B. Các quá trình nhận thức
C. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
D. Biến đổi chủ thể hoạt động
-
Câu 17:
Mục đích học tập bắt đầu được hình thành:
A. Trước khi học sinh thực hiện hành động học
B. Sau khi học sinh thực hiện xong hành động học
C. Khi học sinh bắt đầu có ý thức về việc học
D. Khi học sinh bắt đầu thực hiện hành động học
-
Câu 18:
Trong hình thức “mã hoá”, lôgíc của khái niệm được tồn tại ở:
A. Vật thật
B. Trong tâm lí cá thể
C. Một vật liệu khác thay thế vật thật
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Để hình thành khái niệm lí luận cho học sinh trong dạy học, ta cần hình thành ở các em những thao tác tư duy nào?
A. Phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá
B. Phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá
C. Phân tích, mô hình hoá, cụ thể hoá
D. Trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá
-
Câu 20:
Loại mô hình học tập có tính trực quan cao nhất là:
A. Mô hình gần giống vật thật
B. Mô hình tượng trưng
C. Mô hình mã hoá
D. Tính trực quan của cả 3 loại mô hình trên là tương đương nhau
-
Câu 21:
Hành động giúp học sinh diễn đạt lôgíc tổng quát của khái niệm dưới hình thức trực quan là hành động:
A. Phân tích
B. Mô hình hoá
C. Cụ thể hoá
D. Cả a,b,c
-
Câu 22:
Khái niệm về một đối tượng nào đó của hiện thực khách quan là:
A. Hình ảnh tâm lí về đối tượng
B. Hệ thống những dấu hiệu khái quát và bản chất của đối tượng
C. Bản thân đối tượng
D. Năng lực thực tiễn của con người được kết tinh lại và được “gửi vào” đối tượng
-
Câu 23:
Khái niệm về một đối tượng nào đó có nguồn gốc trong:
A. Tâm lí, tinh thần của con người
B. Tên gọi của đối tượng
C. Bản thân đối tượng
D. Định nghĩa khái niệm
-
Câu 24:
Quá trình hình thành khái niệm cho học sinh trong dạy học là quá trình:
A. Chuyển hoá khái niệm từ đầu giáo viên sang đầu học sinh
B. Giáo viên mô tả, giảng giải để học sinh nắm được định nghĩa, khái niệm
C. Giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm giúp các em tái tạo lại những năng lực thực tiễn của loài người được gửi gắm trong thế giới đối tượng cho bản thân
D. Giáo viên hệ thống hoá những kinh nghiệm vốn có trong bản thân học sinh để hình thành ở các em những khái niệm khoa học
-
Câu 25:
Theo quan điểm Sư phạm, cách tốt nhất để làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh là:
A. Tạo ra những tình huống sư phạm
B. Khen thưởng, khích lệ
C. Kỉ luật, trừng phạt
D. Cả a, b và c
-
Câu 26:
Sự phát triển trí tuệ được biểu hiện ở sự thay đổi về:
A. Số lượng tri thức
B. Cấu trúc của tri thức được phản ánh trong hoạt động nhận thức
C. Phương thức phản ánh tri thức
D. Cả b và c
-
Câu 27:
Chỉ sau hai lần giải các bài tập cùng loại, học sinh đã nắm được cách giải tổng quát của loại bài tập đó. Điều này chứng tỏ sự phát triển cao của phẩm chất trí tuệ nào?
A. Tốc độ định hướng trí tuệ
B. Tốc độ khái quát hoá
C. Tính tiết kiệm của tư duy
D. Tính mềm dẻo của trí tuệ
-
Câu 28:
Dạy học là:
A. Một quá trình truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh
B. Một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội nền văn hoá - xã hội
C. Một quá trình nêu vấn đề để học sinh giải quyết, thông qua đó học sinh lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
D. Một quá trình tác động qua lại giữa giáo viên với học sinh, nhằm làm cho học sinh lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
-
Câu 29:
Học ngẫu nhiên trong cuộc sống thường ngày là:
A. Học không có mục đích, không có chương trình, nội dung xác định
B. Học thường đi kèm theo một hoạt động khác, mà sự lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không phải là mục đích chính của hoạt động đó
C. Học mà kiến thức nắm được không hệ thống
D. Cả a, b, c
-
Câu 30:
Hoạt động học là:
A. Hoạt động theo phương thức nhà trường
B. Hoạt động được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những phương thức hành vi nhất định
C. Hoạt động được điều khiển bởi giáo viên để lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những hình thức hành vi nhất định
D. Cả a, b, c