190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Yếu tố nào thể hiện sức mạnh ý chí trong thực hiện hành vi đạo đức trong các yếu tố sau?
A. Thiện chí
B. Nghị lực
C. Thói quen
D. Cả a, b, c
-
Câu 2:
Tiến hành hoạt động dạy, người thầy có nhiệm vụ:
A. Sáng tạo ra tri thức mới
B. Tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội cho bản thân
C. Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội ở học sinh
D. Cả a, b và c
-
Câu 3:
Bản chất của hoạt động học là:
A. Hoạt động hướng vào làm thay đổi đối tượng học
B. Hoạt động tích cực của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới
C. Hoạt động đặc thù của con người nhằm lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và lĩnh hội chính bản thân hoạt động học
D. Hoạt động làm thay đổi bản thân người học, do họ tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới
-
Câu 4:
Cách hiểu nào không đúng về sự tự tu dưỡng?
A. Là nhu cầu tự nhiên của con người. Trẻ thơ hay người lớn đều có sự tự tu dưỡng
B. Hệ thống hành động tự giác nhằm hoàn thiện bản thân
C. Là con đường giáo dục đạo đức quan trọng của cá nhân
D. Là khả năng chỉ có ở con người
-
Câu 5:
Theo quan điểm Sư phạm, cách tốt nhất để làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh là:
A. Tạo ra những tình huống sư phạm
B. Khen thưởng, khích lệ
C. Kỉ luật, trừng phạt
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Đối tượng của hoạt động dạy là:
A. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
B. Hoạt động học của học sinh
C. Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh
D. Nền văn hóa - xã hội
-
Câu 7:
Hoàn cảnh sống của đứa trẻ, trước hết là hoàn cảnh gia đình là:
A. Là nguyên nhân của sự phát triển tâm lí
B. Quyết định gián tiếp sự phát triển tâm lí
C. Là tiền đề của sự phát triển tâm lí
D. Là điều kiện cần thiết của sự phát triển tâm lí
-
Câu 8:
Khái niệm về một đối tượng nào đó có nguồn gốc trong:
A. Tâm lí, tinh thần của con người
B. Tên gọi của đối tượng
C. Bản thân đối tượng
D. Định nghĩa khái niệm
-
Câu 9:
"Cảm giác mình làm người lớn" khiến thiếu niên quan tâm nhiều hơn đến bản thân. Lĩnh vực đầu tiên các em quan tâm đến là:
A. Những phẩm chất tâm lí cá nhân
B. Hình thức tác phong cử chỉ của bản thân
C. Những khả năng của bản thân
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Điều nào không phải là công việc của giáo viên khi giúp đỡ cho học sinh tự tu dưỡng?
A. Lập kế hoạch tự tu dưỡng cho học sinh, trong đó nêu rõ nét đạo đức cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục
B. Làm cho học sinh hiểu rằng phải tự tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn mới đạt kết quả
C. Làm cho học sinh hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá thường xuyên là việc làm không thể thiếu của sự tự tu dưỡng
D. Cần nắm mục đích, phương pháp, tổ chức tu dưỡng của học sinh để giúp các em định hướng đúng
-
Câu 11:
Dạy học và sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ với nhau, vì:
A. Dạy học định hướng và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
B. Mục dích của dạy học là phát triển trí tuệ cho học sinh và phát triển trí tuệ là điều kiện của dạy học
C. Dạy học và phát triển trí tuệ là hai vấn đề khác nhau của một quá trình đi đến sự phát triển trí tuệ của học sinh
D. Dạy học bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ và không thể có sự phát triển trí tuệ ngoài quá trình dạy học
-
Câu 12:
Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép, đồng thời vẫn theo dõi được câu trả lời của bạn trong giờ học... Điều này chứng tỏ sự phát triển và hoàn thiện của khả năng:
A. Tri giác
B. Ghi nhớ hình tượng cụ thể và ghi nhớ ý nghĩa
C. Di chuyển và phân phối chú ý
D. Tư duy trực quan hành động và tư duy ngôn ngữ
-
Câu 13:
Sự hình thành và phát triển tâm lí người được diễn ra theo cơ chế:
A. Hình thành hoạt động từ bên ngoài và chuyển hoạt động đó vào bên trong của cá nhân và cải tổ lại hình thức của hoạt động đó
B. Sự tác động của môi trường bên ngoài làm biến đổi các yếu tố tâm lí bên trong của cá nhân cho phù hợp với sự biến đổi của môi trường bên ngoài
C. Sự tác động qua lại giữa yếu tố tâm lí đã có bên trong với môi trường bên ngoài
D. Hình thành các yếu tố tâm lí từ bên ngoài sau đó chuyển vào bên trong của chủ thể
-
Câu 14:
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học trên lớp là:
A. Dự đoán được mức độ căng thẳng của học sinh khi tiếp thu bài mới
B. Xây dựng biểu tượng chính xác về mức độ lĩnh hội bài của học sinh
C. Xác định mức độ hiểu bài của học sinh qua nét mặt
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Thái độ học tập của học sinh THPT được thúc đẩy trước hết bởi:
A. Động cơ thực tiễn và động cơ nhận thức
B. Động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học
C. Động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học
D. Động cơ quan hệ xã hội
-
Câu 16:
Thuyết tiền định, thuyết duy cảm và thuyết hội tụ hai yếu tố đều có sai lầm chung là thừa nhận đặc điểm tâm lí của con người là do:
A. Tiền định hoặc bất biến
B. Tiềm năng sinh vật di truyền quyết định
C. Ảnh hưởng của môi trường bất biến
D. Cả a, b và c
-
Câu 17:
Anh chị không tán thành quan niệm nào dưới đây:
A. Con người tỏ thái độ tích cực trước hoàn cảnh ngay từ những tháng, năm đầu tiên của cuộc đời
B. Con người chỉ tích cực hoạt động khi được xã hội đánh giá
C. Tính tích cực hoạt động sẽ giúp trẻ phát triển tốt nếu được người lớn hướng dẫn chu đáo
D. Càng phát triển, hoạt động của cá nhân càng có tính tự giác
-
Câu 18:
Quy luật chung của sự phát triển tâm lí trẻ em được thể hiện ở:
A. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí
B. Tính toàn vẹn của tâm lí
C. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục là:
A. Hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo
B. Chỉ số cơ bản trong năng lực sư phạm
C. Là yếu tố quyết định sự thành bại của giáo viên trong hoạt động sư phạm
D. Là phẩm chất đặc trưng của nghề dạy học
-
Câu 20:
Điểm nào dưới đây không phản ánh rõ đặc trưng trong quan hệ khác giới của tuổi thiếu niên?
A. Quan hệ khác giới là những tình cảm chứa đựng nhiều yếu tố của tình yêu nam nữ
B. Quan hệ bạn khác giới là quan hệ thuần tuý mang cảm xúc xã hội, nảy sinh trong hoạt động và giao tiếp bạn bè
C. Quan hệ khác giới đượm màu cảm xúc giới tính do tác động của yếu tố phát dục
D. Quan hệ khác giới mang màu sắc cảm xúc giới tính kết hợp với những rung cảm xã hội nhẹ nhàng, kín đáo, bồng bột, pha chút kịch hoá
-
Câu 21:
Những phẩm chất nhân cách cần có ở người thầy giáo là:
A. Thế giới quan khoa học
B. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ. Yêu người, yêu nghề
C. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
D. Cả a, b, c
-
Câu 22:
Tính lựa chọn của chú ý ở lứa tuổi học sinh THPT được quyết định bởi:
A. Thái độ lựa chọn đối với môn học của các e
B. Tính hấp dẫn của môn học
C. Thái độ của các em đối với giáo viên giảng dạy bộ môn
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Hoạt động lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo một mục đích tự giác, được gọi là:
A. Học ngẫu nhiên
B. Học không chủ định
C. Hoạt động học
D. Học kinh nghiệm
-
Câu 24:
Yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị, quyết định hành vi và ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ là:
A. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
B. Thế giới quan khoa học
C. Phẩm chất đạo đức
D. Lòng yêu trẻ
-
Câu 25:
Không khí đạo đức của tập thể là:
A. Tâm trạng chung bao trùm lên các hoạt động của tập thể
B. Dư luận của tập thể về hành vi đạo đức của mỗi thành viên
C. Nội quy của tập thể
D. Cả a, b, c
-
Câu 26:
Năng lực sư phạm của người thầy giáo bao gồm:
A. Các năng lực dạy học
B. Các năng lực tổ chức
C. Các năng lực giáo dục
D. Cả a, b, c
-
Câu 27:
Yếu tố xoá đi khoảng cách giữa ý thức đạo đức với hành vi đạo đức, làm ý thức đạo đức thống nhất với hành vi đạo đức là:
A. Niềm tin đạo đức
B. Tình cảm đạo đức
C. Thói quen đạo đức
D. Thiện chí
-
Câu 28:
Việc phân chia các giai đoạn lứa tuổi của trẻ em chủ yếu căn cứ vào:
A. Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi đó
B. Sự phát triển của các yếu tố cơ thể
C. Hoạt động đóng vai trò chủ đạo
D. Tính chất của các quan hệ xã hội của trẻ em
-
Câu 29:
Trong dạy học, muốn phát triển trí tuệ cho học sinh thì:
A. Nội dung dạy học phải cải cách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
B. Phương pháp dạy học phải kích thích được tính tích cực học tập của học sinh
C. Phải cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức và các biện pháp tư duy
D. Cả a, b và c
-
Câu 30:
Tự ý thức của thanh niên học sinh được xuất phát từ:
A. Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động
B. Sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của cơ thể
C. Mong muốn thay đổi kiểu quan hệ với người lớn của các em
D. Cả a, b, c