500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thể loại Lượn Cọi và Lượn Slương thuộc thể loại nào?
A. Vè
B. Tục ngữ
C. Dân ca
D. Thơ
-
Câu 2:
Làng nghề gốm Bát Tràng thuộc:
A. Vĩnh Phúc
B. Hà Nội
C. Nình Bình
D. Bắc Ninh
-
Câu 3:
Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng vào năm nào?
A. 1010
B. 1070
C. 1011
D. 1017
-
Câu 4:
Lễ hội Côn Sơn thuộc tỉnh:
A. Nam Định
B. Hải Phòng
C. Ninh Bình
D. Hải Dương
-
Câu 5:
Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể vào năm nào?
A. 2006
B. 2010
C. 2009
D. 2008
-
Câu 6:
Bánh chưng xanh - linh hồn Tết Việt Có từ thời vua Hùng thứ mấy?
A. Thứ 6
B. Thứ 7
C. Thứ 5
D. Thứ 4
-
Câu 7:
Hát Chèo là loại hình sân khấu dân gian của người Việt vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Nam Bộ
C. Vùng văn hóa Bắc Bộ
D. Vùng văn hóa Tây Nguyên
-
Câu 8:
Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao từ bao nhiêu m trở lên?
A. 1300m trở lên
B. 1800m trở lên
C. 1200m trở lên
D. 1500m trở lên
-
Câu 9:
Đền Mẫu Âu Cơ thuộc tỉnh nào?
A. Hà Tây
B. Phú Thọ
C. Bắc Ninh
D. Thái Nguyên
-
Câu 10:
Tập thơ "Tiễn dặn người yêu" là của dân tộc nào?
A. Mường
B. Dao
C. Thái
D. Tày
-
Câu 11:
Múa "Xòe" của dân tộc Thái có tất cả bao nhiêu điệu?
A. 30 điệu
B. 31 điệu
C. 33 điệu
D. 32 điệu
-
Câu 12:
Truyện thơ " Tiếng hát làm dâu" là của dân tộc nào?
A. Thái
B. H'Mông
C. Dao
D. Mường
-
Câu 13:
Biên giới nước nào là địa đầu phía Tây của vùng Tây Bắc?
A. Trung Quốc
B. Campuchia
C. Lào
D. Thái Lan
-
Câu 14:
Độc quyền với điệu múa lắc mông, lượn eo là của người nào?
A. Người Thái
B. Người Dao
C. Người Tày
D. Người Khơ Mú và Xinh Mun
-
Câu 15:
Dân cư chủ yếu của Việt Bắc là:
A. Dao - H' Mông - Lô Lô - Sán Cháy
B. Kinh
C. Thái - H' Mông
D. Tày - Nùng
-
Câu 16:
Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính là:
A. Nhà tre và nhà nứa
B. Nhà gỗ và nhà nứa
C. Nhà tre và nhà gỗ
D. Nhà sàn và nhà đất
-
Câu 17:
Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các tháng trong năm thường dựa theo:
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
D. Hiện tượng thủy triều
-
Câu 18:
Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các ngày trong tháng thường dựa theo:
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
D. Hiện tượng thủy triều
-
Câu 19:
Theo điều "Tam bất khả xuất" trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông không được phép bỏ vợ?
A. Người vợ không có con
B. Người vợ đã để tang cha mẹ chồng
C. Người vợ cãi cha mẹ chồng
D. Người vợ hay ghen tuông
-
Câu 20:
Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận tiện...
B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi khác.
D. Làng Nam Bộ có tính mở.