500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
“Lối sống mà một công xã hay bộ lạc tuân thủ được gọi là văn hoá” thuộc cách định nghĩa:
A. Liệt kê
B. Cấu trúc
C. Nguồn gốc
D. Chuẩn mực
-
Câu 2:
Lý do mà người Pháp đưa ra nhằm biện hộ cho việc xâm lược nước ta là gì?
A. Triều đình Huế cấm không cho dạy tiếng Pháp.
B. Triều đình Huế không cho người Pháp vào nước ta.
C. Triều đình Huế cấm truyền Kitô giáo ở Việt Nam.
D. Triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán.
-
Câu 3:
"Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ :
A. Điều kiện lịch sử
B. Kinh tế tiểu nông
C. Kinh tế tiểu nông
D. Điều kiện xã hội
-
Câu 4:
Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân và mùa hạ
B. Mùa xuân và mùa thu
C. Mùa xuân và mùa đông
D. Tất cả các mùa
-
Câu 5:
Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, loại hình nào phản ánh hiện thực xã hội một cách sống động và sâu sắc nhất?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
-
Câu 6:
Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bức tranh Đám cưới chuột là:
A. Thủ pháp lược bỏ
B. Thủ pháp phóng to thu nhỏ
C. Thủ pháp hai góc nhìn
D. Thủ pháp nhìn xuyên vật thể
-
Câu 7:
Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn nhất?
A. Vùng văn hóa Việt Bắc
B. Vùng văn hóa Tây Bắc
C. Vùng văn hóa Bắc Bộ
D. Vùng văn hóa Tây Nguyên
-
Câu 8:
Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt
-
Câu 9:
Đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chăm pa là:
A. Tính chất Visnu giáo
B. Tính chất Siva giáo
C. Tính chất Brahma giáo
D. Tính chất Phật giáo
-
Câu 10:
Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.
B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm
-
Câu 11:
Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
-
Câu 12:
Năm 1943, Đề cương văn hóa của Đảng Cộng sản Đông dương ra đời đã vạch ra con đường phát triển văn hóa dân tộc theo nguyên tắc:
A. Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa
B. Nhân văn, dân chủ và tiến bộ
C. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh
-
Câu 13:
“Tính tự quản” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:
A. Đô thị
B. Làng xã
C. Nhà nước – dân tộc
D. Gia đình
-
Câu 14:
Nếu xem 5 ngón tay trên một bàn tay là một hệ thống Ngũ hành thì ngón cái thuộc hành nào?
A. Hỏa
B. Mộc
C. Kim
D. Thổ
-
Câu 15:
Múa "Xòe" của dân tộc Thái có tất cả bao nhiêu điệu?
A. 30 điệu
B. 31 điệu
C. 33 điệu
D. 32 điệu
-
Câu 16:
Mô hình bữa ăn (bữa cơm) của người Việt (theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng) là:
A. Cơm - thịt - cá
B. Cơm - rau - cá
C. Cơm - rau - thịt - cá
D. Cơm - rau - thịt
-
Câu 17:
Các công cụ bằng đá được chế tác thành các loại công cụ như chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang một đầu , có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu là các loại công cụ đặc trưng của:
A. Văn hóa Núi Đọ
B. Văn hóa Gò Mun
C. Văn hóa Sơn Vi
D. Văn hóa Hòa Bình
-
Câu 18:
Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao từ bao nhiêu m trở lên?
A. 1300m trở lên
B. 1800m trở lên
C. 1200m trở lên
D. 1500m trở lên
-
Câu 19:
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo được khái quát lại thành mấy nhân duyên?
A. 9 (cửu nhân duyên)
B. 3 (tam nhân duyên)
C. 6 (lục nhân duyên)
D. 12 (thập nhị nhân duyên)
-
Câu 20:
Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.
-
Câu 21:
Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng
C. Văn hóa cồng chiêng
D. Những trường ca (khan, k‟ămon) nổi tiếng
-
Câu 22:
Việt Nam là phức thể văn hóa lúa nước với các yếu tố:
A. Văn hóa đồng bằng và văn hóa biển
B. Văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển
C. Văn hóa núi và văn hóa biển
D. Văn hóa núi và văn hóa đồng bằng
-
Câu 23:
Hệ đếm 60 đơn vị được gọi là:
A. Hội
B. Hệ chi
C. Hệ can chi
D. Hệ can
-
Câu 24:
Theo quan niệm truyền thống, mỗi cá nhân trong xã hội đều mang đặc trưng của một hành trong Ngũ hành. Việc quy hành cho mỗi người được tiến hành trên cơ sở:
A. Căn cứ vào đặc điểm tính cách của cá nhân
B. Căn cứ vào mối quan hệ gia đình, bạn bè, hôn nhân...
C. Căn cứ vào thời điểm ra đời của cá nhân được xác định theo hệ can chi
D. Căn cứ vào nho-y-lý-số
-
Câu 25:
Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống
-
Câu 26:
Hành Thủy tương sinh với hành nào trong Ngũ hành?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Kim
D. Hành Hoả
-
Câu 27:
“Chủ nghĩa yêu nước” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:
A. Nhà nước – dân tộc
B. Đô thị
C. Tộc người
D. Làng xã
-
Câu 28:
Câu "Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ" nói về một nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được:
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
D. Sự phù hợp của đôi trai gái.
-
Câu 29:
Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng…là những nghi thức hành lễ của tín ngưỡng nào?
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
D. Tục thờ Tứ bất tử
-
Câu 30:
Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu ?
A. Cổ Loa
B. Phong Châu
C. Mê Linh
D. Vạn An