500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Họa sĩ nào được các nhà nghiên cứu đánh giá là người tiên phong tạo ra khuynh hướng nghệ thuật cho hội họa Việt Nam và nổi tiếng với những bức tranh với chất liệu sơn mài?
A. Bùi Xuân Phái
B. Tô Ngọc Vân
C. Trần Văn Cẩn
D. Nguyễn Gia Trí
-
Câu 2:
Tuyến đường nào được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1936?
A. Tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho
B. Tuyến Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn
C. Tuyến Hà Nội - Sài Gòn
D. Tuyến Đà Lạt - Sài Gòn
-
Câu 3:
Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của văn hóa giai đoạn 1945 đến nay?
A. Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng
B. Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp
C. Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống
D. Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm
-
Câu 4:
Người Pháp duy trì tổ chức làng xã (cơ cấu xã hội cơ sở) khi xâm lược nước ta nhằm mục đích chính là gì?
A. Làm cơ sở dạy tiếng Việt cho người Pháp
B. Dễ quản lý dân cư
C. Phát triển nông nghiệp ở địa phương
D. Sử dụng bộ máy kỳ hào phong kiến để làm các công việc cho chính quyền thuộc địa
-
Câu 5:
Chế độ thi cử bằng chữ Hán chấm dứt ở Bắc Kỳ vào năm nào?
A. 1918
B. 1917
C. 1919
D. 1915
-
Câu 6:
Đặc trưng văn hóa nào không thuộc giai đoạn từ năm 1858 - 1945?
A. Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Pháp
B. Sự phát triển đến đỉnh cao của dòng văn học bằng chữ Hán
C. Báo chí ra đời và phát triển
D. Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông Tây
-
Câu 7:
Đầu thế kỷ XX, Hải Phòng trở thành hải cảng lớn thứ mấy ở Đông Dương?
A. Thứ ba
B. Thứ tư
C. Thứ hai
D. Thứ nhất
-
Câu 8:
Loại hình vận tải nào được người Pháp chú trọng đầu tư phát triển để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam?
A. Đường hàng không
B. Đường bộ
C. Đường thủy
D. Đường sắt
-
Câu 9:
Báo chí ra đời ở đâu đầu tiên?
A. Sài Gòn
B. Đà Nẵng
C. Huế
D. Hà Nội
-
Câu 10:
Nền văn hóa Chămpa thuộc vùng văn hóa:
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ
C. Việt Bắc
D. Tây Bắc
-
Câu 11:
Những đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên còn thấy nhiều ở các dân tộc khác sống trên sườn núi phía?
A. Phía Nam dẫy Trường Sơn
B. Phía Bắc dẫy Trường Sơn
C. Phía Đông dẫy Trường Sơn
D. Phía Tây dẫy Trường Sơn
-
Câu 12:
Vùng văn hóa Tây Nguyên có khoảng bao nhiêu dân tộc?
A. Hơn 30 dân tộc
B. Khoảng 35 dân tộc
C. 40 dân tộc
D. Gần 20 dân tộc
-
Câu 13:
Tỉnh nào không thuộc vùng văn hóa Nam Bộ?
A. Bến Tre
B. Bình Dương
C. Bình Phước
D. Bình Thuận
-
Câu 14:
Địa lý Nam Bộ nổi bật với đặc điểm:
A. Đất đỏ Bazan
B. Đa phần là đồi núi
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. Núi cao hiểm trở
-
Câu 15:
Nền văn hóa nào đóng vai trò là nền văn hóa khởi đầu của vùng Nam Bộ?
A. Chăm Pa
B. Óc Eo
C. Sa Huỳnh
D. Đông Sơn
-
Câu 16:
Những tôn giáo nào sau đây phát sinh ra ở Nam Bộ?
A. Đạo Cao Đài, Đạo giáo, Đạo Phật
B. Đạo Tin Lành, Đạo Hòa Hảo
C. Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo
-
Câu 17:
Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ đã ra đời và đi những bước đầu tiên ở:
A. Bắc Bộ
B. Việt Bắc
C. Trung Bộ
D. Nam Bộ
-
Câu 18:
Nhà Nguyễn đặt Kinh Đô ở:
A. Huế
B. Nghệ An
C. Hà Nội
D. Quảng Nam
-
Câu 19:
Tuổi đời phát triển của làng Việt Nam Bộ chừng:
A. 600 năm
B. 400 năm
C. 500 năm
D. 300 năm
-
Câu 20:
Loại hình văn hoá nghệ thuật nào sau đây thuộc vùng văn hoá Trung Bộ?
A. Hò sông Mã
B. Hát Xoan
C. Chèo
D. Đàn ca tài tử
-
Câu 21:
Lễ hội Đền Cuông(Công) được tổ chức vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm, thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Quảng Bình
C. Thanh Hóa
D. Hà Tĩnh
-
Câu 22:
Tính đến thời điểm 2014, Trung Bộ có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Ở 2 đầu chùa Cầu - Hội An có tượng 2 con thú nào?
A. Trâu và khỉ
B. Gà và Trâu
C. Chó và gà
D. Chó và khỉ
-
Câu 24:
Tục thờ cúng cá voi được bắt nguồn từ:
A. Người Chăm
B. Người Ba na
C. Người Kinh
D. Người Mường
-
Câu 25:
Mùa lễ hội ở Tây Nguyên kéo dài:
A. Suốt từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch
B. Suốt từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch
C. Suốt từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch
D. Suốt từ tháng 1 đến hết tháng 3 dương lịch
-
Câu 26:
Điệu múa - chiêng cồng đi vòng quanh hũ rượu ba lần theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để?
A. Mô phỏng đường đi của mặt trăng
B. Mô phỏng đường đi của trái đất
C. Mô phỏng đường đi của mặt trời từ đông sang tây
D. Ước mong trẻ lại
-
Câu 27:
3 con sông chảy qua địa phận vùng văn hóa Tây Bắc là những con sông nào?
A. Sông Hồng, sông Lam, sông Đà
B. Sông chảy, sông Mã, sông Cửu Long
C. Sông Lô, sông Chảy, sông Hồng
D. Sông Đà, sông Hồng, sông Mã
-
Câu 28:
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày còn được gọi là lễ hội gì?
A. Đâm Trâu
B. Chém Lợn
C. Trao duyên
D. Xuống đồng
-
Câu 29:
Khi khách đến nhà người Tày-Nùng, họ sẽ được mời gì đầu tiên?
A. Trầu
B. Thức ăn
C. Rượu
D. Nước
-
Câu 30:
Tôn giáo chính của cư dân Việt Bắc là:
A. Đạo giáo
B. Phật giáo
C. Khổng giáo
D. Tất cả các phương án.