500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là:
A. Một cấu trúc
B. Một hê thống
C. Một đối tượng
D. Một vật thể.
-
Câu 2:
Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A. Xác định loại hình văn hóa
B. Xác định cấu trúc văn hóa
C. Xác định đặc trưng văn hóa
D. Xác định chức năng văn hóa.
-
Câu 3:
Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối quan hệ:
A. Văn hóa và cá nhân
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và tự nhiên
D. Văn hóa và con người.
-
Câu 4:
Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của:
A. Tính linh hoạt
B. Tính tổng hợp
C. Tính cộng đồng
D. Tính lưỡng phân.
-
Câu 5:
Xác định loại hình kinh tế - văn hóa dựa trên:
A. Môi trường địa lý tự nhiên
B. Phong tục, tập quán
C. Sự phân bố dân cư
D. Giao thoa văn hóa
-
Câu 6:
Theo GS. Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi, lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
-
Câu 7:
Triết lý âm dương chủ yếu thuộc về lĩnh vực:
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tâm linh
C. Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa ứng xử.
-
Câu 8:
Nhóm dân cư Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.
-
Câu 9:
Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ?
A. Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.
-
Câu 10:
Chủng Nam Á chính là chủng?
A. Nam Đảo
B. Bách Việt
C. Cổ Mã Lai
D. A và B đều đúng.
-
Câu 11:
Chủng Nam Á gồm các nhóm:
A. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái; Mèo - Dao.
B. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái.
C. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái;Chàm - Dao.
D. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái; Mèo - Dao.
-
Câu 12:
Nhóm Chàm gồm các dân tộc:
A. Chàm, Raglai, Dao, Chru
B. Chàm, Raglai, Hmong, Êđê
C. Chàm, Raglai, Thái,H’ Mông.
D. Chàm, Raglai, Êđê, Chru.
-
Câu 13:
Chủng Austronésien còn gọi là nhóm Nam Đảo, chủ yếu là nhóm:
A. Nhóm Việt - Mường
B. Môn - Khmer
C. Nhóm Chàm
D. Nhóm Dao - Thái.
-
Câu 14:
Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca nổi tiếng
-
Câu 15:
Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Việt Bắc
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
-
Câu 16:
Đặc điểm của vùng văn hóa Bắc Bộ là:
A. Văn học dân gian và văn học bác học giữ vai trò quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam
B. Văn hóa Việt với những giai đoạn Đông Sơn, Đại Việt, Việt Nam nối tiếp phát triển
C. Loại hinh nghệ thuật ca hát dân gian rất đa dạng.
D. Cả A, B, C
-
Câu 17:
Tôn thờ mẹ Lúa (thần Lúa) là đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của người:
A. Bắc Bộ
B. Tây Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
-
Câu 18:
Theo GS.Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành:
A. 3 lớp - 6 giai doạn văn hóa
B. 6 lớp - 3 giai doạn văn hóa
C. 4 lớp - 3 giai doạn văn hóa
D. 4 lớp - 6 giai doạn văn hóa
-
Câu 19:
Các lớp lịch sử văn hóa Việt Nam bao gồm:
A. Lớp văn hóa tiền sử, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
B. Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
C. Tiền sử - Chống Bắc thuộc - giao lưu với Pháp
D. Bản địa - Trung Hoa - Nhật Bản.
-
Câu 20:
Các giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam là:
A. Tiền sử - Văn Lang - Âu Lạc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại
B. Bản địa - Văn Lang - chống Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam.
C. Tiền sử - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
D. Bản địa - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
-
Câu 21:
Thời kỳ 1938-1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
-
Câu 22:
Thời kỳ 179 TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
-
Câu 23:
Văn hóa Đông Sơn với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. Núi Đọ - Sơn Vi - Hòa Bình - Đông Sơn
B. Núi Đọ - Hòa Bình - Sơn Vi - Đông Sơn
C. Núi Đọ - Hòa Bình - Sa Huỳnh - Đông Sơn
D. Núi Đọ - Óc Eo - Sa Huỳnh - Đông Sơn.
-
Câu 24:
Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt
-
Câu 25:
Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. Nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển.
C. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến trình độ cao.
D. Kĩ thuật đúc đồng thau (trống đồng Đông Sơn).
-
Câu 26:
Đặc trưng nào của văn hóa Đông Sơn
A. Phương tiện đi lại đường thủy (tàu, bè, mạng).
B. Tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên, thờ tổ tiên, các vị anh hùng.
C. Giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc, bộ lạc.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Bắc là quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
B. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Nam là quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
C. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Hòa Bình miền Bắc là quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
D. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Núi Đọ miền Bắc là quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
-
Câu 28:
Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.
-
Câu 29:
Đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. Chủ động khai phá, cải biến tự nhiên.
C. Dấu vết của yếu tố rừng và biển rất phổ biến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 30:
Văn hóa Đồng Nai tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.