520 câu trắc nghiệm Quản trị Nguồn nhân lực
Bộ câu hỏi "Trắc nghiệm Quản trị Nguồn nhân lực" có đáp án sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hay về quản lý hành chính - nhân sự, thực hiện các chính sách lao động cùng với kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự... Hi vọng sẽ trở thành tài liệu hữu ích giúp các bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào là tốt nhất cho mọi tổ chức để đánh giá nhân viên?
A. Phương pháp thang đo đồ họa
B. Phương pháp đánh giá thang đo dựa trên hành vi
C. Các phương pháp so sánh
D. Tùy từng trường hợp để tổ chức kết hợp và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp
-
Câu 2:
Các hình thức phỏng vấn là:
A. Thỏa mãn - thăng tiến; thỏa mãn không thăng tiến; không thỏa mãn - điều chỉnh
B. Thỏa mãn - thăng tiến; không thỏa mãn - điều chỉnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 3:
Cán bộ nhân sự có xu hướng đánh giá nhân viên theo cách quá cao hoặc quá thấp là biểu hiện của:
A. Xu hướng cực đoan
B. Xu hướng trung bình
C. Thiên kiến
D. Tiêu chuẩn không rõ ràng
-
Câu 4:
Một bản đánh giá nhân viên cần phải:
A. Phải ghi chú các việc nhân viên đã làm trong quá trình đánh giá để tránh tình trạng dựa trên trí nhớ hoặc cảm tính
B. Phải nêu rõ ràng và chi tiết trong bản đánh giá
C. Tránh mập mờ, chung chung và có thể nêu rõ ngày, giờ cụ thể sự việc xảy ra
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 5:
Trong công thức để đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện của nhân viên, giá trị Gi cho biết điều gì?
A. Điểm số chỉ tầm quan trọng của của yêu cầu chủ yếu
B. Điểm số đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên theo yêu cầu
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 6:
Nếu người đánh giá ưa thích một người lao động nào đó hơn những người khác thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng:
A. Thiên kiến
B. Thiên vị
C. Định kiến
D. Xu hướng cực đoan
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm đánh giá nhân viên?
A. Đánh giá nhân viên là cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức đọ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác
B. Đánh giá nhân viên là đánh giá năng lực thực hiện của nhân viên để giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công...
C. Đánh giá nhân viên là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động
D. Đánh giá nhân viên là sự đánh giá thực hiện công việc của từng người lao động dựa trên so sánh thực hiện công việc của từng người với những người bạn cùng làm việc trong bộ phận khác
-
Câu 8:
Trong các phương pháp đánh giá nhân viên dưới đây, phương pháp nào là tốn kém thời gian và chi phí nhất?
A. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa
B. Phương pháp đánh giá thang đo dựa trên hành vi
C. Phương pháp xếp hạng
D. Phương pháp so sánh cặp
-
Câu 9:
Theo bạn đây là phương pháp đánh giá nào?
NVA-NVB; NVB-NVC; NVC-NVA
A. Đánh giá nhân viên bằng thang đo dựa trên hành vi
B. Xếp hạng
C. So sánh cặp
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
Phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào là đơn giản và phổ biến nhất:
A. Đánh giá bằng bảng điểm và đồ thị
B. Xếp hạng luân phiên
C. So sánh cặp
D. Phương pháp quản trị theo mục tiêu
-
Câu 11:
Lâm là nhân viên phòng marketing của công ty X, anh luôn hăng hái trong công việc, có nhiều sáng kiến hay nhưng luôn bị trưởng phòng marketing là ông Thành chê bai sáng kiến của anh và cho là anh còn trẻ tuổi chưa đủ kinh nghiệm. Ông Thành đã mắc phải lỗi gì trong đánh giá:
A. Thiên kiến
B. Thiên vị
C. Định kiến
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Các phương pháp đánh giá nhân viên đều có nhược điểm chung đó là:
A. Dễ dẫn đến phạm các lỗi như thiên vị, thành kiến
B. Gặp khó khăn khi phải xác định sự tương tự giữa hành vi thực hiện công việc của đối tượng với hành vi được mô tả trong thang đo
C. Phát sinh những vấn đề khó khăn nếu các đặc trưng được lựa chọn không phù hợp hoặc kết hợp không chính xác các điểm số trong kết quả tổng thể
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 13:
Sắp xếp đúng trình tự các bước thực hiện đánh giá sau:
Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá (1)
Thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá (2)
Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên (3)
Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá (4)
Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu (5)
Huấn luyện các nhà lãnh đạo và những người làm công tác về kỹ năng đánh giá năng lực của nhân viên (6)
Lựa chọn phương pháp đánh giá (7)
Trình tự thực hiện đánh giá là:
A. (1), (4), (3), (6), (2), (7), (5)
B. (1), (5), (3), (6), (4), (7), (2)
C. (1), (7), (6), (2), (5), (4), (3)
D. (1), (3), (4), (7), (2), (5), (6)
-
Câu 14:
Vì sao các nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá:
A. Để cho nhân viên biết những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên
B. Để tạo nên môi trường bình đẳng dân chủ trong công ty, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, than thiện giữa lãnh đạo và nhân viên trong công ty
C. Để cho nhân viên phát biểu những điều nhất trí và chưa nhất trí về cách đánh giá nhằm khắc phục, điều chỉnh công việc đánh giá ngày càng hoàn thiện hơn
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 15:
Trong các phương pháp đánh giá nhân viên, phương pháp nào đươc sử dụng phổ biến nhất:
A. Phương pháp thang đo đồ họa
B. Phương pháp đánh giá thang đo dựa trên hành vi
C. Phương pháp so sánh
D. Phương án khác
-
Câu 16:
Các phương pháp đánh giá thường không có tác dụng khuyến khích sự cộng tác và đoàn kết trong lao động tập thể vì:
A. Dễ dẫn đến tình trạng chạy đua thành tích mạnh ai nấy làm, không vì mục tiêu chung của tổ chức
B. Thường gây ra sự ganh ghét, đố kị giữa những người có thành tích thấp với những người được đánh giá cao
C. Thường dẫn đến tình trạng chia bè kéo cánh, gây ra sư mất đoàn kết trong tổ chức
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 17:
Một ông chủ nhà hàng đánh giá nhân viên dựa trên cách thức phục của nhân viên đó đối với khách hàng. Vậy ông chủ cửa hàng đó đánh giá nhân viên bằng phương pháp nào?
A. Phương pháp đánh giá bằng thang đo đồ họa
B. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
C. Phương pháp so sánh
D. Đây chưa phải là phương pháp đánh giá nhân viên vì đánh giá nhân viên là một quá trình phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao
-
Câu 18:
Yêu cầu nào sau đây không nằm trong một hệ thống đánh giá nhân viên tốt:
A. Tính tin cậy
B. Tính phổ biến
C. Tính phù hợp
D. Tính thực tiễn
-
Câu 19:
Ưu điểm nào sau đây không pải là ưu điểm của phương pháp thang đo đánh giá đồ họa:
A. Dễ hiểu
B. Ít thiên vị hơn các thang đo khác
C. Tương đối đơn giản
D. Sử dụng thuận tiện
-
Câu 20:
Các lỗi thường gặp trong phương pháp thang đo đánh giá đồ họa là:
A. Lỗi thiên vị, thành kiến, định kiến
B. Các đặc trưng lựa chọn không phù hợp
C. Kết hợp không chính xác các điểm số trong kết quả tổng thể
D. Tất cả các lỗi trên
-
Câu 21:
Những nhân viên cảm thấy không an toàn, lo lắng, sợ hãi khi bị đánh giá là những người:
A. Có kết quả làm việc không cao
B. Không tin tưởng vào việc đánh giá là công bằng
C. Có xu hướng tự đánh giá họ thấp
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 22:
Những người nào sau đây coi trọng việc đánh giá nhân viên và xem đây như một cơ hội để thăng tiến và khẳng định vị trí của mình. Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Những nhân viên làm việc chăm chỉ nhưng không cầu tiến
B. Những nhân viên làm việc xuất sắc, có tham vong cầu tiến
C. Những nhân viên có kết quả làm việc không cao
D. Những người có tham vọng nhưng làm việc thì còn ở mức thấp
-
Câu 23:
Tiêu chuẩn nào đòi hỏi hệ thống đánh giá phải có những công cụ đo lường có khả năng phân biệt được những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành tốt công việc?
A. Tính phù hợp
B. Tính tin cậy
C. Tính nhạy cảm
D. Tính được chấp nhận
-
Câu 24:
Nếu DN của bạn có 1200 nhân viên, bạn chỉ có 1 tuần để đánh giá nhân viên, để kịp chọn ra nhân viên xuất sắc được nhận quà, tuyên dương vào lễ tổng kết 1 năm của DN vào tuần sau, trong trường hợp này bạn sẽ chọn phương pháp nào tối ưu nhất?
A. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa
B. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
C. Phương pháp xếp hạng
D. Phương pháp so sánh cặp
-
Câu 25:
Lỗi ……… là một lỗi tỷ lệ mà tất cả các nhân viên được xếp loại ở bậc giữa của thang điểm:
A. Lỗi xu hướng trung tâm
B. Lỗi hào quang
C. Lỗi bao dung
D. Lỗi nghiêm khắc