520 câu trắc nghiệm Quản trị Nguồn nhân lực
Bộ câu hỏi "Trắc nghiệm Quản trị Nguồn nhân lực" có đáp án sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hay về quản lý hành chính - nhân sự, thực hiện các chính sách lao động cùng với kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự... Hi vọng sẽ trở thành tài liệu hữu ích giúp các bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phương pháp dụng cụ mô phỏng được áp dụng cho:
A. Quản trị gia và chuyên viên tại nơi làm việc
B. Quản trị gia và chuyên viên ngoài nơi làm việc
C. Công nhân tại nơi làm việc
D. Công nhân ngoài nơi làm việc
-
Câu 2:
Ưu điểm của phương pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc là:
A. Được làm thật nhiều công việc
B. Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết được dễ dàng hơn
C. Học viên được trang bị một lượng khá lớn các kiến thức và kĩ năng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Phương pháp đào tạo ngoài công việc hiện đại ngày nay giúp xử lý tình huống thực tế tốt nhất là?
A. Cử đi học các trường chính quy
B. Mở các cuộc hội thảo, hội nghị
C. Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
D. Đào tạo theo phương thức từ xa
-
Câu 4:
Bộ phận có vai trò lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là?
A. Phòng quản trị sản xuất
B. Phòng quản trị nhân sự
C. Phòng quản lý lao động
D. Phòng tổ chức
-
Câu 5:
Nội dung bao quát của tiến trình đào tạo là gì?
A. Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật.
B. Đào tạo nâng cao năng lực bán hàng.
C. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị.
D. A và C đúng.
-
Câu 6:
Đặc trưng của việc đầu tư vào nhân lực khác hẳn so với các loại đầu tư khác ở chỗ:
A. Chi phí tương đối cao trong khi đó khoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của cả đời người
B. Các hiệu ứng gián tiếp và lan tỏa của đầu tư vào vốn nhân lực là rất lớn
C. Thu hồi vốn càng cao
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 7:
Theo phương pháp chỉ số, biết chỉ số tăng năng suất lao động là 1,2; chỉ số tăng công nhân viên kỹ thuật là 1,03; chỉ số tăng sản phẩm là 1,21. Chỉ số tăng tỷ trọng công nhân viên kỹ thuật rên tổng số bằng:
A. 1,0215
B. 1,0235
C. 1,5693
D. 1,3356
-
Câu 8:
Số lượng máy móc trang thiết bị kỹ thuật cần thiết ở kỳ triển vọng là 1000, hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị là 1,03; số lượng máy móc trang thiết bị do nhân viên kỹ thuật phải tính là 30. Nhu cầu công nhân viên cần đào tạo là:
A. 34,03
B. 34,33
C. 33,60
D. 35,05
-
Câu 9:
Một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất thiết bị điện tử.với số lượng máy móc trang thiết bị kĩ thuật ở kì nghiên cứu là 5000 máy. Mức độ đảm nhiệm của 2 nhân viên kĩ thuật là 5 máy. Biết hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị là 2. Vậy số lượng máy móc trang thiết bị do công nhân kĩ thuật phải tính là:
A. 2000 máy
B. 4000 máy
C. 6000 máy
D. 8000 máy
-
Câu 10:
Vấn đề tồn tại hiện nay trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là:
A. Nguồn nhân lực Việt Nam khá dồi dào nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
B. Đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
C. Đào tạo không cân xứng với thực tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 11:
Hiện tượng chú trọng quá nhiều vào mục tiêu đo lường làm giảm chất lượng hoặc coi nhẹ một số yếu tố trách nhiệm trong công việc là nhược điểm của phương pháp nào trong các phương pháp dưới đây?
A. Phương pháp phối hợp
B. Phương pháp quản trị theo mục tiêu
C. Phương pháp định lượng
D. Phương pháp đánh giá bằng bảng điểm và đồ thị
-
Câu 12:
Để đánh giá nhân viên theo phương pháp thang đo đánh giá đồ họa, người đánh giá phải:
A. Xác định xem mức độ thực hiện công việc của đối tượng thuộc về thứ hạng nào theo từng tiêu thức
B. Xác định xem hành vi của đối tượng thuộc loại nào trong số các thứ hạng
C. Xác định vị trí của đối tượng trong bảng xếp hạng
D. Đánh giá thực hiện công việc của đối tượng so với những người khác
-
Câu 13:
Phương án nào không phải là một trong các bước thực hiện đánh giá công việc?
A. Lựa chọn phương án đánh giá
B. Thực hiện đánh giá theo tiêu chuấn mẫu
C. Xác định các mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên
D. Thảo luận với nhân viên về lương thưởng khi nhân viên được đánh giá cao
-
Câu 14:
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động tới?
A. Tổ chức
B. Cá nhân đối tượng
C. Tổ chức và cá nhân
D. Bộ phận đối tượng làm việc
-
Câu 15:
Đối tượng nào xem việc đánh giá năng lực thực hiện công việc như một cơ hội để thăng tiến?
A. Người có kết quả công việc cao
B. Người làm tốt công việc và có tham vọng cầu tiến
C. Người lo sợ bị mất việc
D. Người cầu tiến
-
Câu 16:
Để đánh giá công việc cần thiết lập một hệ thống đánh giá với yếu tố nào?
A. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc
B. Đo lường sự thực hiện công việc thoe các tiêu thức trong tiêu chuẩn
C. Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 17:
Mục đích của việc đánh giá năng lực thực hiện công việc?
A. Đào thải nhân viên yếu kém
B. Đánh giá sự chỉ đạo của cấp trên
C. Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Đánh giá thực hiện công việc được sử dụng trong:
A. Hoạch định nguồn nhân lực
B. Trả lương khen thưởng
C. Đào tạo, kích thích
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Để xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá, người đánh giá có thể dựa vào:
A. Tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn thực hiện công việc
B. Trình độ
C. Kinh nghiệm làm việc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Phương pháp đánh giá nhân viên mà người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao:
A. Phương pháp xếp hạng
B. Phương pháp so sánh
C. Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ
D. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
-
Câu 21:
Phương pháp đánh giá nhân viên nào là sắp xếp nhân viên từ người giỏi nhất đến người kém nhất theo một số điểm chính như: thái độ làm việc, kết quả công việc…
A. Phương pháp so sánh
B. Phương pháp xếp hạng đơn giản
C. Phương pháp xếp hạng luân phiên
D. Phương pháp cho điểm
-
Câu 22:
Đo lường sự thực hiện công việc là:
A. Việc đưa ra các đánh giá có tính quản lý về mức độ “tốt” hay “kém” việc thực hiện công việc của người lao động.
B. Các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động.
C. Khâu xem xét lại toàn bộ tình hình thực hiện công việc của người lao động, qua đó cung cấp cho họ các thông tin về tình hình thực hiện công việc của họ.
D. Đánh giá công việc có phù hợp các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã đề ra.
-
Câu 23:
Người đánh giá để các yếu tố như tuổi tác, màu da, giới tính ảnh hưởng đến quá trình đánh giá thực hiện công việc thì người đánh giá đã mắc phải lỗi:
A. Thiên kiến
B. Định kiến
C. Tiêu chuẩn không rõ ràng
D. Xu hướng cực đoan
-
Câu 24:
Tiêu chuẩn đánh giá công việc được xây dựng theo cách mà người lãnh đạo bộ phận viết tiêu chuẩn và phổ biến cho người lao động để thực hiện. Cách xây dựng tiêu chuẩn trên là:
A. Chỉ đạo thảo luận
B. Thảo luận dân chủ
C. Chỉ đạo tập trung
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Các phương tiện đánh giá phải đơn giản, dể hiểu và dể sử dụng đối với người lao động và với người quản lý. Đó là yêu cầu gì của một hệ thống đánh giá thực hiện công việc có hiệu quả:
A. Tính được chấp nhận
B. Tính tin cậy
C. Tính thực tiễn
D. Tính phù hợp