350+ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy
Chia sẻ hơn 350+ câu trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Lớp biến cứng bề mặt của chi tiết máy có thể làm tăng độ bền mỏi của chi tiết khoảng:
A. 20%
B. 10%
C. 30%
D. 40%
-
Câu 2:
Mối quan hệ giữa chiều cao nhấp nhô và lượng chạy dao khi tiện được xác định theo công thức: sử dụng trong trường hợp nào:
A. Thô.
B. Tinh.
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.
-
Câu 3:
Khi xác định lượng dư gia công, để đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ta nên xác định:
A. Lượng dư rất nhỏ để giảm thời gian gia công cơ.
B. Lượng dư lớn để giảm chi phí ở quá trình chế tạo phôi.
C. Lượng dư hợp lý (không quá lớn cũng không quá nhỏ).
D. Cả a, b và c đều đúng.
-
Câu 4:
Nếu lượng dư quá bé thì:
A. Không đủ để hớt đi các sai lệch của phôi.
B. Dao bị mòn nhanh.
C. Xảy ra hiện tượng trượt dao trên bề mặt gia công.
D. Cả a, b và c đúng.
-
Câu 5:
Nếu lượng dư quá lớn:
A. Tốn nguyên vật liệu.
B. Tốn nhiều thời gian gia công.
C. Tốn dụng cụ cắt.
D. Cả a, b và c đúng.
-
Câu 6:
Chọn câu sai: Lượng dư trung gian là:
A. Lượng dư giữa hai nguyên công (bước) liên tiếp nhau.
B. Lượng dư giữa 2 bước liên tiếp nhau trong một nguyên công.
C. Lượng dư giữa 2 nguyên công liên tiếp nhau.
D. Lượng dư được xác định bằng hiệu số kích thước của nguyên công trước và kích thước của nguyên công đang thực hiện.
-
Câu 7:
Chọn câu sai: lượng dư tổng cộng là:
A. Lớp kim loại cần hớt bỏ của tất cả các bước để gia công bề mặt đó.
B. Lớp kim loại cần hớt bỏ của tất cả các nguyên công (bước) để gia công bề mặt đó.
C. Được xác định bằng hiệu số kích thước phôi và kích thước của chi tiết gia công.
D. Cả b và c đúng.
-
Câu 8:
Lượng dư 2 phía xuất hiện khi gia công:
A. Các mặt tròn xoay đối xứng.
B. Mặt đầu.
C. Các mặt phẳng không phụ thuộc vào nhau
D. a và c đúng.
-
Câu 9:
Chọn câu sai: phương pháp thống kê thực nghiệm có đặc điểm:
A. Tra cứu dễ dàng, nhanh chóng.
B. Thường áp dụng cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
C. Thường được áp dụng khi gia công các chi tiết có độ chính xác cao.
D. Không xét đến các thành phần Rz, T,
-
Câu 10:
Phương pháp tính toán phân tích có đặc điểm:
A. Không xét đến các thành phần Rz, T,
B. Thường áp dụng cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
C. Thường được áp dụng khi gia công các chi tiết có độ chính xác trung bình.
D. Xác định lượng dư chính xác và tiết kiệm vật liệu hơn so với phương pháp thống kê thực nghiệm.
-
Câu 11:
Đối với sau nguyên công đầu tiên, độ hư hỏng lớp bề mặt Ti-1 không tham gia vào quá trình tính lượng dư gia công.
A. Thép hợp kim
B. Gang và kim loại màu.
C. Thép Cacbon.
D. Đồng đỏ.
-
Câu 12:
Chọn câu sai: khi nâng cao tính công nghệ của kết cấu phải đáp ứng:
A. Hiệu quả kinh tế cao.
B. Sử dụng, vận hành đơn giản.
C. Chất lượng tốt và mẫu mã chi tiết phải đẹp.
D. Năng suất cao
-
Câu 13:
Tính công nghệ của kết cấu là tập hợp các tính chất của sản phẩm thể hiện:
A. Khả năng hao phí vật liệu một cách tối ưu.
B. Tốn công sức một cách tối ưu.
C. Thời gian chuẩn bị sản xuất, chế tạo, vận hành và sữa chữa ít hơn các chỉ tiêu tương ứng của các sản phẩm cùng loại.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 14:
Chọn câu sai: Tính công nghệ của kết cấu là một khái niệm mang tính chất tương đối vì nó phụ thuộc vào:
A. Quy mô sản xuất.
B. Tính chất hàng loạt của sản phẩm.
C. Toàn bộ sản phẩm
D. Khả năng nhà máy, nơi sản xuất sản phẩm đó.
-
Câu 15:
Tính công nghệ của kết cấu là một khái niệm mang tính chất tổng hợp. Vì vậy, ta cần phải nghiên cứu và giải quyết triệt để các khâu:
A. Thiết kế, gia công cơ.
B. Thiết kế, gia công cơ, lắp ráp.
C. Thiết kế, chế tạo phôi, gia công cơ, lắp ráp.
D. Thiết kế, chế tạo phôi, gia công cơ, lắp ráp, vận hành và sữa chữa.
-
Câu 16:
Để nâng cao tính công nghệ của kết cấu khi gia công, cần đảm bảo các chỉ tiêu:
A. Trọng lượng của sản phẩm nhỏ nhất.
B. Kết cấu sao cho có thể gia công được nhiều chi tiết cùng lúc.
C. Kích thước, dung sai phải hợp lý.
D. Cả a, b và c đúng.
-
Câu 17:
Để nâng cao tính công nghệ của kết cấu khi lắp ráp, không cần đảm bảo chỉ tiêu nào sau đây:
A. Kết cấu sao cho đơn giản hoá mặt định hình.
B. Số lượng chi tiết lắp ráp phải ít nhất.
C. Kết cấu sao cho giảm bề mặt cần trượt khi lắp ráp.
D. Cần vát mép chi tiết.
-
Câu 18:
Để nâng cao tính công nghệ của kết cấu khi thiết kế, cần đảm bảo các chỉ tiêu:
A. Kết cấu sao cho phải đủ độ cứng vững cho chi tiết.
B. Trọng lượng của sản phẩm nhỏ nhất.
C. Kết cấu sao cho đơn giản hoá mặt định hình.
D. Các lỗ, các rãnh nên làm thông suốt.
-
Câu 19:
Một chỉ tiêu rất quan trọng khi nâng cao tính công nghệ của kết cấu khi chế tạo phôi là:
A. Hệ số chính xác hoá.
B. Hệ số giảm sai.
C. Hệ số sử dụng vật liệu
D. Hệ số in dập.
-
Câu 20:
Để nâng cao tính công nghệ trong kết cấu khi lắp ráp, ta cần thay đổi kết cấu sao cho:
A. Độ chính xác của mối lắp ghép cao nhất.
B. Mối ghép có độ cứng vững cao nhất.
C. Mối ghép có độ tin cậy cao nhất.
D. Quá trình lắp ráp đạt năng suất cao nhất.
-
Câu 21:
Chọn câu sai: Để nâng cao tính công nghệ trong kết cấu khi lắp ráp, ta cần thay đổi kết cấu sao cho:
A. Quá trình lắp ráp có thể tiến hành độc lập, song song.
B. Quá trình lắp ráp có thể thực hiện đồng thời 2 mối lắp.
C. Tránh việc gia công cơ khi lắp ráp.
D. Quá trình lắp ráp đạt năng suất cao nhất.
-
Câu 22:
Hệ số giảm sai luôn có giá trị:
A. lớn hơn 1.
B. nhỏ hơn 1.
C. bằng 1.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 23:
Hệ số chính xác hoá luôn có giá trị:
A. lớn hơn 1.
B. nhỏ hơn 1.
C. bằng 1.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 24:
Một chỉ tiêu bao trùm nhất có thể dùng trong mọi trường hợp để đánh giá tính công nghệ trong kết cấu là:
A. Giá thành sản phẩm.
B. Khối lượng lao động.
C. Chi phí sản xuất.
D. Trọng lượng sản phẩm.
-
Câu 25:
Chọn câu đúng: để nâng cao tính công nghệ trong kết cấu khi gia công của chi tiết như hình bên, người ta đã thay đổi kết cấu như thế nào?
A. Sửa kết cấu sao cho đơn giản hoá mặt định hình.
B. Sửa kết cấu sao cho tránh va đập khi gia công.
C. Sửa kết cấu sao cho đủ độ cứng vững.
D. Sửa kết cấu sao cho gia công được nhiều chi tiết cùng lúc.