350+ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy
Chia sẻ hơn 350+ câu trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Để gai công bánh răng trên hình vẽ chúng ta nên chọn chuẩn tinh ở bề?
A. A
B. B
C. C
D. B hoặc C
-
Câu 2:
Theo Summer và Deupiereux, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến mòn dao:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 3:
Khi thiết kế quy trình công nghệ, ở bước chọn phôi, ta phải căn cứ vào các yếu tố nào?
A. Vật liệu và cơ tính của vật liệu chi tiết gia công.
B. Sản lượng hàng năm hoặc dạng sản xuất.
C. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 4:
Biện pháp giảm thời gian gia công cơ bản:
A. Cắt với nhiều dao đồng thời để giảm hành trình chạy dao.
B. Giảm thời gian gá đặt chi tiết gia công bằng cách dùng đồ gá kẹp nhanh.
C. Giảm thời gian thay đổi và điều chỉnh dao.
D. Bố trí chỗ làm việc khoa học.
-
Câu 5:
Hiện tượng biến cứng bề mặt giảm khi các yếu tố sau thay đổi như thế nào:
A. Lực cắt tăng.
B. Bán kính mũi dao r tăng.
C. Dao bị mòn, bị cùn.
D. Góc trước tăng.
-
Câu 6:
Ma sát lớn trong các cơ cấu di động sẽ dẫn đến hiện tượng:
A. Biến dạng dẻo.
B. Biến cứng lớp bề mặt.
C. Biến dạng cơ tính của chi tiết.
D. Biến dạng nhiệt.
-
Câu 7:
Tính công nghệ của kết cấu là một khái niệm mang tính chất tổng hợp. Vì vậy, ta cần phải nghiên cứu và giải quyết triệt để các khâu:
A. Thiết kế, gia công cơ.
B. Thiết kế, gia công cơ, lắp ráp.
C. Thiết kế, chế tạo phôi, gia công cơ, lắp ráp.
D. Thiết kế, chế tạo phôi, gia công cơ, lắp ráp, vận hành và sữa chữa.
-
Câu 8:
Yếu tố nào không gây ra nhiệt cắt:
A. Ma sát giữa mặt trước dao và phoi.
B. Công do kim loại biến dạng.
C. Rung động.
D. Ma sát giữa mặt sau dao và chi tiết.
-
Câu 9:
Chọn câu sai: Độ chính xác gia công gồm các yếu tố sau:
A. Độ chính xác lắp ráp.
B. Độ chính xác về kích thước bản thân mặt gia công.
C. Độ chính xác về vị trí tương quan.
D. Độ chính xác về hình dạng.
-
Câu 10:
Đường chuyển dao là một phần của bước dùng để hớt đi một phần vật liệu bằng cùng một dụng cụ cắt và ……:
A. Cùng một máy gia công.
B. Cùng một chiều sâu cắt.
C. Cùng một chế độ cắt
D. Cùng một bước tiến dao.
-
Câu 11:
Tìm Đáp án sai trong câu “Vị trí được xác định bởi một vị trí tương quan giữa chi tiết máy với…..”
A. Máy.
B. Công nhân
C. Chuẩn so
D. Dụng cụ cắt.
-
Câu 12:
Rung động trong quá trình gia công sẽ gây hiện tượng:
A. Chi tiết không được bóng, kém chính xác.
B. Dao mau mòn, giám tuổi thọ đáng kể.
C. Tăng độ nhám, độ sóng và lớp cứng nguội bề mặt.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 13:
Khi gia công chi tiết dạng càng nên khống chế bao nhiêu bậc tự do:
A. 4 bậc tự do
B. 6 bậc tự do
C. 5 bậc tự do
D. siêu định vị
-
Câu 14:
Một chỉ tiêu bao trùm nhất có thể dùng trong mọi trường hợp để đánh giá tính công nghệ trong kết cấu là:
A. Giá thành sản phẩm.
B. Khối lượng lao động.
C. Chi phí sản xuất.
D. Trọng lượng sản phẩm.
-
Câu 15:
Chỉ tiêu nào sau đây không dùng để đánh giá về độ chính xác gia công về 1 chi tiết đơn lẻ.
A. Sai số về kích thước
B. Độ sóng.
C. Tính chất cơ lý lớp bê mặt
D. Sai số hệ thống
-
Câu 16:
Trạng thái và tính chất cơ lý của lớp bề mặt gia công chi tiết máy không được đánh giá thông qua tiêu chí nào sau đây:
A. Độ cứng.
B. Ứng suất dư.
C. Chiều sâu lớp biến cứng.
D. Độ bền mỏi.
-
Câu 17:
Ký hiệu sai lệch profin trung bình cộng của bề mặt chi tiết máy được gia công:
A. Ra
B. σ
C. Rz
D. [σ]
-
Câu 18:
Độ nhám bề mặt thường được đánh giá bằng các chỉ số nào?
A. Ra
B. Rz
C. a và b đúng
D. a và b sai
-
Câu 19:
Nguyên nhân gây ra ứng suất dư trong bề mặt chi tiết máy gia công là?
A. Do trường lực xuất hiện trong quá trình cắt và gây ra biến dạng dẻo
B. Kim loại bị chuyển pha và sinh nhiệt tại vùng cắt
C. Nhiệt sinh tại vùng cắt và làm thay đổi moodun đàn hồi
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 20:
Chuẩn công nghệ được chia làm các loại: gia công lắp ráp điều chỉnh đo lường.
A. Chuẩn định vị, chuẩn gia công, chuẩn đo lường
B. Chuẩn gia công, Chuẩn định vị, chuẩn đo lường
C. Chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp, chuẩn kiểm tra
D. Chuẩn kiểm tra, chuẩn đo lường, chuẩn điều chỉnh.
-
Câu 21:
Cho công thức (KG/mm), công thức trên được hiểu là:
A. Hệ số bôi trơn
B. Độ cứng của bề mặt chi tiết gia công.
C. Độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
D. Hệ số ma sát.
-
Câu 22:
Khoét có năng suất:
A. Bằng khoan
B. Cao hơn khoan
C. Thấp hơn khoan
D. Tuỳ thuộc vào vật liệu
-
Câu 23:
Chọn câu sai: để tăng độ bóng bề mặt của chi tiết máy ta cần tiến hành các biện pháp nào sau đây?
A. Chọn chế độ cắt hợp lý.
B. Máy không cần phải đủ độ cứng vững mà phải có độ chính xác cao.
C. Chọn phương pháp gia công hợp lý.
D. Cải thiện chất lượng mài dụng cụ cắt.
-
Câu 24:
Chỉ tiêu nào sau đây dùng để đánh giá về dộ chính xác gia công:
A. Sai số hệ thống
B. Độ sóng.
C. Tính chất cơ lý lớp bê mặt
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 25:
Chất lượng chi tiết gia công được đánh giá dựa vào các yếu tố:
A. Độ chính xác gia công
B. Chất lượng bề mặt chi tiết
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.