350+ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy
Chia sẻ hơn 350+ câu trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi gia công chi tiết dạng hộp tốt nhất nên khống chế:
A. 4 bậc tự do
B. 6 bậc tự do
C. 5 bậc tự do
D. siêu định vị
-
Câu 2:
Chọn trình tự gia công chi tiết dạng hộp cho thích hợp:
A. Gia công chuẩn tinh, gia công các lỗ kẹp, gia công thô và tinh lỗ lắp ghép, gia công các mặt phẳng, kiểm tra
B. Gia công chuẩn tinh, gia công các mặt phẳng, gia công thô lỗ lắp ghép, gia công lỗ kẹp, gia công tinh lỗ lắp ghép, kiểm tra
C. Gia công chuẩn tinh, gia công lỗ kẹp, gia công mặt phẳng, gia công thô và tinh lỗ lắp ghép, kiểm tra
D. Gia công chuẩn tinh, gia công các mặt phẳng, gia công lỗ kẹp, kiểm tra, gia công thô và tinh lỗ lắp ghép
-
Câu 3:
Gia công các mặt phẳng trên hộp có thể sử dụng các lọai máy nào sau đây:
A. Máy tiện
B. Máy chuốt
C. Máy phay, máy bào
D. Tất cả các loại trên
-
Câu 4:
Khi gia công các mặt phẳng tương đối vuông hoặc tròn có kích thước lớn (trên 800mm ) nên gia công trên máy nào sau đây:
A. Máy tiện vạn năng
B. Máy tiện đứng
C. Máy phay đứng
D. Máy chuốt
-
Câu 5:
Gia công các mặt phẳng lớn của hộp nên thể sử dụng loại máy nào sau đây:
A. Máy phay giường
B. Máy chuốt
C. Máy tiện vạn năng
D. Máy phay đứng
-
Câu 6:
Các lỗ lắp ghép trên chi tiết dạng hộp cần được gia công theo phương pháp nào sau đây:
A. Khoan
B. Doa
C. Khóet
D. 3 phương pháp: khoan, khóet, doa
-
Câu 7:
Các lỗ kẹp chặt có thể gia công trên các lọai máy nào sau đây:
A. Máy khoan cần
B. Máy khoan đứng
C. Máy khoan nhiều trục
D. Các loại máy khoan trên
-
Câu 8:
Ngoài việc gia công lỗ lắp ghép theo phương pháp doa tọa độ trên máy doa tọa độ, còn có thể thực hiện trên các lọai máy nào sau đây:
A. Máy tiện
B. Máy khoan
C. Máy doa ngang
D. Tất cả các lọai máy trên
-
Câu 9:
Phôi được sử dụng để gia công chi tiết dạng càng có kích cỡ vừa và nhỏ với số lượng lớn :
A. Phôi rèn
B. Phôi hàn
C. Phôi dập.
D. Cả a, b và c đúng.
-
Câu 10:
Các chi tiết nào sau đây được gọi là chi tiết dạng càng:
A. Xy lanh
B. Piston
C. Tay biên
D. Nòng ụ động
-
Câu 11:
Các loại vật liệu nào sau đây có thường được sử dụng để chế tạo chi tiết dạng càng:
A. Gang xám
B. Thép cacbon
C. Thép hợp kim
D. Tất cả loại vật liệu trên
-
Câu 12:
Các phương pháp tạo phôi nào sau đây được sử dụng dối vối chi tiết dạng càng:
A. Đúc
B. Hàn
C. Rèn, dập
D. Tất cả các cách trên
-
Câu 13:
Chi tiết dạng càng có chức năng nào sau đây:
A. Chuyển đổi vị trí của chi tiết máy
B. Biến đổi chuyển động
C. Gồm cả hai yếu tố trên
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 14:
Đặc điểm hình dáng của chi tiết dạng càng:
A. Có hình thanh dẹt
B. Có các lỗ cơ bản song song nhau
C. Có các lỗ cơ bản tạo với nhau một góc nhất định
D. Bao gồm tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 15:
Càng làm việc trong điều kiện tải trọng lớn và phức tạp nên chọn vật liệu nào sau đây:
A. Gang xám
B. Thép hợp kim
C. Thép cácbon
D. Hợp kim nhôm
-
Câu 16:
Càng làm việc trong điều kiện chịu tải trọng nhỏ có nên sử dụng lọai vật liệu nào sau đây:
A. Gang xám
B. Gang dẻo
C. Thép kết cấu
D. Thép hợp kim
-
Câu 17:
Khi gia công chi tiết dạng càng nên khống chế bao nhiêu bậc tự do:
A. 4 bậc tự do
B. 6 bậc tự do
C. 5 bậc tự do
D. siêu định vị
-
Câu 18:
Chuẩn định vị để gia công chi tiết dạng càng thông thường nên chọn:
A. Mặt đầu và hai lỗ vuông góc với mặt đầu
B. Mặt đầu và ba vấu tỳ phụ
C. Cả hai phương án trên
D. Không chọn hai phương án trên
-
Câu 19:
Trình tự gia công chi tiết dạng càng nên chọn theo phương án nào sau đây:
A. Gia công chuẩn tinh thống nhất – gia công thô và tinh các lỗ cơ bản – gia công các lỗ khác và lỗ có ren, kiểm tra.
B. Gia công chuẩn tinh thống nhất – gia công các lỗ khác và lỗ có ren – gia công thô và tinh các lỗ cơ bản – kiểm tra.
C. Gia công chuẩn tinh thống nhất – gia công thô lỗ cơ bản – gia công các lỗ khác và lỗ có ren – gia công tinh lỗ cơ bản – kiểm tra.
D. Cả ba phương án trên đều được.
-
Câu 20:
Bề mặt làm việc chính của bạc yêu cầu gia công độ chính xác cao là:
A. Mặt lỗ
B. Mặt ngoài
C. Mặt đầu
D. Rãnh dầu
-
Câu 21:
Khi gia công chi tiết dạng bạc cần lưu ý đến điều kiện kỹ thuật?
A. Độ đồng tâm của mặt ngoài và mặt lỗ.
B. Độ vuông góc giữa đường tâm lỗ và mặt đầu của lỗ.
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 22:
Vật liệu gia công chi tiết dạng bạc:
A. Hợp kim, kim loại màu
B. Chất dẻo, gốm sứ
C. Gang, thép, kim loại bột
D. Tất cả các lọai vật liệu trên
-
Câu 23:
Trục khuỷu có đặc điểm nào sau đây:
A. Trục có các cổ trục đồng tâm
B. Trục có các cổ trục không đồng tâm
C. Trục có bánh răng liền trục
D. Trục có kết cấu rỗng bên trong.
-
Câu 24:
Trục có kết cấu khóet rỗng bên trong có công dụng gì:
A. Làm bề mặt lắp ghép
B. Giảm trọng lượng
C. Giảm vật liệu
D. Cả ba công dụng trên
-
Câu 25:
Các trục chịu tải trọng lớn, phức tạp cần yêu cầu nhiệt luyện đạt độ cứng cao, thông thường được tiến hành theo trình tự nào sau đây:
A. Mài thô, mài tinh, nhiệt luyện, nắn thẳng
B. Mài thô, nhiệt luyện, nắn thẳng, mài tinh
C. Nhiệt luyện, nắn thẳng, mài thô, mài tinh
D. Cả ba phương án trên đều được