1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm bên dưới đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
A. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
B. Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
C. Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
D. Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
-
Câu 2:
Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất biên là 25%. Ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là:
A. Thu nhập giảm 250.
B. Thu nhập giảm 125.
C. Thu nhập giảm 200.
D. Thu nhập giảm 100.
-
Câu 3:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó:
A. Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi.
B. Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi.
C. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
D. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.
-
Câu 4:
Trong mô hình thu nhập – chi tiêu về nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 20 sẽ làm cho sản lượng tăng 100, nếu
A. MPS = 1/5.
B. MPC = 1/5.
C. Tỉ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5.
D. Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4.
-
Câu 5:
Lý do mà sự gia tăng của chi tiêu tự định dẫn đến sự gia tăng lớn hơn của thu nhập cân bằng là:
A. Khi các doanh nghiệp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, điều này đến lượt nó sẽ làm tăng tiêu dùng.
B. Số nhân tăng lên cùng với sự gia tăng của chi tiêu tự định.
C. Khi sản lượng tăng, giá cả tăng, và điều nàylàm sản lượng tiếp tục tăng.
D. Khi sản lượng tăng, dân cư giảm tiết kiệm, do đó làm tăng tiêu dùng và tổng cầu.
-
Câu 6:
Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá trị của số nhân thuế là:
A. -0,75.
B. -1,50.
C. -3,00.
D. -4,00.
-
Câu 7:
Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá trị của số nhân chi tiêu là:
A. 0,75.
B. 1,50.
C. 3,00.
D. 4,00
-
Câu 8:
Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi xuất khẩu tăng thêm 66 tỉ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng thêm:
A. 66 tỉ.
B. 120 tỉ.
C. 16 tỉ.
D. 100 tỉ.
-
Câu 9:
Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi đầu tư giảm bớt 132 tỉ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm bớt:
A. 132 tỉ.
B. 240 tỉ.
C. 32 tỉ.
D. 200 tỉ.
-
Câu 10:
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập. Nếu hàm tiêu dùng là C = 400 + 0,75Yd, thì ảnh hưởng của việc giảm thuế đi 100 đến mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
A. Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 400.
B. Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 300.
C. Sản lượng cân bằng sẽ giảm đi 300.
D. Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 100.
-
Câu 11:
Giả sử đầu tư tăng thêm 250 và xuất khẩu tăng thêm 650. Với xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC = C/Y) là 0,8 và MPM bằng 0,05, thì thu nhập quốc dân sẽ tăng thêm:
A. 900
B. 2025
C. 3600
D. 4500
-
Câu 12:
Điều nào dưới đây là ví dụ về chính sách tài khoá mở rộng?
A. Tăng chi tiêu chính phủ.
B. Tăng thuế.
C. Giảm chi tiêu chính phủ.
-
Câu 13:
Yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
A. Thuế thu nhập luỹ tiến.
B. Xuất khẩu.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
-
Câu 14:
Thâm hụt ngân sách phát sinh khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công được gọi là:
A. Thâm hụt thực tế.
B. Thâm hụt chu kỳ.
C. Thâm hụt cơ cấu.
D. Thâm hụt dự kiến.
-
Câu 15:
Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách:
A. Tăng chi tiêu chính phủ vì nó làm tăng thu nhập và tổng doanh thu từ thuế.
B. Tăng trợ cấp thất nghiệp nhằm kích thích tiêu dùng của các hộ gia đình.
C. Giảm chi tiêu và tăng thuế.
D. Không thể khắc phục được bởi vì đây là hiện tượng cố hữu của nền kinh tế.
-
Câu 16:
Cán cân ngân sách chính phủ:
A. Luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái.
B. Luôn thặng dư trong thời kỳ bùng nổ.
C. Có phụ thuộc vào những biến động kinh tế trong ngắn hạn
D. Luôn thâm hụt ở tất cả các nước.
-
Câu 17:
Tăng chi tiêu chính phủ sẽ:
A. Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng thuế.
B. Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng phát hành tiền.
C. Không ảnh hưởng đến tổng cầu nếu nó được sử dụng cho quốc phòng.
D. Làm tổng cầu tăng nhiều hơn so với giảm thuế cùng một lượng.
-
Câu 18:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiết kiệm là S = -100 + 0,2Yd. Số nhân chi tiêu chính phủ là:
A. 0,8.
B. 1,25.
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8Yd. Số nhân thuế là:
A. -0,8.
B. -1,25.
C. -4
D. -5
-
Câu 20:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ giảm chi tiêu 1tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
A. Giảm 5 tỉ đồng.
B. Giảm 4 tỉ đồng.
C. Tăng 5 tỉ đồng.
D. Tăng 4 tỉ đồng.
-
Câu 21:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ tăng chi tiêu 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
A. Giảm 5 tỉ đồng.
B. Giảm 4 tỉ đồng.
C. Tăng 5 tỉ đồng.
D. Tăng 4 tỉ đồng.
-
Câu 22:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu thuế giảm 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
A. Giảm 5 tỉ đồng.
B. Giảm 4 tỉ đồng.
C. Tăng 5 tỉ đồng.
D. Tăng 4 tỉ đồng.
-
Câu 23:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu thuế tăng 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
A. Giảm 5 tỉ đồng.
B. Giảm 4 tỉ đồng.
C. Tăng 5 tỉ đồng.
D. Tăng 4 tỉ đồng.
-
Câu 24:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu cả thuế và chi tiêu chính phủ đều tăng 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
A. Không thay đổi.
B. Tăng 3 tỉ đồng.
C. Tăng 1 tỉ đồng.
D. Giảm 4 tỉ đồng.
-
Câu 25:
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là tăng C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu cả thuế và chi tiêu chính phủ đều giảm 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
A. Không thay đổi.
B. Tăng 3 tỉ đồng.
C. Tăng 1 tỉ đồng.
D. Giảm 1 tỉ đồng.
-
Câu 26:
Nếu đầu tư tăng 100, và chi tiêu chính phủ giảm 100, điều nào dưới đây sẽ đúng?
A. Thu nhập sẽ tăng 100.
B. Thu nhập sẽ tăng một lượng bằng tích của số nhân với 100.
C. Thu nhập sẽ không thay đổi.
D. Thu nhập sẽ tăng, nhưng chúng ta không biết chính xác bao nhiêu.
-
Câu 27:
Nếu hàm tiết kiệm có dạng S = -200 + 0,1Yd và thuế suất biên là 0,2, khi đó tăng thu nhập 200 sẽ làm tăng tiêu dùng.
A. 144
B. 200
C. 288
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 28:
Nếu hàm tiết kiệm có dạng S = -200 + 0,1Yd và thuế suất biên là 0,2. Khi đó thu nhập giảm 200 sẽ làm tiêu dùng giảm
A. 144
B. 200
C. 288
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 29:
Xét một nền kinh tế đóng. Hàm tiêu dùng: C = 400 + 0,5Yd; đầu tư: I = 600; Chi tiêu chính phủ: G = 300; Thuế ròng: T = 200. Khi thuế tăng thêm 150, thì sản lượng cân bằng:
A. Giảm bớt 75.
B. Giảm bớt 150.
C. Giảm bớt 120.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 30:
Xét một nền kinh tế đóng với các hàm số sau đây: Hàm tiêu dùng: C = 400 + 0,6Yd; Hàm đầu tư: I = 500. Muốn tăng sản lượng cân bằng 50 và giữ cho cán cân thương mại cân bằng thì sản lượng cân bằng sẽ:
A. Tăng thêm 20.
B. Giảm bớt 50.
C. Tăng thêm 50.
D. Không phải các kết quả trên.