1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Nếu chi tiêu chính phủ nhỏ hơn tổng thuế thu được thì
A. Chính phủ có thặng dư ngân sách
B. Chính phủ có thâm hụt ngân sách
C. Tiết kiệm chính phủ sẽ âm
D. Câu 2 và 3 đúng
-
Câu 2:
Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến:
A. Sự thay đổi giá cả tương đối.
B. Sự thay đổi mức giá chung.
C. Thất nghiệp.
D. Mức sống.
-
Câu 3:
Theo giả thiết thu nhập thường xuyên, một người có thu nhập biến động mạnh sẽ:
A. có xu hướng tiêu dùng bình quân cao hơn trong những năm có thu nhập cao hơn.
B. có xu hướng tiêu dùng bình quân cao hơn trong những năm có thu nhập thấp hơn.
C. có xu hướng tiêu dùng cận biên không đổi qua các năm.
D. Không bao giờ có tiết kiệm.
-
Câu 4:
Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa lạm phát trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ cần phải:
A. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
B. Giảm thuế.
C. Tăng chi tiêu chính phủ.
D. Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
-
Câu 5:
Cán cân thanh toán bao gồm 3 tài khoản chính:
A. Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản thương mại dịch vụ.
B. Tài khoản vốn, tài khoản tài trợ chính thức, và tài khoản thương mại hữu hình.
C. Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản tài trợ chính thức.
D. Tài khoản tài trợ chính thức, tài khoản vốn và tài khoản thương mại hữu hình.
-
Câu 6:
Sự thay đổi của khối lượng tư bản bằng:
A. Đầu tư cộng khấu hao.
B. Đầu tư nhân khấu hao.
C. Đầu tư trừ khấu hao.
D. Đầu tư chia khấu hao.
-
Câu 7:
Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân. Tỷ lệ thuế trực thu là 30%. Nếu thu nhập tại điểm toàn dụng nhân công là 750, ngân sách tại điểm đó bằng bao nhiêu?
A. 150
B. 180
C. 250
D. 100
-
Câu 8:
Nếu đòi hỏi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, dự trữ dư thừa trong ngân hàng và các định chế tài chính có kinh doanh tiền tệ là 10 triệu có thể dẫn đến việc tăng cung tiền là:
A. 2 triệu.
B. 10 triệu.
C. 50 triệu.
D. 200 triệu.
-
Câu 9:
Nếu một nửa vốn trong nền kinh tế bị phá hủy, GDP theo đầu người sẽ:
A. Không giảm chút nào.
B. Giảm ít hơn một nửa.
C. Giảm một nửa của mức ban đầu.
D. Giảm nhiều hơn một nửa.
-
Câu 10:
Điều nào sau đây không làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của Việt Nam:
A. Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam tăng.
B. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng.
C. Cổ tức mà các công dân Việt Nam nhận được từ nước ngoài tăng.
D. Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu ra nước ngoài.
-
Câu 11:
Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển?
A. Mở rộng các khoá đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.
B. Giảm tiền lương tối thiểu.
C. Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm.
D. Câu A và C đúng.
-
Câu 12:
Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là:
A. Mọi người tìm thấy những hàng hóa thay thế khi giá cả của một mặt hàng mà họ đang tiêu dùng tăng
B. Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hơn
C. Mức giá thấp hơn làm tăng sức mua của lượng tiền mà mọi người đang nắm giữ, do đó họ sẽ tăng tiêu dùng
D. Khi mức giá tăng, mọi người sẽ chuyển từ tiêu dùng hàng ngoại sang tiêu dùng hàng sản xuất trong nước
-
Câu 13:
Một nền kinh tế có thể đang hoạt động ở bên trên mức cân bằng việc làm đầy đủ, có thể do:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải.
B. Đường AD dịch chuyển sang trái.
C. Đường SRAS dịch chuyển sang trái.
D. Đường SRAS dịch chuyển sang phải.
-
Câu 14:
Điều nào dưới đây là một thuận lợi của chính sách tiền tệ?
A. Mức linh hoạt về quy mô những thay đổi được thực hiện.
B. Để việc thay đổi cung tiền được thực hiện có thể cần phải có một số ngày cho việc làm và thực hiện những quyết định đó.
C. Hoạt động chính trị có tác động rất lớn đến chính sách tiền tệ.
D. Tất cả những điều trên.
-
Câu 15:
Trợ cấp thất nghiệp có xu hướng làm tăng thất nghiệp tạm thời do:
A. Làm cho công nhân mất việc cảm thấy cấp bách hơn trong việc tìm kiếm công việc mới.
B. Buộc công nhân phải chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà họ nhận được.
C. Làm cho các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc sa thải công nhân.
D. Làm giảm áp lực phải tìm việc để có thu nhập trang trải cho cuộc sống của những người bị thất nghiệp.
-
Câu 16:
Nhân tố nào dưới đây có thể ảnh hưởng đến cả GDP thực tế và GDP tiềm năng?
A. Tiến bộ công nghệ.
B. Tăng khối lượng tư bản.
C. Tăng lực lượng lao động.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 17:
Trong nền kinh tế giản đơn, sản lượng đang nằm tại mức cân bằng. Tiêu dùng tăng thêm 50, đường AD sẽ dịch chuyển:
A. Xuống dưới 50
B. Lên trên 50
C. Xuống dưới ít hơn 50
D. Không dịch chuyển
-
Câu 18:
Giả sử GNP và NNP đều tăng lên cùng một lượng trong khi 3 trong 4 khoản mục dưới đây là cố định, khoản mục nào có thể không tăng?
A. Tiêu dùng.
B. Xuất khẩu ròng.
C. Đầu tư ròng.
D. Tổng đầu tư.
-
Câu 19:
Đường tổng cầu dốc xuống là do:
A. Tác động của lãi suất.
B. Tác động cân đối thực trong chi tiêu.
C. Tác động của ngoại thương.
D. Cả 3 câu trên.
-
Câu 20:
Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 1000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là 200 tỉ đồng ; tiêu dùng là 600 tỉ đồng, thuế là 250 tỉ đồng. Tiết kiệm chính phủ sẽ là:
A. -50 tỉ đồng
B. -100 tỉ đồng
C. 50 tỉ đồng
D. 100 tỉ đồng
-
Câu 21:
Giả sử không có dự trữ dư thừa trong các ngân hàng và dân chúng không để tiền mặt bên ngoài hệ thống ngân hàng, nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì số nhân đối với các khoản gửi bằng:
A. 1
B. 0.1
C. 10
D. Không có trường hợp nào kể trên.
-
Câu 22:
Công đoàn có xu hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc do làm:
A. Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn.
B. Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng giảm cung về lao động trong khu vực không có công đoàn
C. Giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.
D. Tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.
-
Câu 23:
Chu kì kinh doanh dưới góc độ của sự trông đợi hợp lý để kích sản lượng tăng trong thời kì suy thoái, ngân hàng Trung ương phải:
A. Tăng cung tiền.
B. Tăng tỉ lệ tiền trưởng tiền tệ tín dụng.
C. Tăng cung tiền nhanh hơn mức dân chúng kì vọng (dự kiến).
D. Giảm cung tiền.
-
Câu 24:
Cơ sở tiền tăng khi NHTW:
A. Bán trái phiếu trên thị trường mở.
B. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Bán ngoại tệ.
D. Cho các NHTM vay tiền.
-
Câu 25:
Nếu đường SRAS là đường nằm ngang, khi đó:
A. Sản lượng có thể tăng ở một mức giá không đổi.
B. Bất kì sự tăng lên nào trong AD cũng khiến cho thu nhập quốc dân thực tế và mức giá tăng lên.
C. Sản lượng không đổi nhưng mức giá biến đổi.
D. Nền kinh tế đang hoạt động bên ngoài mức thu nhập quốc dân tiềm năng.
-
Câu 26:
Cho biết: K=1/(1-MPC) . Đây là số nhân trong:
A. Nền kinh tế đóng, không có Chính phủ
B. Nền kinh tế đóng, có Chính phủ
C. Nền kinh tế mở
D. Các lựa chọn đều có thể đúng
-
Câu 27:
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cung tiền (tỉ đồng) 41.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền là:
A. 10.000 tỉ đồng.
B. 41.000 tỉ đồng.
C. 20.500 tỉ đồng.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 28:
Lý do nào sau đây sẽ làm tăng quy mô thất nghiệp:
A. Những công nhân nghỉ việc để đi học dài hạn
B. Những người về hưu
C. Những công nhân tự ý thôi việc và không muốn tìm công việc khác
D. Những công nhân bị sa thải
-
Câu 29:
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng chi tiêu chính phủ 50 là:
A. Sản lượng cân bằng tăng 50.
B. Sản lượng cân bằng tăng 100.
C. Sản lượng cân bằng tăng 125.
D. Sản lượng cân bằng tăng 50.
-
Câu 30:
Trong điều kiện tỷ giá thả nổi, nếu VND bị giảm giá so với USD, thì chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng:
A. Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tăng lên
B. Sức cạnh tranh của hàng hoá Mỹ tăng lên
C. Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam sẽ chỉ tăng, nếu lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ
D. Chưa đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi sức cạnh tranh của hàng