1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiền là gì:
A. Là một phương tiện có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch.
B. Bao gồm những đồng tiền giấy trong tay công chúng.
C. Là một phương tiện có thể sử dụng để chuyển sức mua sang tương lai và là đơn vị hạch toán.
D. Tất cả các điều trên.
-
Câu 2:
Chức năng bảo tồn giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
A. Một thước đo quy ước để ấn định giá cả.
B. Sự đảm bảo cho sự trùng hợp về nhu cầu.
C. Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
D. Một phương tiện được chấp nhận chung để thực hiện các giao dịch.
-
Câu 3:
Chức năng phương tiện trao đổi của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
A. Một thước đo quy ước để ấn định giá cả.
B. Sự đảm bảo cho sự trùng hợp về nhu cầu.
C. Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
D. Một phương tiện được chấp nhận chung để thực hiện các giao dịch.
-
Câu 4:
Chức năng đơn vị hạch toán của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
A. Một thước đo quy ước để ấn định giá cả.
B. Sự đảm bảo cho sự trùng hợp về nhu cầu.
C. Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
D. Một phương tiện được chấp nhận chung để thực hiện các giao dịch.
-
Câu 5:
Khoản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1?
A. Tiền mặt.
B. Tiền gửi có thể viết séc tại các NHTM.
C. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tại các NHTM.
D. Câu B và C đúng.
-
Câu 6:
Một người chuyển 1 triệu đồng từ sổ tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc. Khi đó:
A. Cả M1 và M2 đều không thay đổi.
B. Cả M1 và M2 đều tăng.
C. M1 giảm, còn M2 không thay đổi.
D. M1 tăng, còn M2 không thay đổi.
-
Câu 7:
Một người chuyển 1 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi có thể viết séc sang sổ tiết kiệm có kỳ hạn. Khi đó:
A. Cả M1 và M2 đều không thay đổi.
B. M1 giảm, còn M2 tăng.
C. M1 giảm, còn M2 không thay đổi.
D. M1 tăng, còn M2 không thay đổi.
-
Câu 8:
Một NHTM có thể tạo tiền bằng cách:
A. Bán trái phiếu cho chính phủ.
B. Tăng mức dự trữ.
C. Bán trái phiếucho NHTW.
D. Cho vay một phần số tiền huy động được.
-
Câu 9:
Điều nào sau đây không làm thay đổi cơ sở tiền tệ?
A. Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
B. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
C. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
D. NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
-
Câu 10:
Điều nào sau đây không làm thay đổi cơ sở tiền?
A. Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
B. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
C. Các NHTM bán trái phiếu cho nhau.
-
Câu 11:
Sự cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định sẽ:
A. Không tác động đến những NHTM (NHTM) không có dự trữ dôi ra.
B. Dẫn tới mở rộng các khoản tiền gửi.
C. Làm giảm dự trữ thực tế của các NHTM và làm tăng các khoản cho vay (giả định các NHTM luôn dự trữ đúng bằng tỉ lệ dự trữ bắt buộc).
D. Không phải các điều nêu trên.
-
Câu 12:
Nếu tất cả các NHTM đều không cho vay số tiền huy động được, thì số nhân tiền sẽ là:
A. 0
B. 1
C. 10
D. 100
-
Câu 13:
Giá trị của số nhân tiền tăng khi:
A. Các NHTM (NHTM) cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn.
B. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dự trữ đúng bằng mức bắt buộc.
C. Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi giảm.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 14:
Giá trị của số nhân tiền giảm khi:
A. Các NHTM (NHTM) cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn.
B. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dự trữ đúng bằng mức bắt buộc.
C. Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi tăng.
D. Tất cả các câu trên.
-
Câu 15:
Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng cung tiền mạnh nhất?
A. Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng.
B. Chính phủ bán trái phiếu cho NHNW.
C. Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
D. Câu B và C
-
Câu 16:
Hoạt động thị trường mở:
A. Liên quan đến việc NHTW mua và bán các trái phiếu công ty.
B. Liên quan đến việc NHTW mua và bán trái phiếu chính phủ.
C. Liên quan đến việc NHTW cho các ngân hàng thươngmại vay tiền.
D. Liên quan đến việc NHTW kiểm soát tỉ giá hối đoái.
-
Câu 17:
Dưới đây là ba kênh mà NHTW có thể sử dụng để giảm cung tiền:
A. Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
B. Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
C. Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
D. Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
-
Câu 18:
Dưới đây là ba kênh mà NHTW có thể sử dụng để tăng cung tiền:
A. Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
B. Mua trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
C. Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
D. Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
-
Câu 19:
Quá trình mở rộng tiền tệ còn có thể tiếp tục cho đến khi:
A. Các NHTM không còn dự trữ bắt buộc.
B. NHTW bãi bỏ qui định về dự trữ bắt buộc.
C. Lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường.
D. Các NHTMkhông còn dự trữ dôi ra.
-
Câu 20:
Hoạt động nào dưới đây không phải là chức năng của NHTW?
A. Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế” đối với các NHTM.
B. Giữ tiền gửi của các NHTM.
C. Giữ tiền gửi của công chúng.
D. Điều tiết lãi suất thị trường.
-
Câu 21:
Các nền kinh tế không sử dụng tiền đòi hỏi:
A. Sử dụng tiền pháp định.
B. Sử dụng tiền hàng hóa.
C. Sự trùng lặp kép về sở thích trong các giao dịch.
D. Tiền đóng vai trò là phương tiện cất trữ giá trị nhưng không phải là phương tiện trao đổi.
-
Câu 22:
Tiền pháp định:
A. Được bảo chứng bằng vàng.
B. Được sử dụng với tư cách là tiền bởi một doanh nghiệp sản xuất ôtô của Ý.
C. Bao gồm tiền vàng được giữ trong két của các ngân hàng.
D. Là một loại tiền mà không có giá trị thực.
-
Câu 23:
Cung tiền tăng khi:
A. Chính phủ tăng chi tiêu.
B. NHNN mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
C. Một người dân mua trái phiếu của FPT.
D. FPT bán cổ phiếu cho công chúng và sử dụng doanh thu để xây dựng một nhà máy mới.
-
Câu 24:
Khoản mục nào dưới đây không thuộc M1:
A. Tiền mặt ngoài ngân hàng.
B. Tiền gửi không thời hạn.
C. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
D. Séc cá nhân.
-
Câu 25:
Lượng tiền M1 xấp xỉ bằng lượng tiền mặt được giữ bởi:
A. Người dân.
B. Người dân và tiền gửi có thể rút theo nhu cầu.
C. Người dân và dự trữ của các ngân hàng.
D. Người dân và các khoản ngân hàng cho vay.
-
Câu 26:
Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, nếu một ngân hàng nhận 500 nghìn đồng tiền mới gửi thì:
A. Bên có của ngân hàng sẽ tăng 500 nghìn đồng.
B. Bên nợ của ngân hàng sẽ tăng 500 nghìn đồng.
C. Khoản tiền ngân hàng cho vay sẽ vẫn bằng không.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 27:
Cở sở tiền tệ bằng:
A. Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với dự trữ của các ngân hàng.
B. Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng.
C. M1.
D. Tổng tiền gửi ngân hàng.
-
Câu 28:
Khoản mục nào dưới đây được coi là một khoản mục nợ đối với một NHTM?
A. Khoản tiền mà ngân hàng cho các cá nhân vay.
B. Khoản tiền mà ngân hàng cho các ngân hàng khác vay.
C. Trái phiếu mà ngân hàng mua.
D. Tiền gửi tại ngân hàng.
-
Câu 29:
Với giả thiết tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, một ngân hàng nhận được khoản tiền gửi 100 triệu đồng sẽ có thể:
A. Cho vay thêm 500 triệu đồng.
B. Cho vay thêm 100 triệu đồng.
C. Cho vay thêm 80 triệu đồng.
D. Cho vay thêm 20 triệu đồng.
-
Câu 30:
Xét một nền kinh tế không có rò rỉ tiền mặt ngoài ngân hàng. Nếu cung tiền tăng 400 triệu đồng khi NHTW mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ, thì tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM phải là:
A. 40%.
B. 25%.
C. 4%.
D. 2,5%.