1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu chính phủ tăng thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô hình về thị trường vốn vay:
A. Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng
B. Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm
C. Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng
D. Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm
-
Câu 2:
Nếu chính phủ giảm thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô hình về thị trường vốn vay:
A. Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng
B. Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm
C. Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng
D. Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm
-
Câu 3:
Những chính sách nào của chính phủ sẽ làm kinh tế tăng trưởng nhiều nhất:
A. Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ
B. Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, và tăng thâm hụt ngân sách chính phủ
C. Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ
D. Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ
-
Câu 4:
Theo mô hình về đồ thị thị trường vốn vay, tăng thâm hụt ngân sách khiến chính phủ đi vay nhiều hơn sẽ làm
A. Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất
B. Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất
C. Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất
D. Dịch chuyển đường cung vốn sang phải và làm giảm lãi suất
-
Câu 5:
Theo mô hình thị trường vốn vay, giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm:
A. Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất
B. Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất
C. Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất
D. Dịch chuyển đường cung vốn sang phải và làm giảm lãi suất
-
Câu 6:
Trong tài khoản thu nhập quốc dân, những giao dịch nào sau đây được coi là đầu tư?
A. Bạn mua 100 cổ phiếu của FPT
B. Bạn mua một máy tính của FPT cho con bạn để phục vụ việc học hành
C. Công ty FPT xây dựng một nhà máy mới để sản xuất máy tính
D. Bạn ăn một quả táo
-
Câu 7:
Trong tài khoản thu nhập quốc dân, những giao dịch nào sau đây được coi là đầu tư?
A. Bạn dành 10 triệu đồng để mua trái phiếu chính phủ
B. Bạn dành 10 triệu đồng để mua cổ phiếu của FPT
C. Một bảo tàng nghệ thuật mua một bức tranh của Picasso với giá 20 triệu USD
D. Gia đình bạn mua một căn hộ mới xây.
-
Câu 8:
Lãi suất của trái phiếu phụ thuộc vào:
A. Thời hạn
B. Tính rủi ro của trái phiếu
C. Chính sách thuế đối với tiền lãi
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 9:
Nhận định nào dưới đây về tiết kiệm quốc dân là sai?
A. Tiết kiệm quốc dân là tổng số gửi trong các NHTM
B. Tiết kiệm quốc dân là tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ
C. Tiết kiệm quốc dân phản ánh phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình và chi tiêu chính phủ
D. Tiết kiệm quốc dân bằng đầu tư tại trạng thái cân bằng trong một nền kinh tế đóng
-
Câu 10:
Tiết kiệm chính phủ có giá trị bằng
A. Thuế cộng với khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho cá nhân trừ đi mua hàng của chính phủ
B. Thuế trừ đi chi tiêu chính phủ (bao gồm cả chuyển giao thu nhập cho khu vực tư nhân và chi mua hàng hóa và dịch vụ)
C. Thuế cộng với khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho cá nhân cộng với mua hàng của chính phủ
D. Thâm hụt ngân sách của chính phủ
-
Câu 11:
Tiết kiệm tư nhân phụ thuộc vào
A. Thu nhập quốc dân
B. Thuế thu nhập cá nhân
C. Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 12:
Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng (chọn 2 đáp án đúng)
A. Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ
B. Đầu tư + chi tiêu cho tiêu dùng
C. GDP – tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ
D. Cả A và C
-
Câu 13:
Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng
A. Tiết kiệm tư nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ
B. Đầu tư + Tiêu dùng
C. GDP – Tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ
D. Câu 1 và 3 đúng
-
Câu 14:
Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5000; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G = 1000; I = 2160 – 100r. Theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất cân bằng là
A. 5%
B. 8%
C. 10%
D. 0.13%
-
Câu 15:
Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5140; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G = 1000; I = 1716 – 100r. Theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất cân bằng là:
A. 5%
B. 8%
C. 10%
D. 13%
-
Câu 16:
Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng
A. Tiết kiệm tư nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ
B. Đầu tư + Tiêu dùng
C. GDP – Tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ
D. Câu 1 và 3 đúng
-
Câu 17:
Xét một nền kinh tế đóng. Nếu GDP = 2000, C = 1200, T = 200, và G = 400, thì:
A. S = 200, I = 400
B. S = 400, I = 200
C. S = I = 400
D. S = I = 600
-
Câu 18:
Xét một nền kinh tế đóng. Nếu Y = 1000, tiết kiệm bằng 200, T = 100, và G = 200 thì:
A. Tiết kiệm tư nhân bằng 100, C = 700
B. Tiết kiệm tư nhân bằng 300, C = 600
C. Tiết kiệm tư nhân bằng C = 300
D. Không phải các kết quả trên
-
Câu 19:
Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 2000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là 400 tỉ đồng; tiêu dùng là 1200 tỉ đồng và thuế là 500 tỉ đồng. Tiết kiệm chính phủ sẽ là:
A. -100 tỉ đồng
B. -200 tỉ đồng
C. 100 tỉ đồng
D. 200 tỉ đồng
-
Câu 20:
Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 1000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là 200 tỉ đồng ; tiêu dùng là 600 tỉ đồng, thuế là 250 tỉ đồng. Tiết kiệm chính phủ sẽ là:
A. -50 tỉ đồng
B. -100 tỉ đồng
C. 50 tỉ đồng
D. 100 tỉ đồng
-
Câu 21:
Theo mô hình thị trường vốn vay, nếu đường cung vốn vay rất dốc, chính sách nào sau đây có hiệu quả nhất trong việc khuyến khích tiết kiệm và đầu tư?
A. Giảm thuế cho các dự án đầu tư
B. Giảm thâm hụt ngân sách
C. Tăng thâmhụt ngân sách
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 22:
Xét một nền kinh tế đóng. Giả sử chính phủ đồng thời giảm thuế cho đầu tư và miễn thuế đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm trong khi giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Theo mô hình về thị trường vốn vay thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ tăng
B. Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ giảm
C. Cả đầu tư và lãi suất thực tế đều không thay đổi
D. Đầu tư sẽ tăng, nhưng lãi suất thực tế có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi
-
Câu 23:
Giả sử chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân 100 tỉ đồng và giảm chi tiêu 100 tỉ đồng. Theo mô hình về thị trường vốn vay cho một nền kinh tế đóng trong dài hạn, thì trường hợp nào sau đây đúng?
A. Tiết kiệm tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởngnhanh hơn
B. Tiết kiệm giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn
C. Tiết kiệm không đổi và tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng
D. Chưa có đủ thông tin để kết luận về ảnh hưởng đến tiết kiệm
-
Câu 24:
Lực lượng lao động
A. Bao gồm tất cả mọi người có khả năng lao động
B. Không bao gồm những người đang tìm việc
C. Là tổng số người đang có việc và thất nghiệp
D. Không bao gồm những người tạm thời mất việc
-
Câu 25:
Lực lượng lao động:
A. Bao gồm những người trưởng thành có khả năng lao động
B. Không bao gồm những người đang tìm việc
C. Bao gồm những người trưởng thành có nhu cầu làm việc
D. Chỉ bao gồm những đang làm việc
-
Câu 26:
Mức thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường phải chịu là:
A. Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả
B. Thất nghiệp tạm thời
C. Thất nghiệp chu kỳ
D. Thất nghiệp tự nhiên
-
Câu 27:
Theo các nhà thống kê lao động, khi người vợ quyết định ở nhà để chăm sóc gia đình thì cô ta được coi là:
A. Thất nghiệp
B. Có việc làm
C. Không nằm trong lực lượng lao động
D. Công nhân thất vọng
-
Câu 28:
Sự kiện nào sau đây làm tăng số người thất nghiệp trong nền kinh tế?
A. Một phụ nữ bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình
B. Một công nhân bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật lao động
C. Một người được nghỉ hưu theo chế độ
D. Một người ngừng tìm việc do nhận thấy không có cơ hội tìm được việc
-
Câu 29:
Sự kiện nào sau đây làm giảm số người thất nghiệp trong nền kinh tế?
A. Một công nhân bị sa thải
B. Một nhân viên vừa được nghỉ hưu theo chế độ
C. Một sinh viên mới ra trường tìm được việc làm ngay
D. Một người đã tìm việc trong 4 tháng qua và vừa quyết định thôi không tìm việc nữa để theo học một lớp đào tạo nghề
-
Câu 30:
Tỉ lệ thất nghiệp được định nghĩa là:
A. Số người thất nghiệp chia cho số người có việc
B. Số người có việc chia cho dân số của nước đó
C. Số người thất nghiệp chia cho dân số của nước đó
D. Số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động