1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều nào dưới đây không gây ra sự dịch chuyển sang phải của tổng cầu?
A. Giảm trong giá cả.
B. Tăng trong cầu đầu tư.
C. Tăng trong chi tiêu đầu tư.
D. Giảm trong nhập khẩu.
-
Câu 2:
Trong mô hình AS – LM, một sự tăng lên trong mức giá sẽ:
A. Tăng khuynh hướng tiêu dùng biên.
B. Tăng mức độ của số nhân.
C. Giảm mức độ của số nhân.
D. Không ảnh hưởng đến mức độ số nhân.
-
Câu 3:
Một sự tăng lên trong tổng mức chi tiêu (AE) sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang:
A. Bên phải một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu.
B. Bên phải một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
C. Bên trái một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu.
D. Bên trái một lượng bằng mức tăng trong tổng chi tiêu nhân với số nhân.
-
Câu 4:
Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa:
A. Mức giá và mức sản lượng nội địa được mua.
B. Mức giá và mức sản lượng nội địa được sản xuất.
C. Mức giá mà người sản xuất sẳn sàng chấp nhận và mức giá mà người tiêu dùng sẳn sàng thanh toán.
D. Mức sản lượng nội địa dự kiến và mức sản lượng nội địa thực tế được sản xuất.
-
Câu 5:
Nếu quốc hội thông qua một đạo luật kiểm soát mạnh mẽ hơn nữa ô nhiễm khí thải của các hộ kinh doanh. Khi đó sự kiện này giống như:
A. Tăng chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cung sang phải.
B. Tăng chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
C. Tăng chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cầu sang trái.
D. Giảm chi phí sản xuất đơn vị và dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
-
Câu 6:
Việc tăng thuế kinh doanh hay thuế doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng:
A. Giảm tổng cầu nhưng không thay đổi trong tổng cung.
B. Giảm tổng cung nhưng không thay đổi trong tổng cầu.
C. Giảm tổng cầu và giảm tổng cung.
D. Giảm tổng cung và tăng tổng cầu.
-
Câu 7:
Nếu sản lượng nội địa thực tế ở mức thấp hơn sản lượng nội địa thực tế cân bằng, những nhà sản xuất sẽ thấy:
A. Hàng tồn kho đang giảm và họ mở rộng sản xuất.
B. Hàng tồn kho đang tăng và họ mở rộng sản xuất.
C. Hàng tồn kho đang giảm và họ thu hẹp sản xuất.
D. Hàng tồn kho đang tăng và họ thu hẹp sản xuất.
-
Câu 8:
Mối quan hệ nghịch biến giữa GNP và lãi suất là dựa theo:
A. Đường tổng cầu.
B. Đường tổng cung.
C. Cả hai đường.
D. Không phải đường tổng cung lẫn tổng cầu.
-
Câu 9:
Nếu chính phủ muốn tăng mức GDP thực của mình thì có thể phải giảm:
A. Thuế.
B. Việc mua các hàng hóa dịch vụ.
C. Các thanh toán chuyển giao.
D. Quy mô thâm hụt ngân sách.
-
Câu 10:
Kết hợp chính sách tài khóa nào thể hiện rõ nhất chính sách tài khóa “thắt chặt” chống lạm phát?
A. Tăng trong chi tiêu chính phủ và thuế.
B. Giảm trong chi tiêu chính phủ và thuế.
C. Tăng trong chi tiêu chính phủ và giảm thuế.
D. Giảm trong chi tiêu chính phủ và tăng thuế.
-
Câu 11:
Cách nào tạo ra sự mở rộng kinh tế nhiều hơn khi chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách?
A. Vay mượn tiền trên thị trường tiền tệ.
B. Giảm chi tiêu chính phủ.
C. Tạo tiền mới.
D. Tăng thuế.
-
Câu 12:
Phương thức nào kiềm chế lạm phát tốt nhất khi sử dụng các quỹ từ thặng dư ngân sách?
A. Cắt giảm thuế suất.
B. Giữ lại các quỹ.
C. Sử dụng các quỹ để thanh toán những khoản nợ còn chưa trả của chính phủ.
D. Tăng chi tiêu chính phủ cho các chương trình xã hội.
-
Câu 13:
Nếu ngân sách ở trạng thái toàn dụng nhân công có mức thâm hụt là 200 tỉ đồng và ngân sách trên thực tế cho thấy một thâm hụt là 250 tỉ đồng có thể coi đây là:
A. Có thâm hụt cơ cấu nhưng không có thâm hụt chu kì.
B. Có thâm hụt chu kì nhưng không có thâm hụt cơ cấu.
C. Không có thâm hụt cơ cấu cũng như thâm hụt chu kì.
D. Có cả thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kì.
-
Câu 14:
Khi thâm hụt ngân sách trong thực tế lớn hơn mức thâm hụt toàn dụng nhân công, khi đó ta nói:
A. Chính sách tài khóa chủ động này là thắt chặt.
B. Nền kinh tế ở mức thấp hơn mức toàn dụng nhân công.
C. Hệ thống thuế đối với nền kinh tế là lũy thoái.
D. Thâm hụt cơ cấu đã tăng lên.
-
Câu 15:
Chính sách tài khóa trọng cung nói chung được ban hành thông qua:
A. Giảm trong thuế suất.
B. Giảm trong chi tiêu đầu tư.
C. Giảm trong chi tiêu chính phủ.
D. Giảm trong cơ chế bình ổn tự động.
-
Câu 16:
Tại bất kì một năm cho trước, mức thâm hụt việc làm bằng với:
A. Thâm hụt cơ cấu.
B. Thâm hụt chu kì.
C. Thâm hụt thực tế.
D. Ngân sách việc làm là zero.
-
Câu 17:
Một ngân hàng thương mại có dự trữ thực tế là 9000, tài khoản nợ là 30000, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Dự trữ dư thừa của ngân hàng này là:
A. 3000
B. 6000
C. 7500
D. 9000
-
Câu 18:
Lý do chủ yếu của việc các ngân hàng thương mại phải để dự trữ bắt buộc dưới dạng khoản gửi tại ngân hàng Trung ương là:
A. Bảo vệ khoản gửi trong ngân hàng không bị lỗ.
B. Cung cấp phương tiện kiểm soát việc rút tiền từ ngân hàng thương mại này và những khoản gửi vào các ngân hàng được chọn khác.
C. Bổ sung tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại và bảo vệ chúng chống lại hiện tượng tháo chạy khỏi ngân hàng (bank run).
D. Cung cấp cho ngân hàng Trung ương phương tiện kiểm soát khả năng cho vay của ngân hàng thương mại đó.
-
Câu 19:
Việc bán trái phiếu của các ngân hàng thương mại giống với việc:
A. Tạo ra các món nợ bởi các ngân hàng vì cả hai hoạt động này làm tăng cung tiền.
B. Tạo ra các món nợ bởi các ngân hàng vì cả hai hoạt động này làm giảm cung tiền.
C. Hoàn lại các món nợ cho các ngân hàng vì cả hai hoạt động này làm tăng cung tiền.
D. Hoàn lại các món nợ cho các ngân hàng vì cả hai hoạt động này làm giảm cung tiền.
-
Câu 20:
Việc giảm dự trữ dư thừa gây ra:
A. Tăng lãi suất và số lượng tín dụng.
B. Tăng lãi suất và giảm số lượng tín dụng.
C. Giảm lãi suất và số lượng tín dụng.
D. Giảm lãi suất và giảm số lượng tín dụng.
-
Câu 21:
Nếu ngân hàng Trung ương cố gắng làm giảm tỉ lệ thất nghiệp thì nó phải:
A. Mua chứng khoán từ các ngân hàng và những người bán.
B. Tăng lãi suất chiết khấu.
C. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
D. Theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.
-
Câu 22:
Sự lấn áp đầu tư xảy ra khi:
A. Khi ngân hàng Trung ương tiền tệ hóa các khoản nợ.
B. Kết quả của việc tăng lãi suất do chính phủ vay nợ.
C. Việc bị thua lỗ trong các dự án của hộ gia đình và tổ chức kinh doanh do ngân hàng Trung ương theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.
D. Xảy ra khi lãi suất chiết khấu bị hạ thấp.
-
Câu 23:
Nếu kì vọng của các nhà đầu tư về tương lai là tích cực và làm tăng đầu tư ở mọi mức lãi suất thì:
A. Đường IS dịch chuyển lên phía trên.
B. Đường IS dịch chuyển xuống phía dưới.
C. Đường LM dịch chuyển lên phía trên.
D. Đường LM dịch chuyển xuống phía dưới.
-
Câu 24:
Trong mô hình IS – LM, đường IS thể hiện sự cân bằng trên thị trường hàng hóa còn đường LM thể hiện sự cân bằng trên thị trường tiền tệ ở các mức lãi suất (i) và thu nhập (Y). Nếu phương trình cầu về tiền giao dịch và dự phòng được cho là L bằng 0,25Y và cung tiền tăng 8 tỉ đồng, thì:
A. IS dịch chuyển sang trái khoảng 8 tỉ.
B. LM dịch chuyển sang phải khoảng 8 tỉ.
C. IS dịch chuyển sang phải khoảng 2 tỉ.
D. LM dịch chuyển sang phải khoảng 32 tỉ.
-
Câu 25:
Nếu lạm phát thấp hơn lạm phát kì vọng, khi đó thất nghiệp dường như:
A. Tăng vì đòi hỏi tiền lương thường vượt mức tiền lương giữ chỗ hay lương chân trong chân ngoài.
B. Tăng vì đòi hỏi tiền lương thường bên dưới tiền lương giữ chỗ hay lương chân trong chân ngoài.
C. Giảm vì đòi hỏi tiền lương thường vượt mức tiền lương giữ chỗ hay lương chân trong chân ngoài.
D. Giảm vì đòi hỏi tiền lương thường bên dưới tiền lương giữ chỗ hay lương chân trong chân ngoài.
-
Câu 26:
Khi mức tăng lạm phát được dự kiến đúng thì:
A. Tỉ lệ thất nghiệp tăng.
B. Thất nghiệp ở mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
C. Tỉ lệ thất nghiệp giảm.
D. Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm.
-
Câu 27:
Giả sử thất nghiệp ở mức độ cao. Điều nào dưới đây có thể làm cho những nhà hoạch định chính sách ít nghĩ đến việc mở rộng tổng cầu?
A. Đường Phillips ngắn hạn rất dốc.
B. Thăm dò dư luận cho thấy cử tri rất lo lắng về việc làm của họ.
C. Nghiên cứu cho thấy rằng người dân thay đổi kì vọng về lạm phát của họ rất chậm.
D. Lạm phát ở mức thấp nhất trong 4 thập kỉ qua.
-
Câu 28:
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có thể giảm bởi:
A. Chỉ số hóa giá cả.
B. Sự vận hành tốt của chính sách tài khóa và tiền tệ.
C. Chính sách đào tạo nghề.
D. Thâm hụt ngân sách được thanh toán.
-
Câu 29:
Một nền kinh tế phát triển có tỉ lệ lực lượng lao động trong ngành chế tạo giảm xuống, điều này cho thấy rằng:
A. Chuyển giao những công việc trong ngành chế tạo sang nước khác.
B. Nhu cấu về bảo hộ thuế quan lớn hơn.
C. Sự đình trệ trong việc bán sản phẩm hàng hóa của ngành chế tạo.
D. Tăng năng suất nhanh trong ngành chế tạo.
-
Câu 30:
Điều nào có thể không phải là trở ngại cho sự tăng trưởng ở các nước chậm phát triển?
A. Thiếu thông tin về vốn.
B. Thiếu hụt trong nghiên cứu và phát triển.
C. Thiếu đầu tư nước ngoài.
D. Thiếu sự kiểm soát của chính phủ đối với công việc kinh doanh.