290+ câu trắc nghiệm môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 300 câu trắc nghiệm Chủ nghĩa xã hội khoa học - có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn "Thi Thử" để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Định nghĩa về giai cấp được Lênin trình bày lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Một bước tiến, hai bước lùi.
B. Làm gì?
C. Sáng kiến vĩ đại.
D. Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết
-
Câu 2:
Tìm ra định nghĩa đúng nhất về giai cấp công nhân:
A. Là giai cấp bị thống trị.
B. Là giai cấp lao động trong nền sản xuất công nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại của xã hội.
C. Là giai cấp đông đảo trong dân cư.
D. Là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất
-
Câu 3:
Điều kiện để một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới có thể chuyển biến thành cách mạng vô sản:
A. Có sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân.
B. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, chuẩn bị nhứng điều kiện thực hiện chuyên chính vô sản.
C. Liên minh công nông được giữ vững và phát triển
D. Cả a, b và c
-
Câu 4:
Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội là:
A. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
C. Cơ sở kinh tế và thể chế nhà nước.
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Cơ cấu xã hội nào có vai trò quan trọng nhất:
A. Cơ cấu nghề nghiệp
B. Cơ cấu dân cư
C. Cơ cấu dân tộc
D. Cơ cấu giai cấp
-
Câu 6:
Khái niệm nào trong sau đây được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trong một lãnh thổ nhất định, có chung mối liên hệ về kinh tế, ngôn ngữ và một nền văn hoá?
A. Bộ lạc
B. Dân tộc
C. Quốc gia
D. Bộ tộc
-
Câu 7:
Vì sao giai cấp nông dân không thể lãnh đạo được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa? (chọn 1 phương án đúng)
A. Họ đông nhưng không mạnh.
B. Họ không có chính đảng.
C. Họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
D. Cả a và b.
-
Câu 8:
Đặc trưng nào trong số các đặc trưng sau được coi là đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân nói chung?
A. Không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động.
B. Họ lao động trong nền công nghiệp có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
C. Bị giai cấp tư sản bóc lột
D. Cả ba đều sai
-
Câu 9:
Ai là tác giả của câu nói: “Chủ nghĩa xã hội hay là chết”.
A. V.I. Lênin
B. Phiđen Castrô
C. Hồ Chí Minh
D. Đặng Tiểu Bình
-
Câu 10:
Câu nói “ Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho cách mạng vô sản” là của:
A. Các Mác
B. Ăngghen
C. V.I Lênin
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 11:
Tác phẩm nào được Lênin coi là cuốn bách khoa toàn thư thực sự của chủ nghĩa cộng sản?
A. Sự khốn cùng của triết học
B. Chống Đuy rinh
C. Đấu tranh giai cấp ở Pháp
D. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
-
Câu 12:
Phát hiện ra sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp là công lao của:
A. Các Mác
B. Ph.Ăng ghen
C. V.I. Lênin
D. Các nhà sử học tư sản trước Mác
-
Câu 13:
Câu nói : “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là người xây dựng chủ nghĩa xã hội" là của ai.
A. Ph. Ăng ghen.
B. V.I. Lênin
C. Hồ Chí Minh
D. Stalin.
-
Câu 14:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, v.v. để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
A. Đúng
B. Chưa hoàn toàn đúng
C. Sai
D. Có ý sai
-
Câu 15:
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Do sự phát triển của giai cấp công nhân
D. Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động
-
Câu 16:
Tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa có mấy giai đoạn?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
-
Câu 17:
Điều kiện chủ quan có vai trò quyết định nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
C. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt khi nó đã có đảng tiên phong lãnh đạo.
D. Giai cấp công nhân liên minh được với giai cấp công nhân nông dân
-
Câu 18:
Công xã Pari ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 22.6.1848
B. 18.3.1871
C. 4.9.1870
D. 28.5.1871
-
Câu 19:
Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:
A. Giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức.
C. Giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức, giai cấp nông dân, tiểu tư sản.
-
Câu 20:
Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
A. C. Mác
B. Ph.Ăngghen
C. C.Mác và Ph.Ăngghen
D. V. I. Lênin
-
Câu 21:
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo.
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân
C. Tầng lớp trí thức
D. Giai cấp nông dân
-
Câu 22:
Cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp tư sản
C. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
-
Câu 23:
Điều kiện để thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Đảng cộng sản giữ vững vai trò lãnh đạo
B. Liên minh công nông được củng cố và tăng cường
C. Chính quyền của công nhân và nông dân được thiết lập chuyển lê làm nhiệm vụ của CCVS.
D. Cả a, b và c
-
Câu 24:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, giai cấp nông dân
-
Câu 25:
Mục tiêu của giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Xóa bỏ bóc lột đem lại đời sống ấm no cho nhân dân
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 26:
Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là?
A. Giành chính quyền
B. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
C. Đánh đổ chủ nghĩa tư bản
D. Cả a, b và c.
-
Câu 27:
Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Xoá bỏ chế độ tư hữu
B. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
C. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân
D. Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa
-
Câu 28:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên nổ ra và thắng lợi ở đâu?
A. Pháp
B. Việt Nam
C. Nga
D. Trung Quốc
-
Câu 29:
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới khác nhau ở điểm nào?
A. Đối tượng của cách mạng.
B. Lực lượng tham gia.
C. Lực lượng lãnh đạo.
D. Cả a, b, c
-
Câu 30:
Động lực cơ bản, chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp tư sản.
D. Cả a,b,c